Trước đó, Trung Quốc thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC) và các ủy ban giám sát ở cấp thành phố, tỉnh, quận và phường.
Luật mới trước tiên quy định cụ thể việc phân loại nhân sự cho hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng. Đó là những cán bộ, nhân viên cấp cao của ủy ban giám sát các cấp, những người làm công tác kiểm tra chất lượng do ủy ban quản lý bố trí vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện chức năng công vụ và nhân sự của các cơ quan quản lý khác. Luật cũng mở rộng quyền hạn cho các nhân sự trên, như trao quyền bắt những người cản trở công việc phải chịu trách nhiệm về hành vi chống đối.
Thứ hai, luật quy định thủ tục bổ nhiệm và cách chức quan chức thuộc các cơ quan chống tham nhũng có liên quan: ứng cử viên cho các vị trí trong cơ quan chống tham nhũng sẽ phải qua một kỳ thi và đáp ứng các yêu cầu chung như hoàn thành giáo dục đại học với ít nhất là bằng cử nhân. Đồng thời, Luật đưa ra một danh sách các hạn chế đối với việc sử dụng lao động trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, bao gồm những đối tượng sau: bị khai trừ khỏi Đảng; cách chức hoặc điều chuyển; kỷ luật vì bất tín; vợ/chồng hoặc con cái đi di cư…
Thứ ba, luật mở rộng một số tiêu chuẩn chống tham nhũng đối với người lao động trong các cơ quan hữu quan và người thân của họ, cụ thể: cấm những người có quan hệ gia đình làm việc ở một số vị trí, chẳng hạn cán bộ có quan hệ hôn nhân hoặc họ hàng trực hệ, họ hàng đến 3 đời hoặc họ hàng gần bên vợ/chồng không được giữ chức vụ lãnh đạo trong cùng một ủy ban hay bất kỳ chức vụ nào trong cùng một đơn vị thuộc ủy ban, không được làm thanh tra của cùng cơ quan (đơn vị) cũng như giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc hoặc không được cùng là thành viên của Ủy ban có chức vụ hơn hoặc kém nhau 2 cấp; cấm đồng thời là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ trong cơ quan hành pháp hoặc cơ quan tư pháp; cấm thực hiện đồng thời các chức năng của giám định viên nhân dân, kiểm soát viên nhân dân, luật sư hành nghề, trọng tài viên và công chứng viên; cấm làm việc cho các tổ chức thương mại; cấm vợ/chồng, cha mẹ, con cái và vợ/chồng của con cái của người phục vụ trong ủy ban làm đại diện hoặc người bảo vệ trong các trường hợp thuộc phạm vi của ủy ban nơi người đó làm việc, hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ pháp lý được trả công nào khác.
Ngoài ra, luật cũng quy định rõ những hạn chế sau thời gian làm việc: chẳng hạn, trong vòng 3 năm sau khi rời khỏi vị trí quản lý, nhân sự cũ không được tham gia vào các hoạt động liên quan đến giám sát hoặc tư pháp có thể dẫn đến xung đột lợi ích, cũng như không đóng vai trò là người đại diện hoặc người bảo vệ trong các vụ việc trên của ủy ban mà người đó đã từng làm việc trước đây, ngoại trừ trường hợp người đó đóng vai trò là người giám hộ hoặc người thân của bên quan tâm.
Thứ tư, Luật đưa ra quy định mới về tố giác tội phạm. Đặc biệt, Luật bắt buộc các ủy viên ủy ban giám sát chống tham nhũng phải chuẩn hóa quy trình làm việc, thiết lập và cải thiện cơ chế giám sát và kiểm soát nội bộ. Luật ghi rõ, tổ chức hoặc cá nhân đều có thể báo cáo hành vi sai trái hoặc vi phạm pháp luật của nhân viên thuộc cơ quan chống tham nhũng. Cơ quan tiếp nhận cần điều tra ngay lập tức và thông báo cho người tố giác về kết quả. Hơn nữa, luật pháp nghiêm cấm mọi hành vi trả đũa người tố cáo. Luật đồng thời quy định, cán bộ thực hiện các hoạt động giám sát dựa trên báo cáo vi phạm phải tự biện giải khi thuộc một trong các trường hợp sau: anh/cô ấy là họ hàng gần của người báo cáo hoặc người mà các hoạt động giám sát được tiến hành; anh/cô ấy là nhân chứng trong vụ án; anh/cô ấy hoặc họ hàng gần của anh/cô ấy có lợi ích trong chủ đề liên quan; các trường hợp khác có thể ảnh hưởng đến việc xem xét khách quan vấn đề giám sát…