Thông tin cơ bản về Hội nghị Nghị sỹ Trẻ toàn cầu

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu dự kiến diễn ra từ 14 - 17.9, tại Thủ đô Hà Nội, do Quốc hội Việt Nam và Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) phối hợp tổ chức với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo". Dưới đây là một số thông tin cơ bản.

[Infographics] Thông tin cơ bản về Hội nghị Nghị sỹ Trẻ toàn cầu -0

Diễn đàn Nghị sỹ Trẻ là được thành lập trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện Thế giới ( IPU) năm 2013.

Kể từ năm 2014, Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu được IPU tổ chức thường niên, được coi là nền tảng quan trọng để trao quyền cho các nhà lãnh đạo trẻ.

Mục đích của Hội nghị là tăng cường vai trò của nghị sỹ trẻ và sự tham gia của thanh niên vào hoạt động nghị viện và đưa ra những khuyến nghị dưới góc nhìn của giới trẻ về các hoạt động cũng như nội dung nghị sự của IPU; xây dựng mạng lưới, đoàn kết và nâng cao năng lực, mở rộng cách tiếp cận của giới trẻ đối với các vấn đề cùng quan tâm Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, là một sự kiện đối ngoại đa phương rất quan trọng và là dấu ấn nổi bật của năm 2023.

Vào ngày 13.4, Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 gồm 23 người do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban đã được thành lập theo Nghị quyết số 766/NQ-UBTVQH15 ngày 12.4.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hội nghị dự kiến diễn ra từ ngày 14-17.9, tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” bao gồm 3 chuyên đề: Chuyển đổi số; Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Giá trị văn hóa và con người trong phát triển bền vững.

Infographic

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng luật và cải cách thủ tục hành chính
Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực của đất nước. Với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ
Multimedia

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ

Trên tinh thần khẩn trương và quyết tâm đổi mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quyết liệt về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây được xem là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng bệnh sởi
Infographic

Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng bệnh sởi

Theo Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

12 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
Infographic

12 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tính đến tháng 3.2025, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 12 quốc gia. Đó là: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9.2023), Nhật Bản (11.2023), Australia (3.2024), Pháp (10.2024), Malaysia (11.2024), New Zealand (2.2025), Indonesia (10.3.2025) và Singapore (12.3.2025)

Mỗi tháng có hơn 24,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Infographic

Mỗi tháng có hơn 24,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động

Tính chung hai tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 20,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và gần 29,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2024), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong hai tháng đầu năm 2025 lên hơn 49,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2024. Bình quân một tháng có hơn 24,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 239 triệu USD
Infographic

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 239 triệu USD

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) trong 2 tháng của năm 2025 là gần 239 triệu USD, gấp 9,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 30 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 233,6 triệu USD, gấp 9,4 lần so với cùng kỳ năm trước; có 05 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 5,4 triệu USD, gấp 24,3 lần.

2 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 9,38 tỷ USD
Infographic

2 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 9,38 tỷ USD

Tính chung 2 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 4,89 tỷ USD, tăng 4,5%; xuất khẩu chăn nuôi đạt 72,2 triệu USD, tăng 4%; thủy sản đạt 1,42 tỷ USD, tăng 18,6%; lâm sản đạt 2,68 tỷ USD, tăng 11,9%; muối đạt 1,4 triệu USD, tăng 2 lần.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30% trong 2 tháng đầu năm
Infographic

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30% trong 2 tháng đầu năm

Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2.2025 ước đạt gần 1,9 triệu lượt người, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt người, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước.

2 tháng đầu năm 2025, Hà Nội đón 4,59 triệu lượt khách
Infographic

2 tháng đầu năm 2025, Hà Nội đón 4,59 triệu lượt khách

Theo Sở Du lịch Hà Nội, 2 tháng đầu năm 2025, Hà Nội đón 4,59 triệu lượt khách, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế ước đón 1,05 triệu lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024; 3,54 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng nhẹ 5,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 18,25 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.

Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 7 và 8.6.2025
Infographic

Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 7 và 8.6.2025

UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026. Kỳ thi được tổ chức trong hai ngày 7 và 8.6.2025 với ba môn thi gồm Toán, Ngữ văn và môn thi hoặc bài thi thứ ba. Môn thi hoặc bài thi thứ ba sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo công bố trước ngày 28.2.2025.

4 giải pháp tăng trưởng thị trường nội địa
Infographic

4 giải pháp tăng trưởng thị trường nội địa

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tiêu dùng trong nước 12% năm 2025, Bộ Công Thương xác định triển khai bốn nhóm giải pháp trọng tâm, đó là: Kích cầu tiêu dùng; đảm bảo nguồn cung; phát triển hạ tầng thương mại và kết nối cung cầu.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
Infographic

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

Tại Nghị quyết số 179/2025/QH15 thông qua ngày 18.2.2025, Quốc hội quyết nghị số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV là 19 người, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 6 Phó Chủ tịch Quốc hội, 12 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự các cơ quan của Quốc hội Khóa XV
Infographic

Cơ cấu tổ chức và nhân sự các cơ quan của Quốc hội Khóa XV

Tại Nghị quyết số 178/2025/QH15 thông qua ngày 18.2.2025, sau sắp xếp, tinh gọn, Quốc hội có Chủ tịch Quốc hội, 6 Phó Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, 7 Ủy ban của Quốc hội (Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Ủy ban Văn hóa và Xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Công tác đại biểu; Ủy ban Dân nguyện và Giám sát) và Văn phòng Quốc hội.