Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội Lê Minh Hưng vừa ký ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo đó, kể từ ngày 01.3.2019, Ngân hàng Chính sách Xã hội nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay; không phải bảo đảm tiền vay. Đồng thời, nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng, nhằm phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn.
Tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH đạt trên 187 nghìn tỷ đồng; trong đó dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo là 38 nghìn tỷ đồng (chiếm 20,2% tổng dư nợ) với 1,28 triệu hộ nghèo đang còn dư nợ.
Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi nhằm đưa Nghệ An phát triển nhanh, toàn diện theo hướng bền vững. Đây chính là cơ sở để Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đặt mục tiêu đưa Nghệ An trở thành một tỉnh giàu mạnh, phấn đấu đến năm 2025 Nghệ An trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 3,2 triệu dân, nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7 thông ra biển Đông qua cảng Cửa Lò. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Nghệ An được quy hoạch xây dựng cảng hàng không, cảng biển quốc tế và Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy; có thành phố Vinh là đô thị loại 1 với bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Những điều kiện thuận lợi đó tạo điều kiện để Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, kết nối phát triển của cả khu vực Bắc Trung Bộ.
(ĐBNDO) - Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hàng chục triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn vay ưu đãi, với mức dư nợ bình quân 19 triệu đồng/khách hàng, giúp trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 11,8 triệu lao động; trên 3,3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6,6 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn, 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 700 chòi tránh lũ… Đây là chia sẻ của Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền với PV Báo ĐBND.
(ĐBNDO) - Trao đổi với PV Báo ĐBND về hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai HUỲNH THÀNH cho rằng: để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách, nên quan tâm dành một phần ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần tăng cường nguồn vốn giảm nghèo tại địa phương.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp trên 2 triệu hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 162 nghìn lao động. Đây là thông tin từ hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” tại Hà Nội chiều 25.9.
Tại “Hội nghị trực tuyến về vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững” do Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức sáng 23.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, cho rằng tín dụng chính sách là trụ cột quan trọng tạo nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Giai đoạn 2016 - 2020 chỉ là một khoảng thời gian ngắn trong sự nghiệp giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước trong định hướng XHCN ở Việt Nam. Song với sự chủ động và những bước đi sáng tạo của NHCSXH trong việc thực thi tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ ủy thác, đặc biệt là việc tham mưu Đảng, Chính phủ ban hành các chính sách tín dụng mang tính đón đầu đã tạo nên những bước chuyển mới trong công tác tín dụng chính sách xã hội hiện thực hóa quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo “không để ai bị bỏ lại phía sau” đưa Việt Nam phát triển bền vững.
Con số hơn 2.900 tỷ đồng ủy thác sang Ngân hàng sách xã hội; 100% các quận huyện tham gia ủy thác; cùng với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù… đã đưa Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu cả nước về nguồn vốn ngân sách ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).
Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn này ở Nghệ An đã có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động. Nghệ An đang có những bước chuyển mình trong công tác giảm nghèo, vươn lên phát triển một phần nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH.
Gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), bức tranh tín dụng chính sách tại Ninh Bình đã mang những gam màu mới. Ở đó, không chỉ quy mô, chất lượng tín dụng tăng mà quan trọng là sự cộng hưởng sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong một chính sách đậm tính nhân văn của Đảng và Chính phủ.
Được coi là những khoản vay vi mô nhưng tín dụng chính sách ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện đã trở thành nguồn lực quan trọng, giúp nhiều thanh niên vùng sâu, vùng xa khởi nghiệp thành công, từng bước thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Gần 1,2 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn; gần 113.000 lao động có việc làm; hơn 8.000 lượt học sinh, sinh viên (HSSV) khó khăn được vay vốn học tập và hơn 770.000 nhà ở và công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn cho người nghèo được xây dựng… là những kết quả sau 6 tháng nỗ lực chuyển tải dòng vốn ưu đãi về với người nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Trong đó, đáng chú ý, nguồn vốn ủy thác từ các địa phương chuyển sang ngân hàng đã vượt kế hoạch năm; thể hiện sự quan tâm của cấp ủy địa phương đối với tín dụng ưu đãi ngày một lớn và trở thành nguồn lực quan trọng trong hoạt động của NHCSXH.
Đó là kết quả hoạt động cho vay tín dụng ưu đãi vừa được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) công bố tại Hội nghị đánh giá thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Về lý thuyết, không có chương trình tín dụng nào có tỷ lệ rủi ro về vốn cao như tín dụng chính sách xã hội. Bởi đối tượng khách hàng đặc thù là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế trong khi các chương trình cho vay đều không phải thế chấp. Tuy nhiên, nợ xấu cho người nghèo và đối tượng chính sách vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội lại chỉ dưới 1%. Đó là con số được các đại biểu nêu ra tại Tọa đàm trực tuyến “Dân vận khéo trong công tác giảm nghèo” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 10.6.
Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo sinh kế, việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống, với độ phủ rộng, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong số đó, có trên 85% dư nợ cho vay để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (SXKD tại VKK) được NHCSXH huyện Bố Trạch triển khai trong thời gian qua đã mang lại cho các hộ gia đình tại vùng khó khăn có cơ hội thoát nghèo bền vững, nhiều gia đình, nhờ vào nguồn tín dụng ưu đãi này, đã vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nổi tiếng là vùng “Địa linh nhân kiệt”, với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, song con đường xây dựng nông thôn của Nam Đàn, tỉnh Nghệ An không hề dễ dàng. Ở nơi “gió Lào thổi rạc bờ tre” lại thêm bão lụt thường xảy ra khiến cuộc sống người dân khó càng thêm khó, tuy nhiên, trên vùng đất này, dòng vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực chính, giúp các đối tượng yếu thế nhất có cơ hội hòa mình vào sự phát triển kinh tế chung của huyện; góp phần đưa Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2018 và trên đường tiến tới là huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.
“Dòng máu” để doanh nghiệp hoạt động là tín dụng, hơn hết, việc tiếp cận tổ chức tín dụng cần phải thông thoáng nhất để đồng hành và phát triển với doanh nghiệp; các bộ, ngành liên quan cần triển khai đồng bộ các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tổ chức tín dụng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo quy định của Chính phủ... Đây là những ý kiến đáng chú ý tại Hội thảo Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập diễn ra sáng qua tại Hà Nội.