Chuyện “startup” ở Bố Trạch

Chưa bao giờ cụm từ “startup” hay khởi nghiệp được nhắc đến dày đặc như thời gian qua, nhất là trong thanh niên. Nhu cầu làm kinh tế, khởi sự doanh nghiệp; trở thành doanh nhân thành đạt là ước muốn, mục tiêu phấn đấu của rất nhiều bạn trẻ trong đó có thanh niên huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Dù trong hành trình khởi nghiệp còn đầy thách thức nhưng tổ chức Đoàn, chính quyền và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) luôn ở bên, tiếp sức.

“Bắt đầu” với đồng vốn chính sách

Một xưởng mộc, một xưởng cưa, một cửa hàng… là khối tài sản mà chàng trai 9x Phan Văn Tình ở thôn 5, xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch tạo dựng được sau 7 năm bám trụ với nghề mộc mỹ nghệ. Đây cũng là nghề mà Tình đam mê đến nỗi, học xong lớp 9, anh đã bỏ ngang để “khăn gói” theo học tại các cơ sở mộc trên địa bàn tỉnh và bỏ lại cả nỗi buồn của ba mẹ khi đã không thể theo tiếp nghiệp học hành.

Tình kể, năm 2012, với sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH huyện Bố Trạch, anh đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng để thành lập cơ sở mộc cho riêng mình. Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự nỗ lực của bản thân và sự động viên, khích lệ của các cấp bộ đoàn, anh đã vượt qua những khó khăn ban đầu, dần ổn định sản xuất và tạo dựng được vị trí vững chắc trong nghề. Vừa làm nghề, Tình vừa tìm tòi, nghiên cứu, trau dồi kỹ thuật với những người đi trước, đồng thời tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm trên mạng xã hội... Nhờ vậy, sản phẩm của anh ngày càng được hoàn thiện với độ tinh xảo cao, mẫu mã đẹp, được nhiều khách hàng ưa chuộng, lựa chọn. Với đôi bàn tay khéo léo của một người thợ giỏi cộng với sự cần mẫn trong lao động, sản xuất, mỗi tháng, cơ sở mộc của Tình làm ra hàng chục sản phẩm, từ bàn, ghế, giường, tủ tới các đồ dùng thiết yếu khác.

Anh Phan Văn Tình (trái) hướng dẫn kỹ thuật cho thợ
Anh Phan Văn Tình (trái) hướng dẫn kỹ thuật cho thợ

Giờ đây, khi đã  là một ông chủ trẻ của 10 lao động trên địa bàn (mức lương 7 triệu đồng/người/tháng); mức thu nhập lên tới 250 triệu đồng mỗi năm nhưng trong ánh mắt của chàng trai 9x ngọn lửa khát khao cống hiến, làm giàu vẫn hừng hực cháy. Ước mơ đưa sản phẩm mộc của mình vượt ra khỏi địa giới Bố Trạch và tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên nghèo là mục tiêu mà Tình sẽ chinh phục sau “startup” thành công.

Cùng chung chí hướng khởi nghiệp trên quê hương như anh Phan Văn Tình và lớn lên với sự hỗ trợ của đồng vốn tín dụng chính sách nhưng đoàn viên Phạm Đình Nghĩa ở thôn 7b, xã Đồng Trạch lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là thực hiện mô hình kinh tế gia trại tổng hợp. Sinh năm 1991, ở vùng đất cát Đồng Trạch, sau khi học xong trung học phổ thông, vì điều kiện gia đình khó khăn, Nghĩa gác lại giấc mơ giảng đường, theo học nghề cơ khí rồi sang Nhật làm việc.

Sau 3 năm lao động ở nước ngoài, Nghĩa trở về quyết tâm lập nghiệp trên đồng đất quê hương. Với số vốn ban đầu 150 triệu đồng tích góp được khi xuất khẩu lao động, Nghĩa đã triển khai mô hình kinh tế tổng hợp gồm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt trên diện tích đất gần 3.000m2 do UBND xã cho thuê. Được tư vấn, hỗ trợ những kiến thức cơ bản về chăn nuôi, trồng trọt từ các lớp tập huấn do các cấp bộ đoàn tổ chức, cộng với đức tính cần cù, chịu khó, vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm, lấy ngắn nuôi dài, đến nay, gia trại của Nghĩa luôn duy trì hàng trăm con gà, vịt trong chuồng, gần 2.000m2 đất trồng rau xanh, mỗi năm thu về  gần 150 triệu đồng. 

Có được điểm tựa vững chắc từ chăn nuôi, trồng trọt, Nghĩa tiếp tục đầu tư 3 hồ nuôi tôm, 1 hồ nuôi cua. “Năm nào thời tiết thuận lợi, tôm cua phát triển tốt, tôi xuất bán khoảng 10 tấn tôm, 6 tạ cua; trừ chi phí, thu về chừng 800 triệu đồng/năm” - Nghĩa hồ hởi khoe. 

Tạo động lực cho tuổi trẻ khởi nghiệp

Nói về hai ông chủ trẻ 9x, Bí thư Đoàn xã Đồng Trạch Dương Đức Tân cho hay, mô hình kinh tế của đoàn viên Phan Văn Tình, Phạm Đình Nghĩa cũng như hơn 30 trang trại, gia trại, mô hình kinh doanh, dịch vụ do thanh niên làm chủ, khác ở Đồng Trạch đã tạo động lực, niềm tin để Đoàn xã Đồng Trạch vận động thanh niên tích cực, chủ động lao động sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, tích cực khởi nghiệp để tạo dựng tương lai vững chắc. Theo Bí thư Đoàn Dương Đức Tân, chính sự khởi nghiệp thành công của các đoàn viên đã tiếp thêm sức mạnh cho cá nhân anh vững tin, dẫn dắt tổ chức Đoàn xã của mình bước tiếp trên con đường “startup”. “Nếu không có họ, chính bản thân những người đứng đầu như chúng tôi sẽ lúng túng và mất phương hướng!” - anh Tân nói. 

Chia sẻ thêm về câu chuyện “startup”, Bí thư Huyện đoàn Bố Trạch Phan Chí Dũng cho hay, không phải dự án khởi nghiệp nào của thanh niên cũng thành công nhưng bằng bàn tay, khối óc của tuổi trẻ, nhiều thanh niên xã Đồng Trạch nói riêng và huyện Bố Trạch nói chung đang từng ngày phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết để phát triển kinh tế, tạo dựng tương lai.

Phong trào khởi nghiệp trong thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện đang lan tỏa mạnh mẽ. Đồng hành trên bước đường khởi nghiệp của thanh niên, Tỉnh Đoàn, Huyện đoàn cũng như Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện đã có rất nhiều chương trình, chính sách khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên. Để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, thời gian qua, Huyện đoàn đã phối hợp với nhiều cấp, ngành thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, “chúng tôi phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện tổ chức giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi vay vốn cho đoàn viên thanh niên. Thành lập câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp với hơn 50 thành viên, tạo nơi giao lưu, kết nối và hỗ trợ thanh niên cùng khởi nghiệp” - Bí thư Huyện đoàn Phan Chí Dũng cho biết.

Kinh nghiệm cơ sở

H. Quảng Ninh, Quảng Bình: Vốn ủy thác tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch năm
Trên đường phát triển

H. Quảng Ninh, Quảng Bình: Vốn ủy thác tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch năm

Tổng dư nợ đạt 333.114 triệu đồng, tăng so với đầu năm 4.615 triệu đồng; huy động vốn đạt 55.559 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 8.559 triệu đồng. Trong đó, huy động từ các tổ chức, cá nhân đạt 37.691 triệu đồng; nhận tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 7.646 triệu đồng; riêng vốn ủy thác từ địa phương đạt 2.055 triệu đồng, tăng 650 triệu đồng so với đầu năm và đạt 100% KH năm. Đây là kết quả Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đạt được trong 6 tháng đầu năm; thể hiện sự nỗ lực vì người nghèo, người yếu thế của Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong bối cảnh khủng hoảng toàn xã hội do Covid-19.
Minh Hóa, Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ tín dụng chính sách
Thị trường

Minh Hóa, Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ tín dụng chính sách

Từ chỗ chỉ có 2 chương trình cho vay đầu năm 2003 với dư nợ 19 tỷ đồng, đến nay, sau gần 17 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Minh Hóa đang thực hiện 19 chương trình tín dụng, tổng dư nợ đạt 366 tỷ đồng với trên 9.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang thụ hưởng.
Bố trí vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh
Đại biểu - Cử tri

Bố trí vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh liên tục giảm, đặc biệt, năm 2018, có 550 hộ thoát khỏi danh sách nghèo. Theo đó, nhu cầu vốn vay hàng năm của các hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo cũng giảm. Do đó, cử tri huyện Ba Chẽ mong muốn UBND tỉnh có ý kiến với Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh để điều chuyển một phần vốn vay cho đối tượng nghèo và cận nghèo sang cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vì vùng này đang cần rất nhiều vốn để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế.
Chuyện vay - trả
Xã hội

Chuyện vay - trả

LTS: Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Đồng Tháp vừa sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Nhân dịp này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan có bài viết tri ân những người làm tín dụng chính sách; đồng thời, đánh giá và định hướng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn trong giai đoạn tiếp theo. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết này!
Thanh Trì giàu lên nhờ nguồn vốn chính sách
Xã hội

Thanh Trì giàu lên nhờ nguồn vốn chính sách

Dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất... cùng với sự hỗ trợ từ các khoản vay ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện, đã giúp nhiều người dân huyện Thanh Trì, Hà Nội thoát nghèo, tự tin bước vào giai đoạn mới - giai đoạn sản xuất lớn và làm giàu...
Thay đổi diện mạo nông thôn mới từ vốn tín dụng chính sách
Xã hội

Thay đổi diện mạo nông thôn mới từ vốn tín dụng chính sách

140.528 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn 4.308 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng chính sách góp phần đầu tư phát triển kinh tế, nhiều nông dân tăng thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới. Đó là kết quả Thái Nguyên đạt được sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (Chỉ thị số 40).
6 tháng đạt hơn 98% kế hoạch năm
Xã hội

6 tháng đạt hơn 98% kế hoạch năm

Nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm 2019 và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bố Trạch đã tổ chức phiên họp thường kỳ quý II năm 2019 ngày 11.7.
Cùng xây thương hiệu cho quê hương
Kinh nghiệm cơ sở

Cùng xây thương hiệu cho quê hương

Không chỉ nổi tiếng với vịnh Vĩnh Hy và nhiều vũng, bãi biển xinh đẹp; cảng cá, đìa tôm, ruộng muối, Vườn Quốc gia Núi Chúa… mà huyện Ninh Hải, Ninh Thuận còn được biết đến là vùng nho nổi tiếng, quanh năm tươi tốt. Những vườn nho xanh mướt mát phủ đầy mặt đất bằng phẳng, leo lên cả triền núi càng làm cho vùng đất nắng gió này thêm quyến rũ. Bất ngờ hơn, không ít vườn nho ở đây được gây dựng từ chính nguồn vốn ưu đãi vi mô…
Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị
Kinh nghiệm cơ sở

Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Ninh Thuận LÊ VĂN BÌNH về kết quả thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh. Theo ông Bình, Chỉ thị đã tạo sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi nhận thức, hành động trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân; từ đó, tạo chuyển biến căn bản trên tất cả các mặt đời sống của người dân địa phương.
Đồng vốn nhân văn nơi miền cát trắng
Xã hội

Đồng vốn nhân văn nơi miền cát trắng

Gần 17 năm hoạt động, thông qua 15 chương trình tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Ninh Thuận đã cho vay 5.373 tỷ đồng tới hơn 410 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 2.116 tỷ đồng.
Cuộc sống đổi thay từ nguồn vốn tín dụng
Xã hội

Cuộc sống đổi thay từ nguồn vốn tín dụng

Dòng chảy mạnh mẽ và bao phủ rộng khắp của vốn tín dụng chính sách cùng với sự cần cù, sáng tạo của hộ nghèo và các đối tượng chính sách Bình Định, đã góp phần thay đổi, cải thiện cuộc sống của chính họ, vun đắp ấm no và phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội từ thay đổi chính sách
Xã hội

Cơ hội từ thay đổi chính sách

Cùng với việc nâng mức vay và thời hạn cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang thực hiện cắt giảm tối đa các thủ tục và điều kiện cho vay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vay. Các điểm giao dịch của ngân hàng được bố trí tới tận xã, thậm chí xuống đến tổ, đội, nhóm từng thôn, xóm để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của từng hộ gia đình ở địa phương…
Quảng Bình: Hàng trăm hộ thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi
Xã hội

Quảng Bình: Hàng trăm hộ thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi

Mới đây, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình do ông Trần Văn Tài, Giám đốc NHCSXH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm làm việc và kiểm tra Điểm giao dịch xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình để nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở và chỉ đạo triển khai ngay những công việc giải ngân, thu nợ, huy động nguồn vốn và công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Khởi nghiệp để thoát nghèo!
Xã hội

Khởi nghiệp để thoát nghèo!

Đó là cách mà những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội đã chọn để thay đổi cuộc sống, làm chủ tương lai và chăm lo cho gia đình. Mỗi người một cách làm nhưng điểm chung là họ cùng “bắt đầu” từ sự động viên khích lệ của Hội Phụ nữ xã Minh Châu và những đồng vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì.
Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách
Xã hội

Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách

63 năm sau chiến thắng đi vào lịch sử, Điện Biên, một tỉnh miền núi cao địa hình phức tạp, dân cư phân tán, có đến 5 huyện nghèo trong tổng số 64 huyện nghèo trên toàn quốc đã có những đổi thay rõ rệt về phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo nhờ sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh và sự hỗ trợ về tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)
Bước chuyển của tín dụng chính sách vùng đất Tây Nguyên
Thị trường

Bước chuyển của tín dụng chính sách vùng đất Tây Nguyên

Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên diễn ra từ ngày 11 – 12.3.2017 và cũng là thời điểm ghi nhận gần 4 năm nỗ lực thực hiện Bản ghi nhớ ngày 12.4.2013 về việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách giữa Ban chỉ đạo Tây Nguyên với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Đây được coi là một trợ lực giúp NHCSXH thực thi hiệu quả hơn Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên được khởi động từ đầu năm 2012. Để rồi hôm nay nhìn lại nguồn vốn tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên đã có những bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Tây Bắc chuyển mình từ nguồn tín dụng chính sách
Thị trường

Tây Bắc chuyển mình từ nguồn tín dụng chính sách

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng khó khăn, thời gian qua, Thống đốc và ngành Ngân hàng đã ban hành và triển khai cơ chế chính sách tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hộ nông dân, trang trại, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận vốn, mở rộng phát triển sản xuất, đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của khu vực. Nhờ vào chính sách tín dụng, Tây Bắc đã có bước chuyển mình tích cực, người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm vốn để sản xuất kinh doanh; góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.