Kỷ niệm 78 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946-6.1.2024)

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Ts. Bùi Ngọc ThanhNguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3.9.1945, tức là sau lễ Tuyên ngôn độc lập một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống...” (1).

Cuộc tổng tuyển cử thần kỳ

Tiếp đó, ngày 8.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội để thành lập một cơ quan lập pháp chính thống (Quốc hội) của nước Việt Nam mới. Sắc lệnh nói rõ, “Chiểu theo Nghị quyết của quốc dân Đại hội ngày 16 - 17.8.1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên;

Xét rằng nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ cộng hòa;

Xét rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập Quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống nạn ngoại xâm...(2). Chương trình công tác đối nội đầu tiên của Chính phủ liên hiệp lâm thời là, “Làm cho cuộc toàn dân tuyển cử được thành công mỹ mãn và chuẩn bị sẳn sàng việc khai Quốc hội”(3).

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên -0
Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%). Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử, các Ban bầu cử đã được thành lập cho tới tận xã, làng, bản, ấp do các UBND các cấp chịu trách nhiệm. Danh sách cử tri và các ứng cử viên được niêm yết công khai. Nhân dân sôi nổi trao đổi, tranh luận, nhằm lựa chọn đúng đắn những người xứng đáng nhất đại diện cho mình và hạn chế tới mức thấp nhất tình huống kẻ cơ hội tranh giành quyền lực, chức tước làm tổn hại cách mạng.

Càng gần đến ngày Tổng tuyển cử, khí thế trong cả nước càng sôi nổi. Một số địa phương ở phía Nam do lệnh lùi ngày bầu cử không kịp đến nên vẫn Tổng tuyển cử như kế hoạch đã định là 23.12.1945. Tuy nhiên, ở những nơi đó Tổng tuyển cử vẫn diễn ra và thắng lợi tưng bừng làm cho không khí chính trị trong cả nước sôi động hướng tới ngày 6.1.1946. Uy tín của Đảng, của Bác ngày càng dâng cao. Ở Hà Nội có 118 Chủ tịch các UBND và tất cả các giới làng, xã đã công bố một bản kiến nghị: “Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. 

Bác đã hết sức trân trọng tấm lòng người dân và đã gửi thư cho đồng bào ngoại ô như sau: “Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị: tôi không phải ra ứng cử, đồng bào các nơi khác cử tôi vào Quốc hội. Nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. 

Tôi ra ứng cử ở Hà Nội, nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. 

Xin cảm tạ các đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”(4). 

Ngày 3.1.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp của Chính phủ liên hiệp lâm thời để kiểm tra lần cuối các công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và ngày 5.1.1946, Bác ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong Lời kêu gọi có đoạn, “Ngày mai tất cả các bạn cử tri đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập tự do”. Chiều hôm đó Bác đã tham dự cuộc mít tinh lớn của hơn hai vạn nhân dân Thủ đô tại Đông Dương học xá (nay là Trường Đại học bách khoa), nhiệt liệt chào mừng Tổng tuyển cử.

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên -0
Khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6.1.1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Một sách lược tuyệt vời về chính sách đoàn kết, tập hợp lực lượng

Ngày 6.1.1946, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành sôi nổi ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Tại Hà Nội, đúng 7 giờ sáng, tiếng chuông, tiếng trống ở các nhà thờ, các chùa chiền đã vang lên khắp các phố phường, kéo dài tới 15 phút, báo hiệu giờ Tổng tuyển cử bắt đầu.

Hà Nội tổ chức Tổng tuyển cử khá chu đáo, diễn ra với khí thế ngập tràn phấn khởi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với hàng chục vạn cử tri đã đi làm nghĩa vụ công dân. Người đã bầu cử ở phòng bỏ phiếu tại nhà số 10 phố Hàng Vôi (nay thuộc phố Lý Thái Tổ), sau đó Người còn đi thăm nhiều nơi bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thụy Khuê, Ô Đông Mác...

Có thể khẳng định rằng, Tổng tuyển cử là một cuộc thử thách máu lửa trên phạm vi cả nước mà nhân dân ta đã anh dũng vượt qua và đã chiến thắng.

Ngay tại Thủ đô, ở khu Ngũ Xã, bọn phản động đã huy động một lực lượng khá đông có trang bị súng liên thanh trực tiếp ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu; chúng cấm treo cờ đỏ sao vàng, cấm đặt các hòm phiếu... Nhưng nhân dân không hề nao núng, vẫn làm nghĩa vụ công dân khá đầy đủ; 172.765 trên tổng số 187.880, tức 91,95% cử tri của cả 74 khu phố nội đô và 118 thôn, làng ngoại ô đã đi bỏ phiếu.

Trong số 74 ứng cử viên đã có 6 người trúng cử đại biểu Quốc hội. Người trúng cử thấp nhất cũng đạt 52,50% số phiếu hợp lệ. Người trúng cử với số phiếu cao nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh 98,40%.

Ở phía Bắc, một vài nơi đã xảy ra đổ máu. Tại Hải Phòng (các khu vực bỏ phiếu như Nhà hát lớn, phố Tràng Kênh...) quân Tưởng xông vào cướp súng của tự vệ đang bảo vệ hòm phiếu, ta bắn cảnh cáo, chúng huy động lực lượng đến cướp hòm phiếu; công an, tự vệ ta phải giằng co để giữ cho được hòm phiếu. Chúng đã bắt của ta 16 công an, 40 tự vệ và hành hung rất dã man nhiều người khác. Chúng ta đã kịp thời huy động hàng nghìn người mít tinh, biểu tình, thị uy, phản đối kịch liệt hành động của chúng, buộc chúng phải thả những người đã bị bắt. Mặc dù vậy, Hải Phòng vẫn có tới 96% cử tri đi bỏ phiếu (5).

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên -0
Cử tri đi bỏ phiếu. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Ở các tỉnh, thành phía Nam, nhất là Nam Bộ, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra dưới đạn bom rất ác liệt của quân thù, vì ngay từ cuối tháng 10.1945 sau khi được tăng viện, thực dân Pháp đã đánh phá khắp các tỉnh Nam Bộ, chúng đổ bộ lên Nha Trang, đánh phá rộng ra các tỉnh Nam Trung Bộ và các vùng rừng núi Tây Nguyên. Chúng dự tính trong một thời gian ngắn phải thôn tính cho được từ vĩ tuyền 16 trở vào. Cuộc Tổng tuyển cử gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nhân dân miền Nam đã thể hiện rõ ý chí độc lập, thống nhất cao, kiên quyết kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược; nhiệt liệt ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Bất chấp bom đạn của thực dân Pháp, nhân dân vẫn đi bỏ phiếu rất đông.

Nhiều nơi cử tri phải đánh đổi cả xương máu để thực hiện cho được quyền tự do dân chủ của mình. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, quân pháp đã chiếm đóng toàn bộ thành phố và các vùng lân cận. Tiếng súng kháng chiến đã vang lên dưới nhiều hình thức, diệt tề trừ gian; tập kích đốt phá kho tàng của địch... Cuộc Tổng tuyển cử ở đây đã diễn ra trong sự lùng ráp, khủng bố gắt gao của quân thù. Ủy ban hành chính thành phố đã phải chuyển ra ngoại ô phía Tây Nam, nhưng vẫn bám sát chỉ đạo nhân dân nội ô, ngoại ô tiến hành Tổng tuyển cử. Không có nơi đặt hòm phiếu cố định, hàng trăm hòm phiếu được lưu chuyển đến từng ngõ, từng nhà cho cử tri bỏ phiếu; 42 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử.

Tại Nha Trang, máy bay Pháp ném bom khủng bố làm chết 4 người, 12 người bị thương.

Tại Tân An, máy bay địch xả đạn vào nơi cử tri đang bỏ phiếu, làm 14 người chết, nhiều người bị thương, nhiều nơi phải bỏ phiếu ban đêm, vậy mà có đến 90% cử tri đã hoàn tất việc bỏ phiếu.

Tại Cần Thơ, quận Trà Ôn, làng Đông Thành, máy bay địch oanh tạc dữ dội nhưng 1.827 trong số 2.188 cử tri vẫn đến được hòm phiếu làm nghĩa vụ công dân; ở làng Thành Mỹ Hưng, bất chấp địch càn quét, đánh phá, 4.209 trên 4.288 cử tri vẫn tới được hòm phiếu làm nghĩa vụ của mình.

Ở Mỹ Tho, máy bay địch rà theo kênh, rạch bắn phá suốt ngày, nhưng tại Mỹ Hạnh Đông, cán bộ ta vẫn chèo ghe, xuồng, đánh trống, chở hòm phiếu len lỏi vào các kênh mương, rạch nhỏ nơi đồng bào tản cư để cử tri bỏ phiếu... (6).

Tại Tây Nguyên, hai ngày trước ngày bầu cử, thực dân Pháp đã huy động máy bay liên tục ném bom lửa xuống các làng Ra Đê và tấn công nhiều làng khác cách Buôn Ma Thuột 19 km...

Có thể nói, các tỉnh, thành phía Nam, trừ Tây Ninh, nơi chiến sự đã xảy ra rộng khắp và vô cùng ác liệt, trước ngày bầu cử, một trong hai ứng cử viên đã bị địch giết hại nên không thực hiện được cuộc bầu cử, còn tất cả các tỉnh, thành đều đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với tuyệt đại bộ phận các cử tri đã đi bỏ phiếu, trong đó nhiều tỉnh cử tri đi bầu đạt tỷ lệ rất cao như Sa Đéc 93,54%, Bạc Liêu 90,77%...

Nhìn chung, cuộc Tổng tuyển cử ở cả 71 tỉnh, thành trong cả nước đã có tới 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu, phổ biến đạt mức 80%, nhiều nơi đạt cao tới 95%. Có một vài nơi phải bầu bổ sung, còn tuyệt đại đa số các địa phương chỉ bầu một lần. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu là phụ nữ; 34 đại biểu là người dân tộc thiểu số.

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã ra đời.

Chúng ta không thể không nhắc đến một sự kiện quan trọng trong việc thành lập Quốc hội khóa đầu tiên. Đó là một sách lược tuyệt vời của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chính sách đoàn kết, tập hợp lực lượng, làm dịu tình hình đang hết sức căng thẳng.

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên -0
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 2.3.1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Sáng 2.3.1946, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khai mạc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc kỳ họp, Bác đã nêu lên thắng lợi và ý nghĩa lớn lao của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946, đã “tỏ cho thế giới, cho toàn dân biết là chúng ta đoàn kết nhất trí”. Sau đó Người đề nghị với Quốc hội mở rộng số đại biểu Quốc hội thêm 70 người nữa; 70 người đó dành cho các vị ở hải ngoại về là Việt Nam quốc dân đảng (Việt quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt cách). Tất cả các đại biểu dự kỳ họp đều tán thành đề nghị của Bác.

Như vậy, Quốc hội khóa I gồm 333 đại biểu được nhân dân bầu ra và 70 đại biểu mở rộng thêm không qua bầu cử, tổng cộng là 403 đại biểu.

______

(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8 (1945-1947), Nxb CTQG, HN 2000, trang 2.

(2) Việt Nam dân quốc công báo, số ra ngày 29.9.1945.

(3) Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb. CTQG, HN 1994, trang 39.

(4) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. ST, tập 4, HN 1987, trang 71.

(5) Hải Phòng, Lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược, Nxb. QĐND, HN. 1986, tr. 89.

Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Cần bổ sung quy định việc xây dựng, quản lý phần mềm công chứng điện tử

Công chứng điện tử là bước tiến vượt bậc và tiệm cận với đòi hỏi của thực tiễn trong một lĩnh vực rất quan trọng. Nhấn mạnh điều này, các đại biểu Quốc hội nhất trí luật hoá vấn đề công chứng điện tử trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Đại biểu cũng đề nghị, cần bổ sung quy định việc xây dựng, quản lý công cụ chuyên dụng thực hiện công chứng điện tử, không giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện.

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng
Diễn đàn Quốc hội

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng

Đánh giá về Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Điếu văn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định: “... Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nhà văn, nhà giáo, nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và trong sáng, người đảng viên cộng sản một lòng, một dạ trung thành với Đảng, với Tổ quốc, người đồng chí, người bạn chiến đấu vô cùng thân thiết của chúng ta...”.

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả
Diễn đàn Quốc hội

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất, hiệu quả; tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước bạn bè truyền thống.

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10.9.2024.

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNGkhẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới.

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước
Diễn đàn Quốc hội

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước

Cho ý kiến về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 vừa qua là chính sách chung của Nhà nước về dược và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được
Diễn đàn Quốc hội

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được

Việc có chuyển phân bón từ diện không chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành sang diện chịu thuế suất 5% hay không tiếp tục còn ý kiến khác nhau tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Các đại biểu đề nghị cần có dữ liệu, bằng chứng lượng hóa đầy đủ, thích hợp và thuyết phục để Quốc hội chọn được phương án mang lại hiệu quả tối ưu, nếu cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được. 

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân

Vui mừng, phấn khởi khi có thể đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngay trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia khẳng định, với sứ mệnh là "Tiếng nói của Quốc hội, Diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri", việc phát hành Báo Đại biểu Nhân dân trên các chuyến bay là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa hết sức thiết thực, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của bạn đọc là hành khách trên mỗi chuyến bay, từ đó, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh, hoạt động cũng như các quyết đáp của Quốc hội và HĐND đến với cử tri và Nhân dân. 

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại
Diễn đàn Quốc hội

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại

"Ai cũng phải dùng điện hàng ngày, trả tiền điện hàng tháng nên người dân hết sức quan tâm đến việc sửa đổi Luật Điện lực". Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tập trung sửa đổi những vấn đề hiện đang khó khăn, trở ngại để tháo gỡ, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, cho sinh hoạt, đời sống của người dân ổn định hơn. Nếu quyết tâm, lý giải cho rõ các vấn đề thì việc sửa đổi Luật sẽ đạt mục tiêu đề ra. 

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giám sát là để kiến tạo và phát triển. Giám sát phải gắn với lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Muốn làm được như vậy, thì vai trò của giám sát có phải là cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, đồng thời có nâng lên thành nguyên tắc hay không? Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, có luận giải thuyết phục trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 39 tới.

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống
Diễn đàn Quốc hội

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội vẫn còn hơn 30 điều, khoản có nội dung giao Chính phủ, Bộ trưởng quy định chi tiết. Nêu vấn đề này tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm cần đưa ngay vào Luật để Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi ban hành sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.