Nỗi đau từ "rốn" bão!

“Nhân dân đang cần chúng ta đến, thì bất luận có hy sinh cũng phải đến”. Trung tướng Nguyễn Doãn Anh xúc động nhắc lại câu nói cuối cùng của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội Khóa XIV (Quảng Bình), người chỉ huy Đoàn công tác làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn đã ra đi mãi mãi trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa qua.

Cơn bão số 6 đã gây nên những cơn mưa lớn, cực đoan, đổ xuống các tỉnh thành miền Trung. Hàng trăm nghìn ngôi nhà của đồng bào miền Trung ngập chìm trong nước lũ, hàng chục người chết và mất tích. Lũ quét, sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3 đã trở thành nỗi đau ám ảnh…

Sau khi nhận được thông tin 17 công nhân của Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 bị mất tích do lũ quét trong bối cảnh nhiều khu vực bị cô lập, đường đi hết sức khó khăn, Đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế lên đường tìm kiếm, cứu nạn. Do thời tiết xấu, tuyến đường duy nhất bị sạt lở nên đoàn dừng chân tại lán Trạm Kiểm lâm Sông Bồ. Khoảng 0h15 phút sáng 13.10, xảy ra lũ quét, sạt lở núi ập xuống khu vực Đoàn đang nghỉ, 13 người, trong đó có Phó Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man bị vùi lấp, hy sinh.

Đến với vùng mưa lũ, sạt lở đó là mối hiểm nguy tính mạng, nhưng Đoàn công tác vẫn lên đường để cứu những công nhân gặp nạn. Đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là sự thôi thúc tự thân của những cán bộ, chiến sỹ luôn sẵn sàng ra tuyến đầu dù hiểm nguy phía trước. Sự tàn khốc của thiên tai đã ập đến. 13 người trong Đoàn công tác đã ra đi mãi mãi, để lại nỗi đau không thể nói thành lời.

Các anh ra đi khi tuổi đời còn trẻ, các anh còn rất nhiều hoài bão, có nhiều nhiệm vụ phải làm, còn nhiều việc mà các anh vẫn còn trăn trở…

Với Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, tỉnh Quảng Bình, đồng bào và cử tri vẫn nhớ hình ảnh của anh ở nhiều điểm Chỉ huy, thị sát về vấn đề bão lũ. Anh đến với đồng bào, người dân vùng lũ để chia sẻ khó khăn, đôi khi là thùng mì tôm, là gói quà thấm đẫm tình quân - dân. Mối quan hệ quân - dân, mối quan hệ đại biểu - cử tri đã quện vào một, bởi một chữ “chân tình” ấm áp.

Gần gũi với nhân dân, với cử tri là vậy, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, phát biểu của anh rất sắc sảo. Những vấn đề anh đặt ra đều gắn chặt với dân sinh. Còn nhớ, khi Quốc hội thảo luận về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 của Chính phủ, từ thực tiễn giám sát về vấn đề này, anh thẳng thắn chỉ rõ, Chính phủ đánh giá về tình hình khiếu nại, tố cáo chưa đề cập tới tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về nhà ở, các công trình bị rạn nứt, sụt lún, hư hỏng do thi công Dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A; việc quy hoạch, nâng cốt Quốc lộ 1A nhiều điểm quá cao gây ngập lụt nhà dân khi mưa, lũ; bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung… Theo anh, thời gian qua khiếu nại, tố cáo về các công tác này khá nhiều. Vì vậy, để phản ánh đầy đủ thực trạng, Chính phủ cần bổ sung nội dung trên vào phần đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo. Trên diễn đàn Quốc hội, anh rất thẳng thắn, tại sao năm nào khi đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo cũng thấy khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất? Mỗi lần đánh giá, chúng ta đều đề ra rất nhiều giải pháp nhưng rồi chuyển biến vẫn chậm? Trên cơ sở đó, anh đề nghị, Chính phủ cần tăng cường siết chặt kỷ cương quản lý Nhà nước về đất đai; rà soát, loại bỏ các quy định còn chồng chéo, thiếu thống nhất; công khai, minh bạch về quy hoạch, đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng…

“Anh ấy đang trăn trở về những vấn đề chi tiết của dự án Luật Biên phòng Việt Nam sẽ được thảo luận trong kỳ họp sắp tới của  Quốc hội, về đồng bào biên giới…”, đây là chia sẻ của Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Quảng Bình về Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Man.

Những vấn đề về người dân vùng lũ, về đồng bào biên giới, về những điều anh tâm huyết sẽ đóng góp trong xây dựng luật sắp tới bị dang dở… Sự ra đi đột ngột của anh đã để lại một khoảng trống, sự mất mát rất lớn đối với người thân, với Quốc hội, cử tri và đồng đội của anh.

Cử tri, đồng đội sẽ không bao giờ quên anh - người chỉ huy, đại biểu luôn sẵn sàng đến với người dân vùng lũ, sẵn sàng đến nơi hiểm nguy vì anh luôn xác định: “nhân dân đang cần chúng ta đến, thì bất luận có hy sinh cũng phải đến”.

Một lần nữa, những người ở lại xin được thắp nén hương thơm để dâng lên anh và những người đã mất, hy sinh trong trận cuồng nộ của thiên tai khốc liệt này.

Góc nhìn

Tinh giản biên chế hơn 78 nghìn người
Góc nhìn

Tinh giản biên chế hơn 78 nghìn người

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ Tư. Theo đó, tính đến 30.6.2022, tổng số đối tượng được giải quyết chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ- CP của Chính phủ ở các Bộ, ngành, địa phương là 78.234 người, trong đó, các Bộ, ngành là 5.451 người và địa phương là 72.783 người.

Bảo đảm công khai, minh bạch...
Góc nhìn

Bảo đảm công khai, minh bạch...

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Phiên họp thứ 16, khai mạc hôm nay, 10.10 là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Chế tài nghiêm khắc, thông điệp rõ ràng...
Góc nhìn

Chế tài nghiêm khắc, thông điệp rõ ràng...

Theo kết quả giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ Mười bốn vừa qua về lĩnh vực đầu tư công, có rất nhiều vấn đề cần sớm được giải quyết.

Minh bạch, đáp ứng nhu cầu được sử dụng biển số đẹp của người dân
Góc nhìn

Minh bạch, đáp ứng nhu cầu được sử dụng biển số đẹp của người dân

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình Xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022. Dự thảo Nghị quyết sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Tư (tháng 10.2022) theo quy trình tại một kỳ họp.

Cần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ
Góc nhìn

Cần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ

Trước đây, cơ quan soạn thảo dự án Luật Giá (sửa đổi) là Bộ Tài chính khi lấy ý kiến về dự luật đã từng đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên, trong dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 đang diễn ra, việc lập quỹ bình ổn lại tiếp tục được đưa vào dự thảo luật và thành một điều riêng...

Thực sự tâm huyết, thực sự cầu thị!
Góc nhìn

Thực sự tâm huyết, thực sự cầu thị!

Theo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1.7.2016 đến 1.7.2021, thực hiện tại 8 bộ, ngành; 6 địa phương và báo cáo của 55/63 UBND tỉnh, thành phố; 17/19 bộ ngành, vẫn còn tình trạng bố trí cán bộ làm công tác tiếp dân chưa phù hợp.

Vai trò ngày càng mờ nhạt?
Góc nhìn

Vai trò ngày càng mờ nhạt?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8.2022 diễn ra cách đây vài hôm, đã có nhiều câu hỏi được nêu ra về việc trong nhiều kỳ điều hành xăng dầu liên tiếp gần đây việc trích lập vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu luôn ở mức cao và việc trích lập như vậy có gây thiệt thòi cho người dân và doanh nghiệp không? Rằng có nên bỏ Quỹ bình ổn giá để điều hành xăng dầu theo giá thị trường hay không?

Đừng vì lợi ích cá nhân...
Góc nhìn

Đừng vì lợi ích cá nhân...

Tháng 6 vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc với 8 quận, huyện của 4 tỉnh là Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hóa.

Vướng mắc thì phải tháo gỡ
Góc nhìn

Vướng mắc thì phải tháo gỡ

Trong Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 6.2022, trong đó có công tác dân nguyện tháng 5.2022 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ Mười ba diễn ra vừa qua đã nêu tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa bệnh.

Để thí điểm không rơi vào quên lãng!
Góc nhìn

Để thí điểm không rơi vào quên lãng!

Từ sáng 6.8, TP Hà Nội bắt đầu thí điểm sử dụng dải phân cách cứng để phân làn giao thông trên một đoạn tuyến đường Nguyễn Trãi, cụ thể là đoạn từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Khuất Duy Tiến nhằm giảm xung đột giữa các loại phương tiện, giảm rủi ro tai nạn giao thông...

Tăng giá đất "ảo" và những hệ lụy...
Góc nhìn

Tăng giá đất "ảo" và những hệ lụy...

Trả lời về tình trạng sốt đất ở một số địa phương và nguy cơ "bong bóng" bất động sản tại cuộc họp báo về Phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, một trong số nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chọn đất đai, vàng... làm kênh đầu tư, trú ẩn tài sản là dịch bệnh hai năm qua làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu, ảnh hưởng tới đầu tư, sản xuất.
Buông lỏng quản lý!
Góc nhìn

Buông lỏng quản lý!

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp 13, liên quan đến vụ việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ bị xem xét, xử lý kỷ luật. Điều này một lần nữa cho thấy, công tác quản lý của chúng ta vẫn còn có sự buông lỏng.
Thanh lọc doanh nghiệp yếu
Góc nhìn

Thanh lọc doanh nghiệp yếu

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”.
Nghịch lý xuất - nhập khẩu
Góc nhìn

Nghịch lý xuất - nhập khẩu

Theo số liệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), năm 2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn được duy trì ổn định, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Mốc tiến độ được tính từng ngày!
Góc nhìn

Mốc tiến độ được tính từng ngày!

Thông tin từ Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông - Bộ Giao thông Vận tải cho biết, theo kế hoạch, năm 2022 sẽ có 26 dự án giao thông lĩnh vực đường bộ hoàn thành, trong đó có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam. Việc hoàn thành đúng tiến độ các công trình dự án giao thông quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là đối với những địa phương có công trình giao thông đi qua.
Chuẩn bị cho du lịch tăng tốc
Góc nhìn

Chuẩn bị cho du lịch tăng tốc

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo. Đây là quy định tại Thông tư 12/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch do Bộ Tài chính ban hành mới đây.
Không có vùng cấm!
Góc nhìn

Không có vùng cấm!

Liên quan đến những vi phạm trong vụ kit test của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, nhiều cán bộ, lãnh đạo của Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Thời điểm chưa hợp lý?
Góc nhìn

Thời điểm chưa hợp lý?

Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh vừa kiến nghị giãn thời gian và mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Minh bạch tiêu chí càng sớm, càng tốt
Góc nhìn

Minh bạch tiêu chí càng sớm, càng tốt

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Bộ tiêu chí này sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá đúng “sức khỏe” của DNNN.
Chỗ đứng nào cho nông sản Việt?
Góc nhìn

Chỗ đứng nào cho nông sản Việt?

Dù là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu thuộc top đầu của thế giới nhưng tên tuổi, vị thế nông sản Việt vẫn chưa thể định hình, định danh trên thị trường quốc tế.