Trao đồng bào cơ hội đổi thay cuộc sống

Sơn La là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi như một “công cụ” đắc lực giúp đồng bào dân tộc nơi đây giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Niềm vui đã đến trên những nếp nhà.

Đưa vốn đến đã khó, phát huy hiệu quả lại càng khó hơn

Sơn La là một trong các tỉnh đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, diện tích đất tự nhiên rộng nhưng đất sản xuất nông nghiệp lại ít do địa hình nhiều núi cao, giao thông cách trở. Tỉnh có 12 dân tộc sinh sống, trong đó DTTS chiếm 82% dân số toàn tỉnh, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí thấp, hạ tầng cơ sở thiếu thốn, khí hậu khắc nghiệt. Mức sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La còn thấp, nhất là đồng bào các DTTS vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Do vậy, việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với người dân đã khó, để nguồn vốn phát huy hiệu quả lại càng khó hơn.

Xác định rõ điều đó, NHCSXH tỉnh Sơn La đã chú trọng công tác phối hợp với các cấp, ngành, đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền về chính sách vay vốn ưu đãi như bình xét công khai đúng đối tượng vay vốn; thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, niêm yết công khai các chính sách tín dụng ưu đãi tại các Điểm giao dịch, bảo đảm giao dịch tại 204/204 xã, phường, thị trấn; bố trí đầy đủ cán bộ tham gia Tổ giao dịch theo quy định với tỷ lệ giao dịch tại xã đạt 97%...

Trao đồng bào cơ hội đổi thay cuộc sống ảnh 1
Nguồn: Quỹ HTND

Tính đến hết tháng 6.2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 2.929 tỷ đồng, đạt 97,3% kế hoạch năm 2016, tăng 12,5% so với năm 2015; tăng chủ yếu ở các chương trình như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, doanh số cho vay đến 30.6.2016 đạt trên 609 tỷ đồng đã giúp 24.012 hộ có điều kiện phát triển kinh tế. Trong đó, cho 1.897 hộ gia đình thoát nghèo; giải quyết việc làm cho 736 lao động mới; 1.461 hộ gia đình được vay vốn sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; hỗ trợ xây dựng 5.131 công trình nước sạch và 4.858 công trình vệ sinh…

Niềm vui đến với đồng bào

Qua thống kê của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp bà con dân tộc đầu tư phát triển chăn nuôi được 23.917 con trâu, bò, 49.498 con lợn sinh sản và lợn thịt, 37.315 con dê, đầu tư hơn 32,6 tỷ đồng chăn nuôi gia súc gia cầm; chăn nuôi thủy  sản 13,2 tỷ đồng, trồng cây ăn quả và cải tạo vườn tạp 15,6 tỷ triệu đồng, mua máy móc và công cụ lao động đầu tư cho sản xuất kinh doanh 28,3 tỷ đồng.

Trên những cung đường quanh co, khúc khuỷu của vùng cao Tây Bắc, chúng tôi đến với gia đình ông Hà Văn Khánh ở bản Lềm, xã Huy Tân, huyện Phù Yên. Đón chúng tôi với gương mặt rạng ngời, ông Khánh hồ hởi cho biết, trước đây gia đình tôi còn là hộ nghèo lâu năm của địa phương. Năm 2012, thông qua Hội Cựu chiến binh (CCB), gia đình ông được vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo đầu tư nuôi dê sinh sản và cải tạo đất trồng 3ha bạch đàn, xoan lai. Với bản tính cần cù, chịu khó lại siêng năng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trong nuôi trồng, đàn dê của gia đình ông phát triển rất tốt. Giữa năm 2013 từ đàn dê “vốn” gia đình ông đã bán được 2 lứa dê thịt, sau khi trừ đi các chi phí, thu lãi được hơn 30 triệu đồng. Có tiền từ việc bán dê, gia đình ông tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và mua một cặp trâu giống...

Ông Khánh cho biết, sau 2 năm vay vốn NHCSXH gia đình ông đã trả xong nợ và ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã. Hiện, ngoài đàn dê sinh sản hàng năm cho thu nhập bình quân từ 50 - 60 triệu đồng, gia đình ông còn gây dựng được đàn trâu, bò lên tới 7 con (trị giá gần 200 triệu đồng).

Chúng tôi đã tận mắt thấy, tai nghe những hộ gia đình như gia đình ông Hà Văn Khánh, gia đình anh Mùi Văn Lương ở bản Puôi 1, xã Huy Tân trước đây rất khó khăn khi không có vốn để phát triển kinh tế. Chỉ đến khi được tiếp cận vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo của NHCSXH, gia đình anh mới có cơ hội để thoát nghèo. Từng được tiếp cận vốn vay ưu đãi 2 lần, gia đình anh Lương đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn dùng vốn vào nuôi trâu, nuôi lợn hiệu quả mang lại là rất thiết thực. Đến năm 2015, gia đình anh đã thoát được nghèo và hiện tại, với nguồn vốn tích cóp được, gia đình anh đã đầu tư vào làm thêm trang trại trồng 1,5ha rừng lát, đào ao rộng trên 700m2 nuôi cá thịt các loại.

Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn ưu đãi, Giám đốc NHCSXH tỉnh Sơn La, Tòng Thị Tươi khẳng định, vốn tín dụng ưu đãi trong những năm qua là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Đồng thời, các chương trình tín dụng chính sách đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, họ có cơ hội vươn lên tự thay đổi cuộc sống của mình. Để làm được điều đó, không chỉ có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn Chi nhánh mà còn có sự giúp đỡ, đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền, của 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác, của các Tổ tiết kiệm và vay vốn do nhân dân tự nguyện thành lập.

Bà Tươi cho rằng, trong thời gian tới, để bảo đảm cho những hộ vay vốn sử dụng hiệu quả nguồn vốn, NHCSXH tỉnh Sơn La sẽ tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các hộ vay vốn sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích.

Tin dụng - Hiệu quả, sáng tạo

Hành trình kiến tạo cuộc sống mới
Xã hội

Hành trình kiến tạo cuộc sống mới

Không chỉ nỗ lực thực hiện ủy thác vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, quản lý và bảo toàn tốt nguồn vốn Nhà nước, 17 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã cùng Chính phủ kiến tạo những giá trị mới cho chính sách tín dụng từ hoàn thiện hệ thống chính sách, khơi dậy nguồn lực mới đến hướng dòng vốn vào các mô hình phát triển kinh tế, giúp người nghèo đi nhanh hơn để không chỉ không bị lùi lại phía sau.
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Xã hội

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) khẳng định: “Triển khai tín dụng chính sách của hệ thống ngân hàng nói chung và tín dụng chính sách của NHCSXH nói riêng đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tín dụng chính sách là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, có hiệu quả đối với cộng đồng, đã thực sự đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình ủng hộ”.
Kênh dẫn vốn nhanh - đúng - trúng
Xã hội

Kênh dẫn vốn nhanh - đúng - trúng

Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK và VV) luôn được xem như “cánh tay nối dài” đưa nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đến những hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đó không chỉ là đầu mối, kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, phục vụ hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp, tiện lợi nhất mà còn giúp các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức tiết kiệm, đồng thời, giúp NHCSXH tăng cường năng lực, hiệu quả tại cơ sở.
Giải ngân hơn 8 tỷ đồng cho các hộ nghèo DTTS
Thị trường

Giải ngân hơn 8 tỷ đồng cho các hộ nghèo DTTS

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo dân tộc thiểu số vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức giải ngân kịp thời nguồn vốn từ Ngân sách thành phố Hà Nội uỷ thác qua NHCSXH theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Động lực giúp người nghèo Lào Cai làm giàu
Xã hội

Động lực giúp người nghèo Lào Cai làm giàu

Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo trên địa bàn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vốn chính sách giúp Cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo
Xã hội

Vốn chính sách giúp Cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo

Sau những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những Cựu chiến binh (CCB) trên toàn tỉnh Lạng Sơn lại cùng nhau phát triển trên mặt trận kinh tế, giúp nhau giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy thác qua các cấp Hội CCB.
Bước chuyển lớn trong nhận thức và hành động
Xã hội

Bước chuyển lớn trong nhận thức và hành động

Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân đã làm thay đổi từ nhận thức đến hành động. Một quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền đã mang lại những kết quả khích lệ trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa và trật tự xã hội cho người dân... Đó là chia sẻ của Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận NGUYỄN MINH về việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40).
“Thủ phủ” thanh long thay đổi từ dòng vốn ưu đãi
Xã hội

“Thủ phủ” thanh long thay đổi từ dòng vốn ưu đãi

Không việc làm, không thu nhập, không có điều kiện học ở những bậc cao hơn… là những điều thường thấy ở những vùng khó khăn nói chung và ở những hộ nghèo ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận nói riêng. Song, những khó khăn này đã cơ bản được giải quyết khi nguồn vốn tín dụng chính sách lan tỏa khắp nơi, trở thành công cụ giảm nghèo hữu hiệu.
Bí quyết của Thành Công
Xã hội

Bí quyết của Thành Công

Thành Công vốn là xã nghèo của thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. Nhưng chỉ sau 3 năm, đến nay xã đã hoàn thành và về đích nông thôn mới. Kết quả đó, theo Chủ tịch UBND xã Thành Công Dương Văn Tuyên “là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần, ý chí của chính quyền, nhân dân trong xã và sự hỗ trợ kịp thời của các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi”.
“Đầu tư cho con người, trong đó có người nghèo là quan trọng”!
Sự kiện nổi bật

“Đầu tư cho con người, trong đó có người nghèo là quan trọng”!

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc giao ban trực tuyến đầu Xuân Kỷ Hợi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) sáng 11.2. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương quan tâm hơn nữa đến hoạt động tín dụng chính sách, dành thêm vốn ngân sách ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo.
Để người nghèo thích ứng với hội nhập
Xã hội

Để người nghèo thích ứng với hội nhập

Tín dụng chính sách hiện là kênh hỗ trợ không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Chính phủ. Nhờ nguồn vốn này, hàng triệu hộ dân đã thoát nghèo và không ít người trở thành doanh nhân thành đạt. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, một câu hỏi đặt ra là: Liệu tín dụng chính sách có thể giúp những đối tượng dễ tổn thương này thích ứng với biến động của thị trường và ấm no trên “cánh đồng hội nhập” hay không?
“Vốn nhỏ” phủ sóng “rừng lớn”
Xã hội

“Vốn nhỏ” phủ sóng “rừng lớn”

Thật ấm lòng khi những ngày cuối đông rét mướt, thông tin về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực. Nếu năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện khoảng 33% thì năm 2018 giảm còn 22,98%. Kết quả này có sự góp sức không nhỏ của hàng loạt các chương trình, dự án, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện.
Chỉ thị số 40 - Quyết sách hợp lòng dân!
Thị trường

Chỉ thị số 40 - Quyết sách hợp lòng dân!

2019 là năm thứ 5 thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị, đã có 8 nghìn tỷ đồng từ các địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), nâng tổng nguồn vốn nhận ủy thác đến hết năm 2018 đạt 11.809 tỷ đồng. “Đây là một quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân” - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH TRẦN LAN PHƯƠNG chia sẻ.
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thăm, tặng quà tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng
Xã hội

Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thăm, tặng quà tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng

Ngày 16.1, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) do Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng dẫn đầu, đã tới thăm và tặng 200 suất quà cho người nghèo, người có công với cách mạng tại xã Tam Kim và Hoa Thám thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhân dịp Tết cổ truyền 2019.
Niềm tin vào tín dụng chính sách
Xã hội

Niềm tin vào tín dụng chính sách

Không chỉ là người bạn đồng hành thân thiết của người nghèo, người yếu thế mà tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện còn là sợi dây kết nối giữa người dân, cấp ủy và chính quyền. Sợi dây ấy, ngày một nối dài và trở thành công cụ giảm nghèo đắc lực, được các cấp chính quyền tin tưởng, lựa chọn.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát
Tin dụng - Hiệu quả, sáng tạo

Đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát

Kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lâm Đồng đối với việc thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này, nhất là việc theo dõi thu hồi nợ, cần đặc biệt chú trọng thông tin tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn…