"Tổng tuyển cử đầu tiên"

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

Sáng 18.3, trong không khí cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng Đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối cách mạng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Diễn đàn Quốc hội

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Ts. Bùi Ngọc ThanhNguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3.9.1945, tức là sau lễ Tuyên ngôn độc lập một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống...” (1).