Tín dụng chính sách giúp lập nghiệp đứng vững thương hiệu

"Những năm qua, tín dụng chính sách đã giúp tôi lập nghiệp rồi đứng vững với thương hiệu “Miến dong Triệu Thị Tá”, nếu không có vốn vay từ tín dụng chính sách thì tôi sẽ không làm được thương hiệu “Miến dong Triệu Thị Tá” ngày hôm nay". Đây là khẳng định của chị Triệu Thị Tá, người dân tộc Dao ở bản Phiêng Khăm, xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) được nhiều người biết đên với thương hiệu nổi tiếng “Miến dong Triệu Thị Tá”.

Họ làm được, tại sao mình lại không thể?

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ít ruộng, chỉ học hết lớp 3, Triệu Thị Tá đã phải nghỉ học theo bố mẹ lên nương. Không có đất cấy lúa, theo bà con dân bản chị Tá trồng dong riềng, xay ra bột bán cho những gia đình làm miến kiếm tiền mua gạo. Sau nhiều năm bán bột, thấy họ làm miến thu nhập cao, một câu hỏi lớn đặt ra cho cô gái trẻ người dân tộc Dao rằng tại sao họ làm được mình lại không thể?

Chị Triệu Thị Tá đang giới thiệu sản phẩm miến dong cho cán bộ NHCSXH
Chị Triệu Thị Tá đang giới thiệu sản phẩm miến dong cho cán bộ NHCSXH

Với suy nghĩ tại sao không tự sản xuất miến từ chính cây dong riềng do người thân, dân bản mình trồng, năm 2011, Triệu Thị Tá một mình “khăn gói” xuống Thái Nguyên xin làm thuê tại một cơ sở chế biến miến dong. Vừa làm, vừa học, lắng nghe và quan sát, sau hơn một tháng, chị về quê, mạnh dạn vào nghề. Nhưng, quê chị ở tận vùng cao Phiêng Khăm, đường sá đi lại khó khăn, ai vượt đèo, lội suối để tìm mua miến dong? Đang loay hoay tìm vốn vay, thì được giới thiệu về các chương trình cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp từ NHCSXH huyện Ba Bể. Được cán bộ Hội Nông dân xã Yến Dương, Tổ tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn chi tiết, tận tình, chỉ sau thời gian ngắn, gia đình chị được NHCSXH huyện cho vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. Có vốn, chị đầu tư mua sắm thiết bị sản xuất, mua đất gần tỉnh lộ 258 xây dựng cơ sở chế biến, làm mặt bằng phơi dong riềng. Từ đó, tại thôn Nà Viễn mọc lên một cơ sở sản xuất “Miến dong Triệu Thị Tá”.

 

Hành trình tạo ra sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường không hề đơn giản, chị Tá cho biết, lúc đầu mới đi vào sản xuất, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên có những mẻ miến không thành. Không nản, chị rút kinh nghiệm qua những lần thất bại, dần dần “Miến dong Triệu Thị Tá” được sản xuất theo một quy trình và được quản lý chặt chẽ, chỉ sử dụng loại bột dong riềng hoa đỏ (giống địa phương) để làm miến. Gia đình chị cũng tự trồng dong (khoảng 3ha) để cung cấp một phần nguồn bột, còn chủ yếu mua bên ngoài (chiếm đến 60% lượng bột sản xuất). Bột mua về phải ngâm và lọc thay nước nhiều lần, sau đó phơi khô để làm. Phên phơi được rửa sạch, phơi khô rồi lau một lượt mỡ để chống dính, nên chất lượng sợi miến dong trong, nhỏ đều, thơm, mịn và dai, và đặc biệt là 3 không: Không có sạn - Không hoá chất - Không phụ gia; có thể nấu đi, nấu lại nhiều lần không bị nát.

 

Khi sản phẩm làm ra đã “ưng cái bụng”, bản thân chị lại trực tiếp đi giới thiệu sản phẩm, biếu không sản phẩm để mọi người dùng thử. Đến nay “Miến dong Triệu Thị Tá” đã có mặt ở nhiều hội chợ trong tỉnh và ngoài tỉnh. “Qua tiếp thị, mỗi lần nhận được lời khen của khách hàng tôi có thêm động lực để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm”, chị Tá hồ hởi chia sẻ.

 

Miến dong Triệu Thị Tá bây giờ đã nổi tiếng đến các tỉnh xa gần trong cả nước, những nhà kinh doanh mặt hàng này ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng đã tìm đến cơ sở của chị Tá để đặt hàng, mỗi lần đặt với số lượng từ 1,5 tạ đến 3 tạ miến. Hiện, mỗi năm cơ sở của chị Tá tiêu thụ khoảng 200 tấn bột dong cho bà con các dân tộc ở Yến Dương - xã trồng dong riềng nhiều nhất huyện Ba Bể, để sản xuất ra hơn 60 tấn miến thành phẩm. Với giá bán 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí chị thu về khoảng 400 triệu đồng/năm.

Chắt chiu từng đồng vốn tín dụng

Đánh giá về hiệu quả của tín dụng chính sách đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, chị Tá khẳng định, nếu không có đồng vốn vay ưu đãi từ NHCSXH thì tôi chẳng bao giờ dám mơ là mình có cơ sở sản xuất miến dong như ngày hôm nay. Qua đó, tín dụng chính sách đã giúp chị lập nghiệp rồi đứng vững với thương hiệu “Miến dong Triệu Thị Tá”, chị Tá nhấn mạnh.

 

Chia sẻ với chúng tôi về bước đi của cơ sở sản xuất trong thời gian tới, Chị Tá mong, sớm có thêm mặt bằng để đầu tư vào hệ thống sản xuất khép kín từ chế biến tinh bột, hệ thống sấy bột tạo ra sản phẩm đồng nhất; nâng công suất lên 70 - 80 tấn miến/năm. Đồng thời, để ổn định vùng nguyên liệu cơ sở sẽ chủ động ký cam kết với các hộ dân trên địa bàn xã trồng dong riềng và bao tiêu sản phẩm.

 

Là cơ sở duy nhất trên địa bàn tỉnh sản xuất miến rút theo phương pháp truyền thống, một lần nữa khẳng định, Triệu Thị Tá không chỉ tạo dựng thương hiệu cho riêng mình, mà còn trở thành điển hình tiêu biểu, là một minh chứng cụ thể trong việc sử dụng hiệu quả đồng vốn chính sách của Chính phủ để vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho quê nhà.

Kinh nghiệm cơ sở

H. Quảng Ninh, Quảng Bình: Vốn ủy thác tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch năm
Trên đường phát triển

H. Quảng Ninh, Quảng Bình: Vốn ủy thác tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch năm

Tổng dư nợ đạt 333.114 triệu đồng, tăng so với đầu năm 4.615 triệu đồng; huy động vốn đạt 55.559 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 8.559 triệu đồng. Trong đó, huy động từ các tổ chức, cá nhân đạt 37.691 triệu đồng; nhận tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 7.646 triệu đồng; riêng vốn ủy thác từ địa phương đạt 2.055 triệu đồng, tăng 650 triệu đồng so với đầu năm và đạt 100% KH năm. Đây là kết quả Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đạt được trong 6 tháng đầu năm; thể hiện sự nỗ lực vì người nghèo, người yếu thế của Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong bối cảnh khủng hoảng toàn xã hội do Covid-19.
Minh Hóa, Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ tín dụng chính sách
Thị trường

Minh Hóa, Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ tín dụng chính sách

Từ chỗ chỉ có 2 chương trình cho vay đầu năm 2003 với dư nợ 19 tỷ đồng, đến nay, sau gần 17 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Minh Hóa đang thực hiện 19 chương trình tín dụng, tổng dư nợ đạt 366 tỷ đồng với trên 9.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang thụ hưởng.
Bố trí vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh
Đại biểu - Cử tri

Bố trí vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh liên tục giảm, đặc biệt, năm 2018, có 550 hộ thoát khỏi danh sách nghèo. Theo đó, nhu cầu vốn vay hàng năm của các hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo cũng giảm. Do đó, cử tri huyện Ba Chẽ mong muốn UBND tỉnh có ý kiến với Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh để điều chuyển một phần vốn vay cho đối tượng nghèo và cận nghèo sang cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vì vùng này đang cần rất nhiều vốn để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế.
Chuyện vay - trả
Xã hội

Chuyện vay - trả

LTS: Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Đồng Tháp vừa sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Nhân dịp này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan có bài viết tri ân những người làm tín dụng chính sách; đồng thời, đánh giá và định hướng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn trong giai đoạn tiếp theo. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết này!
Thanh Trì giàu lên nhờ nguồn vốn chính sách
Xã hội

Thanh Trì giàu lên nhờ nguồn vốn chính sách

Dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất... cùng với sự hỗ trợ từ các khoản vay ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện, đã giúp nhiều người dân huyện Thanh Trì, Hà Nội thoát nghèo, tự tin bước vào giai đoạn mới - giai đoạn sản xuất lớn và làm giàu...
Thay đổi diện mạo nông thôn mới từ vốn tín dụng chính sách
Xã hội

Thay đổi diện mạo nông thôn mới từ vốn tín dụng chính sách

140.528 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn 4.308 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng chính sách góp phần đầu tư phát triển kinh tế, nhiều nông dân tăng thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới. Đó là kết quả Thái Nguyên đạt được sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (Chỉ thị số 40).
6 tháng đạt hơn 98% kế hoạch năm
Xã hội

6 tháng đạt hơn 98% kế hoạch năm

Nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm 2019 và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bố Trạch đã tổ chức phiên họp thường kỳ quý II năm 2019 ngày 11.7.
Cùng xây thương hiệu cho quê hương
Kinh nghiệm cơ sở

Cùng xây thương hiệu cho quê hương

Không chỉ nổi tiếng với vịnh Vĩnh Hy và nhiều vũng, bãi biển xinh đẹp; cảng cá, đìa tôm, ruộng muối, Vườn Quốc gia Núi Chúa… mà huyện Ninh Hải, Ninh Thuận còn được biết đến là vùng nho nổi tiếng, quanh năm tươi tốt. Những vườn nho xanh mướt mát phủ đầy mặt đất bằng phẳng, leo lên cả triền núi càng làm cho vùng đất nắng gió này thêm quyến rũ. Bất ngờ hơn, không ít vườn nho ở đây được gây dựng từ chính nguồn vốn ưu đãi vi mô…
Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị
Kinh nghiệm cơ sở

Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Ninh Thuận LÊ VĂN BÌNH về kết quả thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh. Theo ông Bình, Chỉ thị đã tạo sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi nhận thức, hành động trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân; từ đó, tạo chuyển biến căn bản trên tất cả các mặt đời sống của người dân địa phương.
Đồng vốn nhân văn nơi miền cát trắng
Xã hội

Đồng vốn nhân văn nơi miền cát trắng

Gần 17 năm hoạt động, thông qua 15 chương trình tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Ninh Thuận đã cho vay 5.373 tỷ đồng tới hơn 410 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 2.116 tỷ đồng.
Cuộc sống đổi thay từ nguồn vốn tín dụng
Xã hội

Cuộc sống đổi thay từ nguồn vốn tín dụng

Dòng chảy mạnh mẽ và bao phủ rộng khắp của vốn tín dụng chính sách cùng với sự cần cù, sáng tạo của hộ nghèo và các đối tượng chính sách Bình Định, đã góp phần thay đổi, cải thiện cuộc sống của chính họ, vun đắp ấm no và phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội từ thay đổi chính sách
Xã hội

Cơ hội từ thay đổi chính sách

Cùng với việc nâng mức vay và thời hạn cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang thực hiện cắt giảm tối đa các thủ tục và điều kiện cho vay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vay. Các điểm giao dịch của ngân hàng được bố trí tới tận xã, thậm chí xuống đến tổ, đội, nhóm từng thôn, xóm để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của từng hộ gia đình ở địa phương…
Chuyện “startup” ở Bố Trạch
Kinh nghiệm cơ sở

Chuyện “startup” ở Bố Trạch

Chưa bao giờ cụm từ “startup” hay khởi nghiệp được nhắc đến dày đặc như thời gian qua, nhất là trong thanh niên. Nhu cầu làm kinh tế, khởi sự doanh nghiệp; trở thành doanh nhân thành đạt là ước muốn, mục tiêu phấn đấu của rất nhiều bạn trẻ trong đó có thanh niên huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Dù trong hành trình khởi nghiệp còn đầy thách thức nhưng tổ chức Đoàn, chính quyền và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) luôn ở bên, tiếp sức.
Quảng Bình: Hàng trăm hộ thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi
Xã hội

Quảng Bình: Hàng trăm hộ thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi

Mới đây, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình do ông Trần Văn Tài, Giám đốc NHCSXH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm làm việc và kiểm tra Điểm giao dịch xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình để nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở và chỉ đạo triển khai ngay những công việc giải ngân, thu nợ, huy động nguồn vốn và công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Khởi nghiệp để thoát nghèo!
Xã hội

Khởi nghiệp để thoát nghèo!

Đó là cách mà những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội đã chọn để thay đổi cuộc sống, làm chủ tương lai và chăm lo cho gia đình. Mỗi người một cách làm nhưng điểm chung là họ cùng “bắt đầu” từ sự động viên khích lệ của Hội Phụ nữ xã Minh Châu và những đồng vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì.
Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách
Xã hội

Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách

63 năm sau chiến thắng đi vào lịch sử, Điện Biên, một tỉnh miền núi cao địa hình phức tạp, dân cư phân tán, có đến 5 huyện nghèo trong tổng số 64 huyện nghèo trên toàn quốc đã có những đổi thay rõ rệt về phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo nhờ sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh và sự hỗ trợ về tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)
Bước chuyển của tín dụng chính sách vùng đất Tây Nguyên
Thị trường

Bước chuyển của tín dụng chính sách vùng đất Tây Nguyên

Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên diễn ra từ ngày 11 – 12.3.2017 và cũng là thời điểm ghi nhận gần 4 năm nỗ lực thực hiện Bản ghi nhớ ngày 12.4.2013 về việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách giữa Ban chỉ đạo Tây Nguyên với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Đây được coi là một trợ lực giúp NHCSXH thực thi hiệu quả hơn Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên được khởi động từ đầu năm 2012. Để rồi hôm nay nhìn lại nguồn vốn tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên đã có những bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất.