Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn này ở Nghệ An đã có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động. Nghệ An đang có những bước chuyển mình trong công tác giảm nghèo, vươn lên phát triển một phần nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH.
Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội Lê Minh Hưng vừa ký ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lâm Đồng đối với việc thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này, nhất là việc theo dõi thu hồi nợ, cần đặc biệt chú trọng thông tin tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn…
“Mình được vay vốn ưu đãi, vợ chồng mình mua con bò giống về nuôi, bên cạnh đó, với bản tính cần cù, chịu khó trong việc trồng lúa và chăm sóc đồi chè sạch, để đến hôm nay hết nghèo rồi. Sắp tới sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và không thiếu đồng nào đâu!”
"Những năm qua, tín dụng chính sách đã giúp tôi lập nghiệp rồi đứng vững với thương hiệu “Miến dong Triệu Thị Tá”, nếu không có vốn vay từ tín dụng chính sách thì tôi sẽ không làm được thương hiệu “Miến dong Triệu Thị Tá” ngày hôm nay". Đây là khẳng định của chị Triệu Thị Tá, người dân tộc Dao ở bản Phiêng Khăm, xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) được nhiều người biết đên với thương hiệu nổi tiếng “Miến dong Triệu Thị Tá”.
Trở lại Cao Bằng những ngày tháng Tám lịch sử, về thăm lại Hà Quảng, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay trên mảnh đất quê hương cội nguồn cách mạng. Màu xanh sinh sôi, màu vàng no ấm là minh chứng cho các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách đang phát huy hiệu quả.
Có vốn, có hướng dẫn làm thay đổi nhận thức tập quán sản xuất của đồng bào. Và chính "các hộ thoát nghèo đi trước trở thành hình mẫu cho các hộ đi sau tự tin học hỏi, để rồi xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hôm nay được phủ lên một màu xanh mướt của đồi chè, đồi keo… Người dân đã chuyển dần sang kinh tế hàng hóa thay vì sản xuất để tự cung, tự cấp như trước đây.”- Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Giao Phạm Vũ Bảo hồ hởi sẻ chia.
Ông Lý Văn Tên, dân tộc Kháng, bản Nà Khoa 1, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã nhiều năm liền luôn bị cái nghèo bủa vây, nhưng đến đầu năm 2015, lần đầu tiên gia đình ông thoát hẳn cảnh “bữa đói, bữa no” và giấc mơ thoát nghèo đã trở thành hiện thực khi cán bộ NHCSXH đến vận động gia đình vay vốn đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản.
Sơn La là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi như một “công cụ” đắc lực giúp đồng bào dân tộc nơi đây giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Niềm vui đã đến trên những nếp nhà.
(ĐBNDO)- Nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Điện Biên đã và đang tiếp sức giúp các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên thoát nghèo.
(ĐBNDO)- Những năm gần đây, Thái Bình đã đổi thay từng ngày nhờ các chính sách thúc đẩy kinh tế, trong đó, không thể không nhắc đến đó là tín dụng chính sách mà Ngân hàng chính sách xã hội đã triển khai. Các chương trình này đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ hộ nghèo tại đây.
(ĐBNDO) - Sau 8 năm thực hiện chương trình tín dụng học sinh sinh viên, trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều hộ gia đình được tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp cho hàng nghìn học sinh, sinh viên thực hiện ước mơ được đi học, tự lập cuộc sống.
(ĐBNDO)- Là một trong những huyện nghèo nhất cả nước với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%, trong nhưng năm qua, các cấp Hội nhận ủy thác huyện Mường Ảng đã tích cực triển khai có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con nơi đây.
Đến Cát Hải những ngày này, chúng ta dễ dàng bắt gặp những mô hình VAC khép kín cho giá trị kinh tế cao như nuôi ong, dê, bò, gà, vịt kết hợp với trồng cam, vải, nhãn, hồng, rau xanh; những khu vực nuôi cá lồng bè, nuôi đầm hồ được phát triển và quy hoạch khoa học vừa phục vụ thị trường trong nước, vừa xuất khẩu ra nước ngoài. Nhờ nguồn tín dụng chính sách của Nhà nước, ước mơ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình của người dân Cát Hải đã thành hiện thực.
Những năm gần đây, nhờ tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội mà đời sống của người dân ở tỉnh Kon Tum đã được cải thiện rõ rệt, nhất là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Giờ đây, trên những vùng đất trống, đồi trọc ngày nào, nay nở trắng màu hoa hứa hẹn mùa cà phê bội thu.
Cùng với 9 xã khác ở Yên Bái, xã Yên Thái, huyện Văn Yên được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội lựa chọn thí điểm về tín dụng chính sách. Nhờ đáp ứng đúng nhu cầu vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây, các chương trình cho vay vốn của Ngân hàng đã phát huy hiệu quả, giúp bà con vùng cao Yên Thái vươn lên thoát nghèo.
Sương đêm buông. Miền biên viễn Y Tý, Bát Xát lạnh tê tái. Bên bếp lửa biên phòng cái chập chờn dã sử Ngựa thần trấn ải hình ảnh vị tướng thời hồng hoang giữ nước lấy kiếm vạch ranh giới đường biên rồi thúc ngựa bay lên trời cũng chập chờn trước mắt như mơ…
Chia sẻ với PV Báo ĐBND, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thanh Hải cho rằng, xây dựng xã điểm tín dụng chính sách là mô hình đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái. Mỗi huyện chúng tôi chọn ra một xã để làm điểm và sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng ra toàn tỉnh. Sau nửa năm thực hiện, phải nói rằng đã có kết quả rất khả quan...
Là một trong những thành phố với quy mô dân số lớn, TP Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề nghèo đô thị. Tuy nhiên, tình hình tăng dân số cơ học ở thành phố đang phát sinh bộ phận người nghèo nhập cư chưa có điều kiện theo dõi, quản lý. Bên cạnh đó, thành phố mới chỉ tập trung chủ yếu vào các chính sách và các giải pháp hỗ trợ chăm lo giảm nghèo chứ chưa xác định tăng hộ khá một cách cụ thể…
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, từ ngày 6-10.2, ngân hàng tỉnh đã triển khai giải ngân được gần 3 tỷ đồng tới các đối tượng vay. Vốn giải ngân chủ yếu ở các chương trình cho vay đối với hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn và đối với học sinh, sinh viên. Trong năm 2014, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh sẽ được giao tăng thêm nguồn vốn ở 4 chương trình là cho vay đối với hộ cận nghèo tăng 60 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm theo kênh của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tăng 100 triệu đồng; cho vay xuất khẩu lao động tăng 5,4 tỷ đồng và cho vay đối với hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn tăng 20 tỷ đồng. Hiện tại, các Phòng Giao dịch đang tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã được giao.
Theo Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, năm 2014, đơn vị phấn đấu tổng dư nợ các chương trình đạt hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó dư nợ hộ nghèo là 883 tỷ đồng, hộ cận nghèo dư nợ 73 tỷ đồng. Được biết, năm 2013, đơn vị hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội. Ngoài ra, hoạt động giải ngân, cho vay của đơn vị đạt doanh số 393 tỷ đồng, trong đó có một số chương trình lớn như cho vay hộ nghèo đạt 162 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo 26 tỷ đồng và cho vay học sinh, sinh viên, cho vay sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm…