Philippines kêu gọi trở lại với tuần làm việc 4 ngày

​​​​​​​Mới đây, nhà kinh tế trưởng của Philippines đã kêu gọi thực hiện tuần làm việc ngắn hơn, bắt đầu từ các nhân viên Chính phủ, để tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ngày càng trở nên đắt đỏ.

Philippines muốn trở lại với tuần làm việc 4 ngày để tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu thế giới đang tăng mạnh
Philippines muốn trở lại với tuần làm việc 4 ngày để tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu thế giới đang tăng mạnh

Hôm 17.3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch kinh tế - xã hội Karl Kendrick Chua đã trình bày với Tổng thống Duterte rằng, trong bối cảnh giá dầu toàn cầu tăng vọt hiện nay, một cách để tiết kiệm năng lượng và chi phí lương thực cho người lao động là chuyển sang tuần làm việc 4 ngày. Ông nói: “Mỗi người Philippines vẫn sẽ làm việc 40 giờ mỗi tuần. Nhưng thay vì 5 ngày, họ sẽ chỉ phải làm việc 4 ngày. Thay vì 8 giờ mỗi ngày, sẽ là 10 giờ một ngày”.

Theo Bộ trưởng, Philippines từng thực hiện tuần làm việc 4 ngày vào năm 1990 khi cuộc chiến tranh vùng Vịnh diễn ra, và vào năm 2008 khi giá dầu cũng tăng đột biến. Hiệu quả của chính sách này khi đó đã tạo ra một khoản tiết kiệm lớn cho đất nước, do nhân viên Chính phủ chỉ phải lái xe hoặc đi phương tiện công cộng 4 lần một tuần thay vì 5 lần.

Khi cấp độ cảnh báo đối phó với đại dịch Covid-19 giờ chỉ ở mức thấp nhất ở vùng đô thị Manila và nhiều khu vực khác, các cơ quan chính phủ của Philippines đã hoạt động trở lại 100% hay hết công suất. Không chỉ ở khu vực công, ông Chua cũng khuyến khích khu vực tư nhân thực hiện động thái tương tự.  

Bộ trưởng cho biết, các quy tắc hiện hành của Ủy ban Dịch vụ Dân sự cho phép sắp xếp công việc thay thế. Cơ quan cá nhân đã có thể thực hiện tuần làm việc 4 ngày, nhưng để thực hiện trong tất cả các cơ quan Chính phủ có thể cần lệnh của Tổng thống hoặc biên bản ghi nhớ. Bộ trưởng Năng lượng Alfonso Cusi ủng hộ ý tưởng tuần làm việc 4 ngày, đồng thời kêu gọi mở rộng các thỏa thuận làm việc tại nhà để giảm số lượng người đi làm. Đề xuất chính sách trên cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nghị sĩ, trong đó có Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson và Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về lao động, việc làm và nhân lực Win Gatchalian.

Ông Lacson phát biểu: "Miễn là những người làm công ăn lương hàng ngày sẽ được bù đắp cho số giờ làm việc kéo dài của họ tương đương với năm ngày, tôi sẽ ủng hộ tuần làm việc 4 ngày để chúng ta có thể tiết kiệm nhiên liệu. Đó là gợi ý hay và chúng ta nên ủng hộ điều đó”. Ông nói thêm, điều này không chỉ tiết kiệm chi phí nhiên liệu mà còn tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian với gia đình.

Trong khi đó, ông Win Gatchalian bên cạnh việc bày tỏ ủng hộ còn tái kêu gọi Bộ Lao động và Việc làm thực hiện đầy đủ Luật Làm việc tại nhà. “Luật Làm việc tại nhà đã có liên quan ngay cả trước khi đại dịch bắt đầu, vì giá nhiên liệu tăng cao là một trong những lý do chính khiến chúng tôi thúc đẩy điều này trở thành luật”, “hiện chúng ta vẫn chưa thấy hồi kết cho các vấn đề về giao thông và giá nhiên liệu cao, và luật này là cách để các ngành điều chỉnh và đối phó”, ông nói.

Theo truyền thông địa phương, Tổng thống Duterte sẽ đưa ra quyết định về đề xuất này vào đầu tuần tới.

Thực tế, ý tưởng tuần làm việc 4 ngày đã được thành phố Iloilo, thuộc vùng Western Visayas thông qua. Thị trưởng Jerry Treñas cho biết, chính sách sẽ được áp dụng cho các nhân viên Chính phủ từ ngày 28.3, để họ có thời gian điều chỉnh lịch trình của mình.

Một nghiên cứu gần đây của hãng phân tích và nghiên cứu tiêu dùng Milieu Insight tiết lộ, 74% người Philippines muốn áp dụng tuần làm việc 4 ngày để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Song họ lo ngại điều này có thể đồng nghĩa với việc trả lương thấp hơn. 39% trong số người được khảo sát cho biết họ không muốn bị cắt giảm lương nếu thực hiện tuần làm việc 4 ngày.

Hiện tại, người dân Philippines trong khu vực công và tư được khuyến khích đi làm trực tiếp ở những vùng cảnh báo Covid-19 thấp để giúp phục hồi nền kinh tế. Năm 2019, Philippines nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tăng trưởng GDP 6,1%, chỉ đứng sau Việt Nam trong số các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 làm tê liệt nền kinh tế nước này khi Chính phủ buộc phải áp đặt một trong những đợt đóng cửa lâu nhất thế giới. Kết quả là nền kinh tế Philippines phải chịu mức suy giảm 9,5% GDP vào năm 2020, mức tồi tệ nhất trong khu vực và là mức thảm nhất trong lịch sử sau chiến tranh. Tuy nhiên, GDP Philippines tăng 5,6% trong năm 2021. 

Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện
Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện

Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 143 (IPU-143) đối với cá nhân tôi hay mỗi thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đều để lại những dư âm khó quên; không chỉ bởi đây là cuộc hội ngộ đầu tiên của những người làm công tác dân cử trên khắp thế giới sau 2 năm phải “xa cách” vì đại dịch; mà còn bởi không khí thẳng thắn, dân chủ của các cuộc họp và sự ấm áp của nước chủ nhà.
Kỳ họp của hy vọng và dân chủ
Liên nghị viện

Kỳ họp của hy vọng và dân chủ

“Tăng cường sự ủng hộ nghị viện toàn cầu vì bình đẳng vaccine trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19” đã trở thành chủ đề nóng và khẩn cấp nhất được Hội đồng Điều hành của IPU-143 (diễn ra từ 26 - 30.11.2021) thông qua, trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể Omicron khiến nhiều quốc gia vốn đã mở cửa buộc phải áp đặt lại các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Trong nhiều thập kỷ qua, đây là lần đầu tiên, một vấn đề khẩn cấp được Hội đồng Điều hành IPU thông qua với tinh thần đồng thuận tuyệt đối và không phải bỏ phiếu.
Tính độc lập làm nên sự khách quan
Liên nghị viện

Tính độc lập làm nên sự khách quan

Thủ tục thành lập ủy ban điều tra của Nghị viện thường khá đơn giản, chủ yếu dựa trên kiến nghị của các nghị sĩ, có thể từ một hoặc một số lượng nghị sĩ nhất định. Kiến nghị của nghị sĩ được thảo luận tại phiên họp toàn thể của nghị viện và Nghị viện sẽ quyết định có thành lập ủy ban đó hay không, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi điều tra đến mức độ nào, chỉ định các thành viên, bầu chủ tịch ủy ban (thông thường là người của đảng đa số trong nghị viện) và xác định kinh phí cho hoạt động của ủy ban.
Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược
Liên nghị viện

Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược

IPU tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao nghị viện, trao quyền cho các nghị viện và nghị sĩ để thúc đẩy hòa bình, dân chủ, bình đẳng và phát triển bền vững trên toàn thế giới. Kể từ khi thành lập, IPU không ngừng nỗ lực vì 8 mục tiêu chiến lược sau:
Đưa nghị trường đến với công chúng
Liên nghị viện

Đưa nghị trường đến với công chúng

Để hoạt động của Nghị viện gần dân, giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cơ quan lập pháp, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Vì thế, Chương trình thông tin công chúng của Nghị viện Singapore đặt mục tiêu chính là giáo dục cho công dân hiểu về tổ chức và hoạt động của Nghị viện bằng nhiều hình thức.
Quy trình lập pháp
Liên nghị viện

Quy trình lập pháp

Hiến pháp của Singapore xác định thẩm quyền lập pháp thuộc về Nghị viện. Và cũng giống như nhiều nơi trên thế giới, quy trình lập pháp nước này là xem xét, thông qua luật theo trình tự ba lần đọc.
Nét biến thể từ hệ thống Westminster
Liên nghị viện

Nét biến thể từ hệ thống Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore theo mô hình dân chủ nghị viện của hệ thống Westminster, Anh. Theo đó, các nghị sĩ được bầu ra thông qua các cuộc tổng tuyển cử thường kỳ. Khi Nghị viện mới được triệu họp lần đầu tiên, Chủ tịch sẽ được bầu sau khi các nghị sĩ mới tuyên thệ.