Pháp luật Thái Lan về phòng, chống mua bán người

Tấm khiên pháp lý liên tục được hoàn thiện

Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tội phạm mua bán người. Quốc gia này đóng vai trò là cả nước nguồn, nước trung chuyển và nước đích đến đối với nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị mua bán nhằm mục đích cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục. Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, Thái Lan đã chú trọng xây dựng các khuôn khổ pháp lý và thành lập các cơ quan để trấn áp loại hình tội phạm này.

Luật Phòng, Chống mua bán người và các luật liên quan

Thái Lan đã ban hành luật chống buôn người toàn diện vào năm 2008 với tên gọi Đạo luật Phòng, Chống mua bán người năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551), sau đây gọi tắt là Đạo luật PCMBN, trong đó hình sự hóa mọi hình thức buôn người. Đạo luật mới năm 2008 đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trong khi quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và những người tham gia.

Đạo luật PCMBN 2008 đã được sửa đổi hai lần vào năm 2015 và 2017 với hai mục tiêu: tăng cường quy định bảo vệ nạn nhân và ban hành các biện pháp để trấn áp hiệu quả tội phạm này.

20220816-ai-human-trafficking.jpg

Đạo luật PCMBN được soạn thảo dựa trên Nghị định thư của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa, trừng trị và trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo), được ký kết ngày 18.12.2001 nhưng chưa được Thái Lan phê chuẩn vào thời điểm đó. Quốc gia này đã phê chuẩn Nghị định thư 5 năm sau khi Đạo luật được ban hành, nhưng ngay trong Đạo luật PCMBN, Thái Lan luôn thể hiện thiện chí thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Nghị định thư.

Chẳng hạn, khái niệm “mua bán người” trong đạo luật năm 2008 của Thái Lan thống nhất với định nghĩa “buôn bán người” trong Nghị định thư. Theo đó, “mua bán người” đề cập đến việc trục lợi từ hoạt động mại dâm, sản xuất hoặc truyền bá văn hóa phẩm khiêu dâm, và các hình thức bóc lột khác - bao gồm bóc lột tình dục, bóc lột nô lệ, cưỡng ép ăn xin, cưỡng bức lao động, mua bán nội tạng, hoặc bất kỳ hành vi tương tự nào khác để cưỡng ép người khác trái với ý muốn của họ nhằm mục đích trục lợi. Ngoài ra, đạo luật PCMBN cho phép Thái Lan “tuân thủ tất cả các nghĩa vụ bắt buộc trong Nghị định thư”.

Ngoài Đạo luật PCMBN 2008, Thái Lan cũng được trang bị các khung pháp lý quan trọng khác để chống nạn buôn người và các tội danh liên quan. Các luật này bao gồm: Bộ luật Hình sự năm 1956, Đạo luật Bảo vệ trẻ em năm 2003, Đạo luật Phòng, Chống mại dâm năm 1996, Đạo luật Chống rửa tiền năm 1999, Đạo luật Bảo vệ nhân chứng năm 2003, Đạo luật Bảo vệ Lao động năm 1998, Đạo luật Dẫn độ năm 2008, Đạo luật Hợp tác quốc tế về các vấn đề hình sự năm 1992 và Đạo luật Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2013.

Hài hòa hóa pháp luật quốc tế

Thái Lan đã phê chuẩn một số văn bản chống buôn người bao gồm Nghị định thư Palermo (ngày 17 tháng 10 năm 2013) và nhiều văn bản đã phê chuẩn khác có liên quan.

Ở cấp độ khu vực, Thái Lan là thành viên của ASEAN và là bên tham gia Công ước chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP) đã được ASEAN thông qua vào ngày 22.11.2015.

Thái Lan cũng là thành viên tích cực của Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC), hoạt động để bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi nạn buôn người. Trong nước, Thái Lan tìm cách tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình thông qua luật pháp và hướng dẫn chính sách.

Các cơ quan thực thi pháp luật

Trong số các cơ quan thực thi pháp luật, lực lượng cảnh sát có trách nhiệm điều tra các tội phạm hình sự bao gồm cả tội phạm buôn người. Tuy nhiên, trong Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan (RTP), có một Ban Chống buôn người (ATPD), được thành lập để chuyên phụ trách các vụ việc về nạn buôn người và tư vấn cho các lực lượng cảnh sát địa phương về vấn đề này.

Một đơn vị khác trong Cảnh sát, được gọi là Lực lượng chống tội phạm Internet nhằm vào trẻ em Thái Lan (TICAC), cũng là một cơ quan thường trực kể từ năm 2020, đã đạt được những thành công đáng kể trong nỗ lực phòng, chống buôn bán trẻ em.

Ngoài ra, Lực lượng Đặc nhiệm chống buôn người Thái Lan (TATIP) của Cảnh sát Hoàng gia chuyên điều tra các vụ án phức tạp và bao gồm lực lượng thực thi pháp luật, nhân viên xã hội và các tổ chức phi chính phủ.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan còn thành lập các Ban chống buôn người trong Tòa án hình sự tại Bangkok; các vụ án từ các tòa án hình sự này có thể được chuyển đến các khu vực địa phương và các vụ án từ các khu vực xa xôi cũng có thể được chuyển đến các tòa án ở Bangkok.

Có một công tố viên đặc biệt để truy tố các tội liên quan đến buôn bán người là Cục Tố tụng mua bán người thuộc Văn phòng Tổng chưởng lý.

Cục Điều tra đặc biệt (DSI) thuộc Bộ Tư pháp cũng nhiệm vụ giải quyết các vụ án buôn bán lao động xuyên quốc gia, buôn bán trái phép người di cư.

Mặc dù Bộ Phát triển xã hội và an ninh Con người, Bộ Tư pháp và Cảnh sát có vai trò trung tâm trong cuộc chiến chống nạn buôn người, nhưng Thủ tướng chịu trách giám sát các nỗ lực chống buôn người của Thái Lan thông qua Ủy ban Chống buôn người, nơi điều phối các chính sách và chiến lược giữa các cơ quan. Trong khi đó, Phó Thủ tướng là người đứng đầu Ủy ban Quốc gia về Phòng ngừa sự tiếp tay của quan chức đối với tội phạm buôn người.

Thái Lan cũng thành lập một số tiểu ban liên quan, chẳng hạn như Tiểu ban Quốc gia về chống nạn buôn người, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em.

Nghị viện thế giới

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển khung pháp lý vững chắc để đối phó với thiên tai

Nhật Bản là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, thường xuyên phải đối mặt với động đất, sóng thần, bão lũ, núi lửa và lụt lội do vị trí địa lý nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương. Trong nhiều thế kỷ, để đối phó với thực tế này, Nhật Bản đã xây dựng và phát triển khuôn khổ pháp lý tập trung vào công tác chuẩn bị, phòng ngừa và khắc phục trước thảm họa, giúp đất nước có khả năng phục hồi nhanh chóng.

image_sapo
Quốc tế

Bài 3: Trách nhiệm và quyền lực

Cùng với Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Duma Quốc gia, với tư cách là Hạ viện của Quốc hội Liên bang Nga, được trao quyền lực đồng thời cũng là trách nhiệm quan trọng trong việc định hình khuôn khổ lập pháp của đất nước cũng như bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp.

Thông tin cơ bản về Hội nghị Nghị sỹ Trẻ toàn cầu
Infographic

Thông tin cơ bản về Hội nghị Nghị sỹ Trẻ toàn cầu

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu dự kiến diễn ra từ 14 - 17.9, tại Thủ đô Hà Nội, do Quốc hội Việt Nam và Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) phối hợp tổ chức với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo". Dưới đây là một số thông tin cơ bản.

Quốc hội lưỡng viện của Philippines
Quốc tế

Quốc hội lưỡng viện của Philippines

Sau không ít lần thay đổi từ một viện sang hai viện và ngược lại theo Hiến pháp của từng thời kỳ lịch sử, hệ thống lưỡng viện của Philippines gồm Thượng viện và Hạ viện đã tồn tại hơn 20 năm qua và ngày càng phát huy hiệu quả.

Bài 3: Tăng hình phạt đối với hành vi đưa hối lộ
Nghị viện thế giới

Bài 3: Tăng hình phạt đối với hành vi đưa hối lộ

Vào cuối năm 2021, các cơ quan thực thi chống tham nhũng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định nhằm áp dụng hình phạt nặng hơn đối với hành vi đưa hối lộ. Các hình phạt này bao gồm hệ thống danh sách đen hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của những đối tượng đưa hối lộ, cũng như giám sát của bên thứ ba đối với các công ty và cá nhân bị điều tra về hành vi tham nhũng. Những quy định đó đánh dấu sự thay đổi trong môi trường thực thi chống tham nhũng ở Trung Quốc, vốn nhiều năm qua chủ yếu tập trung vào người nhận hối lộ.

Bài 2: Luật mới về thanh tra chống tham nhũng
Nghị viện thế giới

Bài 2: Luật mới về thanh tra chống tham nhũng

Mới đây, Trung Quốc đã thông qua "Luật Thanh tra chống tham nhũng", trong đó xác định tư cách của cán bộ thuộc các ủy ban chống tham nhũng. Cụ thể, luật về các cơ quan giám sát này được đưa ra tại Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) lần thứ 13 vào cuối tháng 8.2021 và có hiệu lực đầu năm 2022. Việc đưa luật vào cuộc sống là bước quan trọng nữa mà giới lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy nhằm hướng tới hệ thống thống nhất các cơ quan chức năng chống tham nhũng.

image_sapo
Nghị viện thế giới

Bài 1: Kiểm tra, giám sát kỷ luật trở thành một ngành học

Trong thời gian qua, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã thành lập các cơ sở đào tạo hoặc viện nghiên cứu về thanh tra kỷ luật, các chuyên gia tin rằng sẽ giúp đào tạo nhân tài cho nỗ lực chống tham nhũng mạnh mẽ của đất nước. Theo Global Times, ấn bản mới của danh mục môn học giáo dục sau đại học đã được phát hành vào tháng 9, trong đó kiểm tra, giám sát kỷ luật đã được thêm và trở thành môn học quan trọng bậc nhất trong chuyên ngành luật.

Tìm hiểu về điều chỉnh biên giới carbon
Quốc tế

Tìm hiểu về điều chỉnh biên giới carbon

Điều chỉnh biên giới carbon được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm điều chỉnh carbon biên giới hoặc điều chỉnh thuế biên giới, nhưng tất cả đều nhằm đạt được những mục tiêu giống nhau. Đó là giải quyết sự khác biệt trong chính sách khí hậu trong nước và cường độ phát thải do sản xuất, giữa các đối tác thương mại.

Hỗ trợ sản xuất trong nước và chống biến đổi khí hậu
Quốc tế

Hỗ trợ sản xuất trong nước và chống biến đổi khí hậu

Ngày 8.6.2022, Thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon Whitehouse đã giới thiệu dự thảo Luật Cạnh tranh sạch (Clean Competition Act) nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh cho các công ty Mỹ trên thị trường quốc tế và giải quyết các nguồn phát thải khí nhà kính làm nóng lên toàn cầu, bằng cách tạo ra một cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Được biết, đạo luật cũng được các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Brian Schatz và Martin Heinrich đồng bảo trợ.

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới
Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới

Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Tòa án chống tham nhũng đặc biệt ở Madagascar
Tin Quốc tế

Tòa án chống tham nhũng đặc biệt ở Madagascar

Tháng 6.2018, nhờ sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế từ việc phát triển dự án đến cung cấp thiết bị và đào tạo thẩm phán, Chính phủ Madagascar đã thành lập tòa án chống tham nhũng mới độc lập và minh bạch hơn đặt tên là Pôles Anti-Corruption (PAC).
Hệ thống tòa án chống tham nhũng chuyên biệt ở Zimbabwe
Tin Quốc tế

Hệ thống tòa án chống tham nhũng chuyên biệt ở Zimbabwe

Tham nhũng ở Zimbabwe, cũng như ở nhiều quốc gia khác, vừa là vấn nạn mang tính đặc hữu vừa là vấn đề mang tính thể chế. Bao gồm cả tham nhũng vặt và tham nhũng chính trị, đây là một trong những thách thức phát triển lớn mà quốc gia này phải đối mặt. Trong nỗ lực tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, kể từ năm 2018, Chính phủ Zimbabwe đã thành lập một loạt tòa án chống tham nhũng chuyên biệt. Đây được coi là một bước tiến tích cực trong việc xét xử các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các tòa án này.
Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"
Giúp việc

Nội hàm của "Tái sinh nông thôn"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chú trọng mục tiêu con người
Giúp việc

Chú trọng mục tiêu con người

Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Kho tàng tri thức của nghị sĩ
Tổ chức

Kho tàng tri thức của nghị sĩ

Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Ra đời trong chiến tranh
Tổ chức

Ra đời trong chiến tranh

Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.
Cơ cấu thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện
Quyết định

Cơ cấu thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện

Từ năm 1995, Thư viện Quốc hội được chia làm các bộ phận: Phòng Nghiên cứu và phân tích thông tin lập pháp, Phòng Tiếp nhận và xử lý, Phòng Quản lý thông tin công nghệ, Phòng Kế hoạch, ngân sách và kiểm toán và Phòng Tổng hợp. Cơ cấu này thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi thời kỳ.