Pháp luật của Nhật Bản về phòng, chống thiên tai

Phát triển khung pháp lý vững chắc để đối phó với thiên tai

Nhật Bản là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, thường xuyên phải đối mặt với động đất, sóng thần, bão lũ, núi lửa và lụt lội do vị trí địa lý nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương. Trong nhiều thế kỷ, để đối phó với thực tế này, Nhật Bản đã xây dựng và phát triển khuôn khổ pháp lý tập trung vào công tác chuẩn bị, phòng ngừa và khắc phục trước thảm họa, giúp đất nước có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Luật Cơ bản về quản lý thiên tai (1961)

Hệ thống pháp luật về quản lý thảm họa của Nhật Bản ra đời sau cơn bão Ise Bay tàn khốc năm 1959, thúc đẩy Chính phủ thể chế hóa các chiến lược ứng phó với thiên tai. Kết quả là Luật Cơ bản về quản trị thiên tai ra đời năm 1961, trở thành trụ cột cho khuôn khổ pháp luật về đối phó với thảm họa của đất nước mặt trời mọc.

Luật quy định vai trò của các cơ quan nhà nước trong phòng ngừa thiên tai và biện pháp xử lý khi thiên tai xảy ra. Theo Điều 2, "mọi thiệt hại do bão, lốc xoáy, mưa lũ, tuyết rơi dày, lũ lụt, sạt lở, động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, sạt lở đất và các hiện tượng thiên nhiên bất thường khác, hoặc các hiện tượng cháy nổ quy mô lớn…” là đối tượng điều chỉnh của luật. Ở cấp Trung ương, chính quyền đã thành lập Hội đồng Quốc gia về quản trị thiên tai thuộc Văn phòng Nội các. Cơ quan này gồm người đứng đầu là Thủ tướng, tất cả các thành viên Nội các, người đứng đầu các cơ quan nhà nước lớn và một số nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan. Ngoài việc xây dựng kế hoạch quản trị thảm họa, Hội đồng còn chịu trách nhiệm cung cấp các báo cáo và đề xuất với Thủ tướng về các vấn đề liên quan đến quản trị thảm họa. Trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai, Hội đồng có nhiệm vụ đưa ra các biện pháp khắc phục khẩn cấp. Các thể chế tương tự cũng được thiết lập ở chính quyền địa phương

Hội đồng chịu trách nhiệm phối hợp công tác quản trị thảm họa ở mọi cấp chính quyền. Luật vạch ra hướng tiếp cận 3 giai đoạn quản lý thảm họa là: phòng ngừa và chuẩn bị; ứng phó khẩn cấp; và phục hồi, tái thiết. Điều này bảo đảm rằng hệ thống bao gồm mọi khía cạnh của công tác quản trị thảm họa, từ giảm thiểu đến phục hồi...

Luật Thúc đẩy gia cố chống động đất cho các tòa nhà (1995)

Nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, Nhật Bản thường xuyên phải đối mặt với các trận động đất và núi lửa hoạt động mạnh. Do đó, Luật Thúc đẩy gia cố chống động đất cho các tòa nhà, được thông qua vào năm 1995, là phản ứng trực tiếp đối với trận động đất Hanshin thảm khốc xảy ra ở Kobe cùng năm. Thảm họa này khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, đồng thời bộc lộ những điểm yếu trong kết cấu hạ tầng của Nhật Bản, đặc biệt là ở các tòa nhà cũ.

greece-athens-acropolis-evening-view-2.jpg
Nguồn: ITN

Luật yêu cầu cải tạo các tòa nhà cũ để đáp ứng các tiêu chuẩn chống động đất hiện đại. Chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp các ưu đãi tài chính, khấu trừ thuế và trợ cấp để khuyến khích chủ sở hữu tòa nhà tuân thủ quy định. Trường học, bệnh viện và các tòa nhà khác có đông dân cư được ưu tiên trong các dự án cải tạo...

Luật Tiêu chuẩn xây dựng (1950)

Luật Tiêu chuẩn xây dựng, ban đầu được ban hành vào năm 1950, đã trải qua một số lần sửa đổi để cải thiện khả năng phục hồi của các tòa nhà trước thảm họa thiên nhiên. Luật thiết lập các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với việc xây dựng tòa nhà để giảm thiểu thiệt hại do động đất, sóng thần và các mối nguy hiểm tự nhiên khác. Theo đó, các tòa nhà được yêu cầu sử dụng vật liệu và thiết kế có thể chịu được hoạt động địa chấn, như có thể “uốn cong” thay vì gãy trong động đất, giúp giảm nguy cơ sụp đổ.

Sau mỗi thảm họa lớn, chẳng hạn như trận động đất lớn ở Đông Bắc Nhật Bản năm 2011, luật được sửa đổi để tăng cường các quy định về xây dựng. Những bản cập nhật mới kết hợp các bài học kinh nghiệm từ mỗi thảm họa. Luật cũng đưa ra các quy định phân vùng, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị lũ lụt và nhạy cảm với động đất, bảo đảm rằng các tòa nhà được xây dựng có tính đến rủi ro thiên tai.

Luật Về các biện pháp đặc biệt đối với núi lửa đang hoạt động (1973)

Luật này được thông qua vào năm 1973, nhằm giảm thiểu các mối nguy hiểm do núi lửa phun trào. Luật tập trung đưa ra các quy định nhằm tăng cường giám sát hoạt động của núi lửa, đồng thời bảo đảm an toàn cho cư dân sống gần các khu vực có nguy cơ cao.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ hoạt động của núi lửa và đưa ra cảnh báo khi các vụ phun trào sắp xảy ra. Chính quyền địa phương ở các khu vực có núi lửa được yêu cầu lập kế hoạch sơ tán chi tiết, đồng thời duy trì các tuyến đường an toàn đến nơi trú ẩn. Luật yêu cầu lập bản đồ cảnh báo nguy hiểm, chỉ ra các khu vực có nguy cơ xảy ra dòng dung nham, dòng chảy pyroclastic hay bụi tro, được cập nhật thường xuyên và chia sẻ với công chúng.

Luật Kiểm soát lũ lụt (1949)

Bão thường xuyên kèm mưa lớn gây ra nguy cơ lũ lụt đáng kể ở Nhật Bản. Để giải quyết những thách thức này, Nhật Bản đã thông qua Luật Kiểm soát lũ lụt năm 1949 nhằm bảo vệ các khu vực thành thị và nông thôn khỏi sự tàn phá do lũ lụt gây ra thông qua việc quản lý nước và quản lý sông toàn diện.

Theo luật, Chính phủ tập trung đầu tư vào việc xây dựng bờ kè, đê, đập để kiểm soát dòng chảy của sông, cũng như ngăn ngừa lũ lụt. Ngoài ra, luật còn yêu cầu chính quyền địa phương phải lập và công bố các bản đồ rủi ro, trong đó cung cấp thông tin về các khu vực dễ xảy ra lũ lụt, cho phép người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa và sơ tán khi cần thiết.

Thực tế, Nhật Bản đã phát triển một trong những hệ thống cảnh báo sớm tiên tiến nhất về lũ lụt và bão. Những cảnh báo đó được phát qua điện thoại di động, tivi và radio.

Luật Đối phó với sóng thần (2011)

Luật này được thông qua sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Đông Bắc Nhật Bản năm 2011, tập trung vào việc tăng cường khả năng bảo vệ các khu vực ven biển khỏi sóng thần thông qua các biện pháp có cấu trúc và phi cấu trúc.

Cụ thể, luật chỉ định một số khu vực ven biển là “Khu vực bảo vệ trước sóng thần”, nơi các quy tắc xây dựng và giao thức chuẩn bị ứng phó thảm họa nghiêm ngặt hơn được thực thi. Ngoài ra, chính quyền địa phương được yêu cầu thiết lập các tuyến đường sơ tán sóng thần và xây dựng nơi trú ẩn trên vùng đất cao hơn. Bên cạnh đó, luật cũng yêu cầu chính quyền lập bản đồ nguy cơ sóng thần, nêu chi tiết các khu vực có thể bị sóng thần nhấn chìm, cung cấp thông tin quan trọng cho cư dân ở các vùng ven biển.

Luật Thúc đẩy phòng ngừa thảm họa bùn ở các khu vực cụ thể (2000)

Địa hình đồi núi và mưa lớn thường xuyên khiến lở đất và lũ bùn trở thành thách thức nghiêm trọng. Vì vậy, luật trên được thông qua vào năm 2000 để giảm thiểu các nguy cơ. Luật yêu cầu phải lập kế hoạch sơ tán tại địa phương để bảo đảm người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi các khu vực dễ xảy ra lở đất trong trường hợp mưa lớn. Luật cũng khuyến khích Nhật Bản phát triển các hệ thống tiên tiến để dự đoán lở đất và lũ bùn, phát cảnh báo khi điều kiện trở nên nguy hiểm. Văn bản pháp lý này đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa mất mát về người và tài sản ở các vùng núi, nơi lở đất có thể xảy ra đột ngột.

Nghị viện thế giới

skynews.com.au
Nghị viện thế giới

Australia: Chủ động phòng ngừa, phản ứng nhanh nhạy, trừng phạt mạnh tay

Bảo vệ trẻ em khỏi tác hại trực tuyến đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ các nước trên thế giới. Trong số các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, Australia nổi bật với vai trò tiên phong, thiết lập mô hình bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo lực trực tuyến. Với Luật An toàn trực tuyến 2021 và các sáng kiến chủ động, Australia đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý và chiến lược mạnh mẽ để bảo vệ người dùng trẻ trong không gian kỹ thuật số.

Tấm khiên pháp lý liên tục được hoàn thiện
Nghị viện thế giới

Tấm khiên pháp lý liên tục được hoàn thiện

Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tội phạm mua bán người. Quốc gia này đóng vai trò là cả nước nguồn, nước trung chuyển và nước đích đến đối với nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị mua bán nhằm mục đích cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục. Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, Thái Lan đã chú trọng xây dựng các khuôn khổ pháp lý và thành lập các cơ quan để trấn áp loại hình tội phạm này.

image_sapo
Quốc tế

Bài 3: Trách nhiệm và quyền lực

Cùng với Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Duma Quốc gia, với tư cách là Hạ viện của Quốc hội Liên bang Nga, được trao quyền lực đồng thời cũng là trách nhiệm quan trọng trong việc định hình khuôn khổ lập pháp của đất nước cũng như bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp.

Thông tin cơ bản về Hội nghị Nghị sỹ Trẻ toàn cầu
Infographic

Thông tin cơ bản về Hội nghị Nghị sỹ Trẻ toàn cầu

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu dự kiến diễn ra từ 14 - 17.9, tại Thủ đô Hà Nội, do Quốc hội Việt Nam và Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) phối hợp tổ chức với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo". Dưới đây là một số thông tin cơ bản.

Quốc hội lưỡng viện của Philippines
Quốc tế

Quốc hội lưỡng viện của Philippines

Sau không ít lần thay đổi từ một viện sang hai viện và ngược lại theo Hiến pháp của từng thời kỳ lịch sử, hệ thống lưỡng viện của Philippines gồm Thượng viện và Hạ viện đã tồn tại hơn 20 năm qua và ngày càng phát huy hiệu quả.

Bài 3: Tăng hình phạt đối với hành vi đưa hối lộ
Nghị viện thế giới

Bài 3: Tăng hình phạt đối với hành vi đưa hối lộ

Vào cuối năm 2021, các cơ quan thực thi chống tham nhũng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định nhằm áp dụng hình phạt nặng hơn đối với hành vi đưa hối lộ. Các hình phạt này bao gồm hệ thống danh sách đen hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của những đối tượng đưa hối lộ, cũng như giám sát của bên thứ ba đối với các công ty và cá nhân bị điều tra về hành vi tham nhũng. Những quy định đó đánh dấu sự thay đổi trong môi trường thực thi chống tham nhũng ở Trung Quốc, vốn nhiều năm qua chủ yếu tập trung vào người nhận hối lộ.

Bài 2: Luật mới về thanh tra chống tham nhũng
Nghị viện thế giới

Bài 2: Luật mới về thanh tra chống tham nhũng

Mới đây, Trung Quốc đã thông qua "Luật Thanh tra chống tham nhũng", trong đó xác định tư cách của cán bộ thuộc các ủy ban chống tham nhũng. Cụ thể, luật về các cơ quan giám sát này được đưa ra tại Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) lần thứ 13 vào cuối tháng 8.2021 và có hiệu lực đầu năm 2022. Việc đưa luật vào cuộc sống là bước quan trọng nữa mà giới lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy nhằm hướng tới hệ thống thống nhất các cơ quan chức năng chống tham nhũng.

image_sapo
Nghị viện thế giới

Bài 1: Kiểm tra, giám sát kỷ luật trở thành một ngành học

Trong thời gian qua, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã thành lập các cơ sở đào tạo hoặc viện nghiên cứu về thanh tra kỷ luật, các chuyên gia tin rằng sẽ giúp đào tạo nhân tài cho nỗ lực chống tham nhũng mạnh mẽ của đất nước. Theo Global Times, ấn bản mới của danh mục môn học giáo dục sau đại học đã được phát hành vào tháng 9, trong đó kiểm tra, giám sát kỷ luật đã được thêm và trở thành môn học quan trọng bậc nhất trong chuyên ngành luật.

Tìm hiểu về điều chỉnh biên giới carbon
Quốc tế

Tìm hiểu về điều chỉnh biên giới carbon

Điều chỉnh biên giới carbon được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm điều chỉnh carbon biên giới hoặc điều chỉnh thuế biên giới, nhưng tất cả đều nhằm đạt được những mục tiêu giống nhau. Đó là giải quyết sự khác biệt trong chính sách khí hậu trong nước và cường độ phát thải do sản xuất, giữa các đối tác thương mại.

Hỗ trợ sản xuất trong nước và chống biến đổi khí hậu
Quốc tế

Hỗ trợ sản xuất trong nước và chống biến đổi khí hậu

Ngày 8.6.2022, Thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon Whitehouse đã giới thiệu dự thảo Luật Cạnh tranh sạch (Clean Competition Act) nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh cho các công ty Mỹ trên thị trường quốc tế và giải quyết các nguồn phát thải khí nhà kính làm nóng lên toàn cầu, bằng cách tạo ra một cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Được biết, đạo luật cũng được các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Brian Schatz và Martin Heinrich đồng bảo trợ.

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới
Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới

Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Tòa án chống tham nhũng đặc biệt ở Madagascar
Tin Quốc tế

Tòa án chống tham nhũng đặc biệt ở Madagascar

Tháng 6.2018, nhờ sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế từ việc phát triển dự án đến cung cấp thiết bị và đào tạo thẩm phán, Chính phủ Madagascar đã thành lập tòa án chống tham nhũng mới độc lập và minh bạch hơn đặt tên là Pôles Anti-Corruption (PAC).
Hệ thống tòa án chống tham nhũng chuyên biệt ở Zimbabwe
Tin Quốc tế

Hệ thống tòa án chống tham nhũng chuyên biệt ở Zimbabwe

Tham nhũng ở Zimbabwe, cũng như ở nhiều quốc gia khác, vừa là vấn nạn mang tính đặc hữu vừa là vấn đề mang tính thể chế. Bao gồm cả tham nhũng vặt và tham nhũng chính trị, đây là một trong những thách thức phát triển lớn mà quốc gia này phải đối mặt. Trong nỗ lực tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, kể từ năm 2018, Chính phủ Zimbabwe đã thành lập một loạt tòa án chống tham nhũng chuyên biệt. Đây được coi là một bước tiến tích cực trong việc xét xử các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các tòa án này.
Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"
Giúp việc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Kho tàng tri thức của nghị sĩ
Tổ chức

Kho tàng tri thức của nghị sĩ

Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Ra đời trong chiến tranh
Tổ chức

Ra đời trong chiến tranh

Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.