Tín dụng chính sách cho đồng bào

Thoát cảnh “bữa đói, bữa no”

Ông Lý Văn Tên, dân tộc Kháng, bản Nà Khoa 1, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã nhiều năm liền luôn bị cái nghèo bủa vây, nhưng đến đầu năm 2015, lần đầu tiên gia đình ông thoát hẳn cảnh “bữa đói, bữa no” và giấc mơ thoát nghèo đã trở thành hiện thực khi cán bộ NHCSXH đến vận động gia đình vay vốn đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản.

Được xét ra khỏi hộ nghèo

Điện Biên hiện có tới 5 trong tổng số 10 đơn vị hành chính là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, có 110/130 xã là xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 1049/QĐ-TTg. Dân số ít, trên 52 vạn dân với 111 nghìn hộ, sản xuất tại các vùng sâu, vùng xa chủ yếu làm 1 vụ trong năm. Hạ tầng rất thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, nhiều xã ở Mường Nhé, Nậm Pồ vào mùa mưa không đi lại được bằng xe ô tô, khoảng cách từ xã đến huyện xa với 11 xã cách huyện trên 100km. Những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất lớn đến các mặt hoạt động của NHCSXH nói chung và hoạt động giao dịch xã nói riêng.

Thoát cảnh “bữa đói, bữa no” ảnh 1
Gia đình anh Giàng Quán Tề ở bản Nà Khoa 1 xã Nà Khoa vay vốn ưu đãi phát triển chăn nuôi nay đã thoát nghèo

Khắc phục khó khăn, được sự quan tâm của các cấp, ngành, năm qua NHCSXH tỉnh Điện Biên đã thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm lãi suất tiền gửi theo chỉ đạo của ngành Ngân hàng và triển khai tốt các chương trình tín dụng chính sách mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện các chính sách điều chỉnh như nâng mức cho vay đối với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng mức cho vay đối với hộ nghèo; giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách…

Đến 30.6.2016 dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh đạt gần 2.100 tỷ đồng,  đã giúp cho trên 256 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn để SXKD, thu hút tạo việc làm cho trên 80 nghìn lượt lao động, giúp gần 15 nghìn HSSV được vay vốn đi học, xây dựng 5.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 13 nghìn ngôi nhà ở cho hộ nghèo... góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 đến 4%.

Đơn cử như hộ gia đình ông Lý Văn Tên, dân tộc Kháng, bản Nà Khoa 1, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, đã nhiều năm liền luôn bị cái nghèo bủa vây, nhưng đến đầu năm 2015, lần đầu tiên gia đình ông thoát hẳn cảnh “bữa đói, bữa no”. Giấc mơ thoát nghèo trở thành hiện thực của ông Tên bắt đầu từ việc cán bộ NHCSXH đến vận động gia đình vay vốn đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản. Nhờ 30 triệu đồng vốn chính sách của chương trình hộ nghèo, tài sản của ông ngày một đa dạng với đàn trâu lẫn nghé 8 con, ao thả cá gần 300m2 và một đồi rừng keo xanh bát ngát chuẩn bị vào mùa khai thác.

Cũng như gia đình ông Tên, gia đình anh Giàng Quán Tề, người H’Mông ở bản Huổi Ngân, xã Nà Khoa cũng từ nguồn vốn chính sách mà đầu tư nuôi lợn giống, trồng bắp lai xây được nhà mới. Giữa năm 2010, gia đình anh Tề được xét ra khỏi danh sách hộ nghèo, nhưng vẫn cần vốn để làm ăn, bởi vậy ngay sau khi có chính sách cho hộ mới thoát nghèo vay vốn chính sách thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, anh Tề cùng 8 hộ nữa trong bản là khách hàng đầu tiên được tiếp cận nguồn vốn với số tiền lên đến 50 triệu đồng, để chủ động làm chuồng trại nuôi thêm lợn nái và mua con giống tốt phát triển đàn dê 47 con, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Vốn dành riêng cho hộ dân tộc thiểu số còn khó khăn

Theo Giám đốc NHCSXH tỉnh Điện Biên Đàm Xuân Triệu, hiện tại toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì có tới 1/3 là huyện nghèo theo nghị quyết 30a, và hơn một nửa trong tổng số 130 xã, phường, thị trấn thuộc xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn (vùng 3) với đồng bào DTTS chiếm trên 80%. Nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao 50 - 60%, bởi vậy việc đưa đồng vốn tín dụng chính sách đến với người dân đã khó, để nguồn vốn phát huy hiệu quả lại càng khó khăn hơn; đồng thời việc cho vay xóa đói giảm nghèo vừa rất cấp bách vừa mang tính lâu dài. Xác định được điều đó, NHCSXH tỉnh Điện Biên đã đặc biệt quan tâm đến chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS đặc biệt khó khăn, ưu tiên vốn phục vụ phát triển những vật nuôi, cây trồng có thế mạnh của địa phương; gắn cho vay sản xuất nông, lâm nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

Ông Triệu cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách dành riêng cho hộ dân tộc thiểu số, do Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Trong hai năm 2014- 2015, một số chương trình tín dụng chính sách dành cho hộ dân tộc thiểu số do NHCSXH thực hiện chưa được cấp đủ vốn và kịp thời. Bên cạnh đó, các hộ đồng bào DTTS thường thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, tư duy làm ăn đơn giản, do đó hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vay vốn cũng như tạo bước đệm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững, giờ đây mong muốn của NHCSXH là được phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm, huy động và tạo thêm nguồn vốn bổ sung để kịp thời cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện tốt những vấn đề này chính là giải pháp căn bản để tín dụng chính sách phát huy tối đa hiệu quả trong đời sống xã hội, góp phần cải thiện, chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình liên tục chuyển tải các chương trình tín dụng chính sách trên, NHCSXH đã tranh thủ mọi nguồn vốn do Trung ương cấp, từ ngân sách tỉnh, huyện chuyển sang, kể cả việc huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo để đưa trực tiếp đến tận tay các đối tượng được thụ hưởng. Hầu hết hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS trên vùng cao biên giới Điện Biên có đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn thuận lợi, nhanh chóng.

Cũng theo ông Triệu, những tháng cuối năm 2016, NHCSXH tỉnh Điện Biên phấn đấu giảm nợ quá hạn xuống mức dưới 0,5% tổng dư nợ. Song song đó, tiếp tục tranh thủ, tận dụng mọi nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn và các chương trình tín dụng chính sách khác góp phần xóa nghèo bền vững, bảo đảm an sinh, an ninh xã hội trên vùng cao biên giới phía bắc của Tổ quốc. 

Tin dụng - Hiệu quả, sáng tạo

Hành trình kiến tạo cuộc sống mới
Xã hội

Hành trình kiến tạo cuộc sống mới

Không chỉ nỗ lực thực hiện ủy thác vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, quản lý và bảo toàn tốt nguồn vốn Nhà nước, 17 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã cùng Chính phủ kiến tạo những giá trị mới cho chính sách tín dụng từ hoàn thiện hệ thống chính sách, khơi dậy nguồn lực mới đến hướng dòng vốn vào các mô hình phát triển kinh tế, giúp người nghèo đi nhanh hơn để không chỉ không bị lùi lại phía sau.
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Xã hội

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) khẳng định: “Triển khai tín dụng chính sách của hệ thống ngân hàng nói chung và tín dụng chính sách của NHCSXH nói riêng đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tín dụng chính sách là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, có hiệu quả đối với cộng đồng, đã thực sự đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình ủng hộ”.
Kênh dẫn vốn nhanh - đúng - trúng
Xã hội

Kênh dẫn vốn nhanh - đúng - trúng

Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK và VV) luôn được xem như “cánh tay nối dài” đưa nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đến những hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đó không chỉ là đầu mối, kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, phục vụ hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp, tiện lợi nhất mà còn giúp các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức tiết kiệm, đồng thời, giúp NHCSXH tăng cường năng lực, hiệu quả tại cơ sở.
Giải ngân hơn 8 tỷ đồng cho các hộ nghèo DTTS
Thị trường

Giải ngân hơn 8 tỷ đồng cho các hộ nghèo DTTS

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo dân tộc thiểu số vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức giải ngân kịp thời nguồn vốn từ Ngân sách thành phố Hà Nội uỷ thác qua NHCSXH theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Động lực giúp người nghèo Lào Cai làm giàu
Xã hội

Động lực giúp người nghèo Lào Cai làm giàu

Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo trên địa bàn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vốn chính sách giúp Cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo
Xã hội

Vốn chính sách giúp Cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo

Sau những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những Cựu chiến binh (CCB) trên toàn tỉnh Lạng Sơn lại cùng nhau phát triển trên mặt trận kinh tế, giúp nhau giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy thác qua các cấp Hội CCB.
Bước chuyển lớn trong nhận thức và hành động
Xã hội

Bước chuyển lớn trong nhận thức và hành động

Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân đã làm thay đổi từ nhận thức đến hành động. Một quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền đã mang lại những kết quả khích lệ trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa và trật tự xã hội cho người dân... Đó là chia sẻ của Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận NGUYỄN MINH về việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40).
“Thủ phủ” thanh long thay đổi từ dòng vốn ưu đãi
Xã hội

“Thủ phủ” thanh long thay đổi từ dòng vốn ưu đãi

Không việc làm, không thu nhập, không có điều kiện học ở những bậc cao hơn… là những điều thường thấy ở những vùng khó khăn nói chung và ở những hộ nghèo ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận nói riêng. Song, những khó khăn này đã cơ bản được giải quyết khi nguồn vốn tín dụng chính sách lan tỏa khắp nơi, trở thành công cụ giảm nghèo hữu hiệu.
Bí quyết của Thành Công
Xã hội

Bí quyết của Thành Công

Thành Công vốn là xã nghèo của thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. Nhưng chỉ sau 3 năm, đến nay xã đã hoàn thành và về đích nông thôn mới. Kết quả đó, theo Chủ tịch UBND xã Thành Công Dương Văn Tuyên “là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần, ý chí của chính quyền, nhân dân trong xã và sự hỗ trợ kịp thời của các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi”.
“Đầu tư cho con người, trong đó có người nghèo là quan trọng”!
Sự kiện nổi bật

“Đầu tư cho con người, trong đó có người nghèo là quan trọng”!

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc giao ban trực tuyến đầu Xuân Kỷ Hợi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) sáng 11.2. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương quan tâm hơn nữa đến hoạt động tín dụng chính sách, dành thêm vốn ngân sách ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo.
Để người nghèo thích ứng với hội nhập
Xã hội

Để người nghèo thích ứng với hội nhập

Tín dụng chính sách hiện là kênh hỗ trợ không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Chính phủ. Nhờ nguồn vốn này, hàng triệu hộ dân đã thoát nghèo và không ít người trở thành doanh nhân thành đạt. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, một câu hỏi đặt ra là: Liệu tín dụng chính sách có thể giúp những đối tượng dễ tổn thương này thích ứng với biến động của thị trường và ấm no trên “cánh đồng hội nhập” hay không?
“Vốn nhỏ” phủ sóng “rừng lớn”
Xã hội

“Vốn nhỏ” phủ sóng “rừng lớn”

Thật ấm lòng khi những ngày cuối đông rét mướt, thông tin về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực. Nếu năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện khoảng 33% thì năm 2018 giảm còn 22,98%. Kết quả này có sự góp sức không nhỏ của hàng loạt các chương trình, dự án, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện.
Chỉ thị số 40 - Quyết sách hợp lòng dân!
Thị trường

Chỉ thị số 40 - Quyết sách hợp lòng dân!

2019 là năm thứ 5 thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị, đã có 8 nghìn tỷ đồng từ các địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), nâng tổng nguồn vốn nhận ủy thác đến hết năm 2018 đạt 11.809 tỷ đồng. “Đây là một quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân” - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH TRẦN LAN PHƯƠNG chia sẻ.
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thăm, tặng quà tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng
Xã hội

Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thăm, tặng quà tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng

Ngày 16.1, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) do Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng dẫn đầu, đã tới thăm và tặng 200 suất quà cho người nghèo, người có công với cách mạng tại xã Tam Kim và Hoa Thám thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhân dịp Tết cổ truyền 2019.
Niềm tin vào tín dụng chính sách
Xã hội

Niềm tin vào tín dụng chính sách

Không chỉ là người bạn đồng hành thân thiết của người nghèo, người yếu thế mà tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện còn là sợi dây kết nối giữa người dân, cấp ủy và chính quyền. Sợi dây ấy, ngày một nối dài và trở thành công cụ giảm nghèo đắc lực, được các cấp chính quyền tin tưởng, lựa chọn.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát
Tin dụng - Hiệu quả, sáng tạo

Đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát

Kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lâm Đồng đối với việc thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này, nhất là việc theo dõi thu hồi nợ, cần đặc biệt chú trọng thông tin tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn…