- Năm 2014, với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái là một năm có rất nhiều khởi sắc, đã hoàn thành toàn diện những mục tiêu, nhiệm vụ được cấp ủy chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội giao cho. Vậy Ông có thể cho biết những điểm sáng trong thực hiện tín dụng chính sách của tỉnh thời gian qua?
- Thứ nhất, kết thúc 2014, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã đạt 1.722 tỷ, đạt 101% kế hoạch năm và tăng 168 tỷ so với năm 2013. Đặc biệt, trong nguồn vốn huy động tại địa phương qua tiền gửi, qua tổ tiết kiệm vay vốn đạt kết quả khá ấn tượng. Việc huy động từ cộng đồng người nghèo là 41 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch được giao và tăng 8,4 tỷ đồng so với năm 2013.
Thứ hai, về tăng trưởng các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong toàn tỉnh: Năm 2014 có số tăng trưởng tương đối khá. Đặc biệt, nguồn vốn tăng trưởng này chủ yếu tập trung vào chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội là chủ yếu. Ví dụ như: cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay học sinh sinh viên và một vài chương trình khác…
Thứ ba, song song với việc tăng trưởng tín dụng, chúng tôi tập trung vào việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện các mặt hoạt động của chi nhánh. Trong đó, đặc biệt chú trọng về mặt nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Hiện nay, trong toàn tỉnh tỷ lệ nợ rất hợp lý và an toàn, nợ quá hạn chỉ có 0,2% trên tổng dư nợ.
Thứ tư, trong năm 2014, chúng tôi cũng tham mưu cho UBND tỉnh ra được chỉ thị chuyên đề số 11 ngày 25/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó, bằng nhiều biện pháp triển khai đồng bộ cùng với sự quan tâm, chỉ đạo, vào cuộc của chính quyền cấp cơ sở đặc biệt là cấp xã, phường hoạt động chính sách đã được nâng cao. Năm qua, chúng tôi đã thực hiện việc củng cố và nâng cao chất lượng trong nội bộ chi nhánh. Cùng với đó, chúng tôi xây dựng Đề án xây dựng xã điểm về chính sách tín dụng bao gồm 11 chỉ tiêu: huy động vốn, dư nợ cho vay, chất lượng tín dụng, hoạt động ủy thác của các tổ tiết kiệm vay vốn… để đánh giá hoạt động tín dụng chính sách tại xã đó.
Sau 6 tháng triển khai, chúng tôi đã nghiệm thu và thấy rằng 8/9 xã thực hiện Đề án này. Và chúng tôi đánh giá rất cao Đề án này khi không có nợ quá hạn, không có lãi tồn, huy động được 100% tổ tiết kiệm vay vốn gửi tiền tiết kiệm; các hoạt động sinh hoạt tổ, hoạt động của các tổ chức đoàn thể khác được ủy thác tham gia vào quá trình giải ngân cho hộ nghèo vay vốn hết sức hiệu quả. Đây là một điểm sáng của chi nhánh trong việc thực hiện củng cố nâng cao chất lượng trong năm 2014.
- Nợ quá hạn của chi nhánh ở Yên Bái là rất thấp. Năm nay chi nhánh tiếp tục đề ra các giải pháp để nợ quá hạn xuống thấp hơn. Và điều này có tạo áp lực cho chi nhánh hay không?
- Không có gì là áp lực với chúng tôi cả. Vì chúng tôi đã trải nghiệm trong năm 2013, 2014, lúc cao điểm nhất đối với chi nhánh chúng tôi là 1,1% nợ quá hạn đó là kết thúc năm 2012. Sau đó, năm 2013 chúng tôi đưa nợ quá hạn xuống còn 0,8%, tiếp tục trong năm 2014 thì đưa xuống còn 0,2%. Trong năm 2015, tiếp tục xuyên suốt quá trình đó, chúng tôi đang phấn đấu đưa nợ quá hạn xuống còn từ 0,1 đến 0,15% tức là tiếp tục giảm thấp hơn so với năm 2014 từ 0,1 đến 0,5%. Một trong những giải pháp mà chúng tôi thực hiện rất khả quan đó là xây dựng xã điểm về chính sách tín dụng, qua một thời gian thực hiện đã cho thấy kết quả. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các cấp chính quyền như Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh về việc nâng cao trách nhiệm của cấp ủy chính quyền cấp cơ sở đối với nguồn tín dụng chính sách. Tiếp đó là vừa qua Ban Bí thư cũng ra chỉ thị số 40 về việc nâng cao chất lượng hoạt động nguồn vốn tín dụng chính sách. Đây là những điều kiện tạo thuận lợi để chúng tôi thực hiện mục tiêu đề ra.
- Thưa Ông, năm 2015 này thì chi nhánh tỉnh Yên Bái tập trung vào những tiêu chí, chương trình gì?
- Nhu cầu đối với hộ nghèo chính sách của tỉnh Yên Bái còn rất lớn, chính vì vậy nếu được Trung ương hỗ trợ nguồn vốn thì Yên Bái sẽ tập trung vào một số chương trình trọng điểm:
Thứ nhất, chúng tôi sẽ tập trung vào chương trình hộ nghèo là số 1. Hiện Yên Bái vẫn còn gần 46 nghìn hộ, đặc biệt đối với hộ phát sinh chuyển từ năm 2014, đây là nhu cầu tương đối lớn.
Thứ hai, đối tượng cho vay hộ cận nghèo. Đến nay, chi nhánh đã có tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ cận nghèo là 120 tỷ, mới cho vay được hơn 4.500 hộ. Hiện tại, hộ cận nghèo theo điều tra làm cơ sở để cho vay năm 2015 là 18.000 hộ, đến giờ mới đáp ứng được hơn 4.500 hộ cho nên nhu cầu đầu tư cho chương trình này cũng còn rất lớn.
Thứ ba, chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Với Yên Bái là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu, cho nên việc đầu tư cho xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết. Do đó, nhu cầu nguồn vốn để thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng và đòi hỏi nguồn vốn lớn.
Thứ tư, chương trình cho vay học sinh sinh viên. Đây là nhu cầu đầu tư cho tương lai, để cho các cháu có điều kiện đi học trong các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường nghề trong toàn tỉnh là rất lớn và bảo đảm có một nguồn vốn lâu dài đối với gia đình có con em đi học. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là không để cho bất kỳ cháu nào đang học phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
- Thưa Ông, xây dựng xã điểm tín dụng chính sách ở Yên Bái có gặp thuận lợi, khó khăn gì?
- Việc xây dựng Đề án xây dựng xã điểm tín dụng chính sách đây là mô hình đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái. Mỗi huyện chúng tôi chọn ra một xã để làm điểm và sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn tỉnh. Sau nửa năm thực hiện, chúng tôi tiến hành nghiệm thu lại đề án đó, phải nói rằng đã có kết quả rất khả quan. Đề án đó bao gồm 11 tiêu chí. Ví dụ: tiêu chí chất lượng tín dụng, nợ quá hạn, huy động tiền gửi tiết kiệm, trả lãi, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị xã hội…
Các giải pháp, biện pháp được ban đại diện các cấp, UBND các xã, UBND các huyện rất đồng tình ủng hộ. 9/9 huyện, thị, ban đại diện huyện đều chỉ đạo thể hiện bằng nghị quyết đối với UBND các xã, đảng ủy các xã thị trấn, tổ chức thực hiện đề án này. Đặc biệt, xuống đến cấp cơ sở có những xã, Đảng ủy xã đã ra nghị quyết chuyên đề về thực hiện đề án xây dựng xã điểm về chính sách tín dụng. Các xã sau một thời gian triển khai cũng thấy ngay được hiệu quả của Đề án này và đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai phạm vi rộng trong năm 2015.
- Xin cảm ơn Ông!
H. Quảng Ninh, Quảng Bình: Vốn ủy thác tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch năm
Tổng dư nợ đạt 333.114 triệu đồng, tăng so với đầu năm 4.615 triệu đồng; huy động vốn đạt 55.559 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 8.559 triệu đồng. Trong đó, huy động từ các tổ chức, cá nhân đạt 37.691 triệu đồng; nhận tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 7.646 triệu đồng; riêng vốn ủy thác từ địa phương đạt 2.055 triệu đồng, tăng 650 triệu đồng so với đầu năm và đạt 100% KH năm. Đây là kết quả Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đạt được trong 6 tháng đầu năm; thể hiện sự nỗ lực vì người nghèo, người yếu thế của Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong bối cảnh khủng hoảng toàn xã hội do Covid-19.