Không chỉ nỗ lực thực hiện ủy thác vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, quản lý và bảo toàn tốt nguồn vốn Nhà nước, 17 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã cùng Chính phủ kiến tạo những giá trị mới cho chính sách tín dụng từ hoàn thiện hệ thống chính sách, khơi dậy nguồn lực mới đến hướng dòng vốn vào các mô hình phát triển kinh tế, giúp người nghèo đi nhanh hơn để không chỉ không bị lùi lại phía sau.
Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo dân tộc thiểu số vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức giải ngân kịp thời nguồn vốn từ Ngân sách thành phố Hà Nội uỷ thác qua NHCSXH theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo trên địa bàn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những Cựu chiến binh (CCB) trên toàn tỉnh Lạng Sơn lại cùng nhau phát triển trên mặt trận kinh tế, giúp nhau giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy thác qua các cấp Hội CCB.
Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân đã làm thay đổi từ nhận thức đến hành động. Một quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền đã mang lại những kết quả khích lệ trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa và trật tự xã hội cho người dân... Đó là chia sẻ của Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận NGUYỄN MINH về việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40).
Không việc làm, không thu nhập, không có điều kiện học ở những bậc cao hơn… là những điều thường thấy ở những vùng khó khăn nói chung và ở những hộ nghèo ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận nói riêng. Song, những khó khăn này đã cơ bản được giải quyết khi nguồn vốn tín dụng chính sách lan tỏa khắp nơi, trở thành công cụ giảm nghèo hữu hiệu.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề đào tạo và nghiên cứu khoa học. Theo đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là một trong những nội dung chủ đạo, xuyên suốt.
Thành Công vốn là xã nghèo của thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. Nhưng chỉ sau 3 năm, đến nay xã đã hoàn thành và về đích nông thôn mới. Kết quả đó, theo Chủ tịch UBND xã Thành Công Dương Văn Tuyên “là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần, ý chí của chính quyền, nhân dân trong xã và sự hỗ trợ kịp thời của các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi”.
Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc giao ban trực tuyến đầu Xuân Kỷ Hợi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) sáng 11.2. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương quan tâm hơn nữa đến hoạt động tín dụng chính sách, dành thêm vốn ngân sách ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo.
Tín dụng chính sách hiện là kênh hỗ trợ không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Chính phủ. Nhờ nguồn vốn này, hàng triệu hộ dân đã thoát nghèo và không ít người trở thành doanh nhân thành đạt. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, một câu hỏi đặt ra là: Liệu tín dụng chính sách có thể giúp những đối tượng dễ tổn thương này thích ứng với biến động của thị trường và ấm no trên “cánh đồng hội nhập” hay không?
Thật ấm lòng khi những ngày cuối đông rét mướt, thông tin về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực. Nếu năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện khoảng 33% thì năm 2018 giảm còn 22,98%. Kết quả này có sự góp sức không nhỏ của hàng loạt các chương trình, dự án, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện.
2019 là năm thứ 5 thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị, đã có 8 nghìn tỷ đồng từ các địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), nâng tổng nguồn vốn nhận ủy thác đến hết năm 2018 đạt 11.809 tỷ đồng. “Đây là một quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân” - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH TRẦN LAN PHƯƠNG chia sẻ.
Ngày 16.1, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) do Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng dẫn đầu, đã tới thăm và tặng 200 suất quà cho người nghèo, người có công với cách mạng tại xã Tam Kim và Hoa Thám thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhân dịp Tết cổ truyền 2019.
Không chỉ là người bạn đồng hành thân thiết của người nghèo, người yếu thế mà tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện còn là sợi dây kết nối giữa người dân, cấp ủy và chính quyền. Sợi dây ấy, ngày một nối dài và trở thành công cụ giảm nghèo đắc lực, được các cấp chính quyền tin tưởng, lựa chọn.
Kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lâm Đồng đối với việc thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này, nhất là việc theo dõi thu hồi nợ, cần đặc biệt chú trọng thông tin tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn…
Từ chỗ bị coi là vùng lõm, sau 5 năm thực hiện Đề án nâng cao chất lượng chính sách tín dụng, hoạt động tín dụng chính sách ở Hậu Giang đã tăng vượt bậc cả quy mô lẫn chất lượng: nợ quá hạn giảm xuống dưới 1%; lãi tồn đọng giảm 5,38%; không còn nợ bị chiếm dụng. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội NGUYỄN THANH TRIỀU nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân.
Từ các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều đoàn viên, thanh niên đã có điều kiện học tập, sản xuất, vững vàng trên con đường lập thân, lập nghiệp. Đồng thời, thông qua hoạt động ủy thác nguồn vốn vay đãi đã tạo được sự gắn kết giữa cơ sở Đoàn với thanh niên.
Chương trình cho vay trồng rừng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những kênh tín dụng “xanh” tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ dân tiếp cận vốn vay lãi suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật để trồng rừng góp phần bảo tồn thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế và thoát nghèo bền vững.
Với mục tiêu “Vì hạnh phúc của người nghèo, vì an sinh xã hội”, cùng với nhiều nỗ lực trong công tác triển khai hoạt động tín dụng chính sách, trong 14 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện hiệu quả góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, hàng triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã tự lực vươn lên ổn định sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 11.3.2003, trải qua 14 năm phát triển, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) luôn nỗ lực hoàn thành vai trò là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập.