Cùng xây thương hiệu cho quê hương

Không chỉ nổi tiếng với vịnh Vĩnh Hy và nhiều vũng, bãi biển xinh đẹp; cảng cá, đìa tôm, ruộng muối, Vườn Quốc gia Núi Chúa… mà huyện Ninh Hải, Ninh Thuận còn được biết đến là vùng nho nổi tiếng, quanh năm tươi tốt. Những vườn nho xanh mướt mát phủ đầy mặt đất bằng phẳng, leo lên cả triền núi càng làm cho vùng đất nắng gió này thêm quyến rũ. Bất ngờ hơn, không ít vườn nho ở đây được gây dựng từ chính nguồn vốn ưu đãi vi mô…

Tạo sinh kế trên đất khó

Đang vào độ thu hoạch nên dù “nắng như rang” nhưng các nhà vườn trồng nho hai bên Quốc lộ 1A thuộc thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải vẫn tấp nập du khách tới tham quan, mua bán. “Tuy nhiên, nếu không đặt mua trước, du khách cũng khó lòng mua được các loại nho đỏ, nho xanh, nho móng tay bởi chúng hầu như đã có chủ” - một cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Ninh Hải bật mí.

Đơn cử như vườn nho đỏ rộng 1,7 sào của vợ chồng anh Phạm Duy Quốc và chị Nguyễn Thị Hà ở xã Vĩnh Hải là một ví dụ! Nhìn những trái nho chín mọng, buông thõng dưới tán lá xanh rợp, chúng tôi không khỏi thắc mắc, sao chị Hà không cắt bán? Hóa ra, vườn nho ước 3 tấn này đã được anh chị bán cho thương lái từ đầu vụ với giá 35 triệu đồng. Theo chị Hà, vì ít vốn nên vợ chồng chị thường bán trước như vậy để lấy tiền mua phân, thuốc trừ sâu chăm sóc nho. “Dù bán như vậy, giá không cao nhưng bù lại tôi có vốn để quay vòng. Hơn nữa, mỗi năm sau 3 vụ nho, trừ chi phí, cũng dành ra được trên dưới 60 triệu đồng” - chị Hà khoe.

Gia đình chị Hà thuộc diện hộ cận nghèo, không có đất sản xuất nên phải đi thuê ruộng để trồng nho. Mấy năm đầu, thời tiết khô hạn kéo dài, làm không đủ ăn, tài sản chẳng còn gì đáng giá. Năm 2017, vào thời điểm khó khăn nhất, vợ chồng chị Hà được NHCSXH Ninh Hải cho vay 15 triệu đồng theo chương trình dành cho hộ cận nghèo. “Khoản tiền vay lãi suất thấp, không tài sản thế chấp ấy vừa đủ tiền đầu tư phân bón, chăm sóc vườn nho trong 1 vụ. “Thật may mắn, vụ nho đó được mùa, được giá, nên chúng tôi đã vượt qua khó khăn, cuộc sống dần ổn định” - chị Hà hạnh phúc chia sẻ.

Cũng là hộ nghèo không tấc đất sản xuất, gia đình chị Huỳnh Thị Viên được xã Thái An, huyện Ninh Hải cho thuê 3 sào đất canh tác. Cùng với khoản vay 40 triệu đồng từ NHCSXH Ninh Hải, chị Viên đã đầu tư toàn bộ cho 3 sào nho. Vụ này, chị vừa cắt bán cả vườn cho thương lái, thu được hơn 80 triệu đồng. Chỉ cho chúng tôi xem cả một bãi đất rộng lớn với những cột và dây đang chuẩn bị cho vụ mới, chị Viên thật thà, “nếu không được vay vốn ưu đãi, không được hỗ trợ thuê đất và không có sự động viên kịp thời của cấp ủy chính quyền địa phương, chúng tôi không biết ngày nào mới khá được!”.

Chị Huỳnh Thị Viên, xã Thái An, huyện Ninh Hải và cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH Ninh Hải tại vườn nho của gia đình Ảnh: Bình Nhi
Chị Huỳnh Thị Viên, xã Thái An, huyện Ninh Hải và cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH Ninh Hải tại vườn nho của gia đình
Ảnh: Bình Nhi

Bí quyết: Nằm ở mỗi cán bộ

Chỉ thị 40 - với tinh thần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với chính sách tín dụng ưu đãi, một lần nữa đã nhân lên giá trị nhân văn sâu sắc và lan tỏa mạnh mẽ đến việc thực hiện an sinh xã hội trên cả nước. Yêu cầu “tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững” của Chỉ thị đã thực sự trở thành một cuộc đại cách mạng thay đổi tư duy, hành động của cấp ủy, chính quyền và người nghèo, người yếu thế; giúp hệ thống dân - chính - đảng ngày càng khăng khít.

Thực tế triển khai Chỉ thị 40 ở Thuận Bắc, Ninh Hải hay nhiều vùng, miền khác ở Ninh Thuận cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao; cán bộ tận tâm, tận lực, nơi ấy chính sách tín dụng ưu đãi càng phát huy hiệu quả. Bởi thế, Thanh Hải (thuộc chuyện Ninh Hải) khó khăn, lạc hậu ngày nào, nay đã vươn mình với hàng loạt nghề phát triển rầm rộ như nghề biển gần bờ, dịch vụ nông nghiệp, buôn bán nhỏ, chăn nuôi dê, bò; một Thanh Hải có dư nợ tín dụng đạt gần 33 tỷ đồng mà không nợ quá hạn; một Thanh Hải đã biết thay đổi tập quán cũ, biết dùng nước sạch, xây nhà vệ sinh... và mau chóng về đích nông thôn mới.

Khi được hỏi, bí quyết nào khiến Thanh Hải thực hiện tốt Chỉ thị 40? Chủ tịch UBND xã Thanh Hải Phạm Xuân Thành không ngần ngại cho rằng, không có bí quyết nào khác ngoài sự sâu sát, nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ. Đặc biệt, làm tín dụng chính sách không đơn thuần chỉ là kế toán, sổ sách giỏi mà mỗi cán bộ liên quan đều phải là một dân vận viên giỏi để thuyết phục bà con hiểu về chính sách, tin theo chính sách và làm theo chính sách.

Tạm chia tay với những nông dân Ninh Hải đầy nghị lực, chúng tôi thấy vui lây với những thành quả mà họ đã đạt được. Vui hơn,  khi cảm nhận rõ chính sách tín dụng ưu đãi đã thấm vào từng thớ đất, quện vào suy nghĩ của cả hệ thống chính trị Ninh Hải cũng như hành động của người nghèo, người yếu thế. Giúp họ hiểu rằng, chính mình mới là người thay đổi cuộc sống của bản thân, của gia đình! Và cũng chính mình mới là người làm nên thương hiệu cho quê hương Ninh Hải!

Kinh nghiệm cơ sở

H. Quảng Ninh, Quảng Bình: Vốn ủy thác tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch năm
Trên đường phát triển

H. Quảng Ninh, Quảng Bình: Vốn ủy thác tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch năm

Tổng dư nợ đạt 333.114 triệu đồng, tăng so với đầu năm 4.615 triệu đồng; huy động vốn đạt 55.559 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 8.559 triệu đồng. Trong đó, huy động từ các tổ chức, cá nhân đạt 37.691 triệu đồng; nhận tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 7.646 triệu đồng; riêng vốn ủy thác từ địa phương đạt 2.055 triệu đồng, tăng 650 triệu đồng so với đầu năm và đạt 100% KH năm. Đây là kết quả Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đạt được trong 6 tháng đầu năm; thể hiện sự nỗ lực vì người nghèo, người yếu thế của Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong bối cảnh khủng hoảng toàn xã hội do Covid-19.
Minh Hóa, Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ tín dụng chính sách
Thị trường

Minh Hóa, Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ tín dụng chính sách

Từ chỗ chỉ có 2 chương trình cho vay đầu năm 2003 với dư nợ 19 tỷ đồng, đến nay, sau gần 17 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Minh Hóa đang thực hiện 19 chương trình tín dụng, tổng dư nợ đạt 366 tỷ đồng với trên 9.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang thụ hưởng.
Bố trí vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh
Đại biểu - Cử tri

Bố trí vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh liên tục giảm, đặc biệt, năm 2018, có 550 hộ thoát khỏi danh sách nghèo. Theo đó, nhu cầu vốn vay hàng năm của các hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo cũng giảm. Do đó, cử tri huyện Ba Chẽ mong muốn UBND tỉnh có ý kiến với Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh để điều chuyển một phần vốn vay cho đối tượng nghèo và cận nghèo sang cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vì vùng này đang cần rất nhiều vốn để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế.
Chuyện vay - trả
Xã hội

Chuyện vay - trả

LTS: Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Đồng Tháp vừa sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Nhân dịp này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan có bài viết tri ân những người làm tín dụng chính sách; đồng thời, đánh giá và định hướng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn trong giai đoạn tiếp theo. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết này!
Thanh Trì giàu lên nhờ nguồn vốn chính sách
Xã hội

Thanh Trì giàu lên nhờ nguồn vốn chính sách

Dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất... cùng với sự hỗ trợ từ các khoản vay ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện, đã giúp nhiều người dân huyện Thanh Trì, Hà Nội thoát nghèo, tự tin bước vào giai đoạn mới - giai đoạn sản xuất lớn và làm giàu...
Thay đổi diện mạo nông thôn mới từ vốn tín dụng chính sách
Xã hội

Thay đổi diện mạo nông thôn mới từ vốn tín dụng chính sách

140.528 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn 4.308 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng chính sách góp phần đầu tư phát triển kinh tế, nhiều nông dân tăng thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới. Đó là kết quả Thái Nguyên đạt được sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (Chỉ thị số 40).
6 tháng đạt hơn 98% kế hoạch năm
Xã hội

6 tháng đạt hơn 98% kế hoạch năm

Nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm 2019 và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bố Trạch đã tổ chức phiên họp thường kỳ quý II năm 2019 ngày 11.7.
Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị
Kinh nghiệm cơ sở

Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Ninh Thuận LÊ VĂN BÌNH về kết quả thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh. Theo ông Bình, Chỉ thị đã tạo sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi nhận thức, hành động trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân; từ đó, tạo chuyển biến căn bản trên tất cả các mặt đời sống của người dân địa phương.
Đồng vốn nhân văn nơi miền cát trắng
Xã hội

Đồng vốn nhân văn nơi miền cát trắng

Gần 17 năm hoạt động, thông qua 15 chương trình tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Ninh Thuận đã cho vay 5.373 tỷ đồng tới hơn 410 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 2.116 tỷ đồng.
Cuộc sống đổi thay từ nguồn vốn tín dụng
Xã hội

Cuộc sống đổi thay từ nguồn vốn tín dụng

Dòng chảy mạnh mẽ và bao phủ rộng khắp của vốn tín dụng chính sách cùng với sự cần cù, sáng tạo của hộ nghèo và các đối tượng chính sách Bình Định, đã góp phần thay đổi, cải thiện cuộc sống của chính họ, vun đắp ấm no và phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội từ thay đổi chính sách
Xã hội

Cơ hội từ thay đổi chính sách

Cùng với việc nâng mức vay và thời hạn cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang thực hiện cắt giảm tối đa các thủ tục và điều kiện cho vay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vay. Các điểm giao dịch của ngân hàng được bố trí tới tận xã, thậm chí xuống đến tổ, đội, nhóm từng thôn, xóm để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của từng hộ gia đình ở địa phương…
Chuyện “startup” ở Bố Trạch
Kinh nghiệm cơ sở

Chuyện “startup” ở Bố Trạch

Chưa bao giờ cụm từ “startup” hay khởi nghiệp được nhắc đến dày đặc như thời gian qua, nhất là trong thanh niên. Nhu cầu làm kinh tế, khởi sự doanh nghiệp; trở thành doanh nhân thành đạt là ước muốn, mục tiêu phấn đấu của rất nhiều bạn trẻ trong đó có thanh niên huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Dù trong hành trình khởi nghiệp còn đầy thách thức nhưng tổ chức Đoàn, chính quyền và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) luôn ở bên, tiếp sức.
Quảng Bình: Hàng trăm hộ thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi
Xã hội

Quảng Bình: Hàng trăm hộ thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi

Mới đây, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình do ông Trần Văn Tài, Giám đốc NHCSXH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm làm việc và kiểm tra Điểm giao dịch xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình để nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở và chỉ đạo triển khai ngay những công việc giải ngân, thu nợ, huy động nguồn vốn và công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Khởi nghiệp để thoát nghèo!
Xã hội

Khởi nghiệp để thoát nghèo!

Đó là cách mà những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội đã chọn để thay đổi cuộc sống, làm chủ tương lai và chăm lo cho gia đình. Mỗi người một cách làm nhưng điểm chung là họ cùng “bắt đầu” từ sự động viên khích lệ của Hội Phụ nữ xã Minh Châu và những đồng vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì.
Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách
Xã hội

Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách

63 năm sau chiến thắng đi vào lịch sử, Điện Biên, một tỉnh miền núi cao địa hình phức tạp, dân cư phân tán, có đến 5 huyện nghèo trong tổng số 64 huyện nghèo trên toàn quốc đã có những đổi thay rõ rệt về phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo nhờ sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh và sự hỗ trợ về tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)
Bước chuyển của tín dụng chính sách vùng đất Tây Nguyên
Thị trường

Bước chuyển của tín dụng chính sách vùng đất Tây Nguyên

Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên diễn ra từ ngày 11 – 12.3.2017 và cũng là thời điểm ghi nhận gần 4 năm nỗ lực thực hiện Bản ghi nhớ ngày 12.4.2013 về việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách giữa Ban chỉ đạo Tây Nguyên với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Đây được coi là một trợ lực giúp NHCSXH thực thi hiệu quả hơn Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên được khởi động từ đầu năm 2012. Để rồi hôm nay nhìn lại nguồn vốn tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên đã có những bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Tây Bắc chuyển mình từ nguồn tín dụng chính sách
Thị trường

Tây Bắc chuyển mình từ nguồn tín dụng chính sách

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng khó khăn, thời gian qua, Thống đốc và ngành Ngân hàng đã ban hành và triển khai cơ chế chính sách tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hộ nông dân, trang trại, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận vốn, mở rộng phát triển sản xuất, đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của khu vực. Nhờ vào chính sách tín dụng, Tây Bắc đã có bước chuyển mình tích cực, người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm vốn để sản xuất kinh doanh; góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.