(ĐBNDO) - Sau 8 năm thực hiện chương trình tín dụng học sinh sinh viên, trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều hộ gia đình được tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp cho hàng nghìn học sinh, sinh viên thực hiện ước mơ được đi học, tự lập cuộc sống.
Nguồn: vbsp.org.vn
Với hàng vạn hộ gia đình nghèo ở Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thì nuôi con đã khó nói gì cho chúng học hành được đầy đủ. Và ước mơ để con cháu được cắp sách tới trường, được học hành trong những giảng đường đại học sẽ luôn là mơ ước nếu không có sự hỗ trợ từ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên (HSSV) của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
Gia đình chị Hoàng Thị Tứ, thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành là một điển hình về nghèo khó. Chồng mất sớm, nhà lại nghèo, chị Tứ phải bươn chải lo toan cuộc sống nuôi 3 đứa con ăn học. Nếu không có Chương trình tín dụng HSSV thì điều chắc chắn các con của chị sẽ không được học hành đến nơi, đến chốn. Chị cho biết: nhờ nguồn vốn hỗ trợ của NHCSXH mà các con tôi không bỏ lỡ việc học hành. Thời điểm này, tôi đang vay NHCSXH huyện gần 70 triệu đồng cả vốn hộ nghèo và HSSV để lo cho 2 cô con gái đang theo học tại trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội và Đại học Y Hải Phòng. Cậu con trai út đang học cấp 3 trường THPT Thuận Thành 1. Các con của chị Tứ được coi là khá may mắn khi cùng với hàng trăm trẻ khác được tiếp cận chương trình tín dụng Chính sách. Chỉ riêng ở xã Đại Đồng, 2 năm trở lại đây, số học sinh của xã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao hơn những năm trước. Năm học 2014 - 2015 toàn xã có 55 em đỗ vào Đại học nguyện vọng 1, trong đó có 2 thủ khoa và hơn 10 em đỗ 2 trường đại học. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện triển khai tại xã là 15,8 tỷ đồng, trong đó vốn HSSV gần 5 tỷ đồng với 212 hộ còn dư nợ. “ Nếu không có chương trình tín dụng cho HSSV thì tôi chịu, không biết vay tiền ở đâu để cho chúng học”, chị Tứ khẳng định!
Ông Nguyễn Bá Khải, Phó chủ tịch UBND xã Đại Đồng Thành cho biết: “chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ thời gian qua mang lại hiệu quả to lớn đối với người dân địa phương, đặc biệt chương trình cho vay HSSV. Nguồn vốn vay luôn được NHCSXH huyện bố trí đầy đủ, lãi suất cho vay cũng đã giảm từ 0,65%/tháng xuống còn 0,6%/tháng thời điểm hiện tại…”.
Ở Thuận Thành, người ta còn nói nhiều về câu chuyện liên quan đến chương trình tín dụng HSSV với sự lạc quan lớn; đó là câu chuyện hộ gia đình ông Vũ Đăng Xuyến ở thôn 2, xã Mão Điền có tới 4 người con học đại học nhờ vay 78 triệu đồng từ chương trình tín dụng ưu đãi. 3 người đã học xong và đã đi làm. Còn người con út đang học Đại học Bách khoa Hà Nội. Bao năm bươn chải nhọc nhằn nuôi con ăn học, ông Xuyến lạc quan khi cho rằng đó là khoản đầu tư đáng giá nhất đời ông. Chương trình tín dụng HSSV đã trở thành cứu cánh, nâng đỡ ước mơ đi học cho hàng nghìn thanh niên, thiếu niên vùng thuần nông Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Ông Vũ Khánh Hưng, Phó giám đốc phụ trách Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thuận Thành cho biết: tín dụng HSSV sau 8 năm triển khai thực sự đi vào cuộc sống với những thành quả rõ rệt, đóng góp tích cực trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội. Tính đến hết quý I/2015, dư nợ tín dụng HSSV toàn huyện đạt 85,9 tỷ đồng, với hơn 4.000 hộ còn dư nợ.
NHCSXH huyện Thuận Thành phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, ngành, 4 tổ chức hội, đoàn thể gồm Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên, nhận ủy thác và đặc biệt là Tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên động viên hộ vay vốn có ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu từ gia đình để trả nợ khi đến hạn.
Không chỉ nỗ lực thực hiện ủy thác vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, quản lý và bảo toàn tốt nguồn vốn Nhà nước, 17 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã cùng Chính phủ kiến tạo những giá trị mới cho chính sách tín dụng từ hoàn thiện hệ thống chính sách, khơi dậy nguồn lực mới đến hướng dòng vốn vào các mô hình phát triển kinh tế, giúp người nghèo đi nhanh hơn để không chỉ không bị lùi lại phía sau.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) khẳng định: “Triển khai tín dụng chính sách của hệ thống ngân hàng nói chung và tín dụng chính sách của NHCSXH nói riêng đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tín dụng chính sách là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, có hiệu quả đối với cộng đồng, đã thực sự đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình ủng hộ”.
Chiều 25.9, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Việt Nam”.
Sáng 23.9, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB và XH) tổ chức “Hội nghị trực tuyến về vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững”.
Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK và VV) luôn được xem như “cánh tay nối dài” đưa nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đến những hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đó không chỉ là đầu mối, kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, phục vụ hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp, tiện lợi nhất mà còn giúp các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức tiết kiệm, đồng thời, giúp NHCSXH tăng cường năng lực, hiệu quả tại cơ sở.
Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo dân tộc thiểu số vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức giải ngân kịp thời nguồn vốn từ Ngân sách thành phố Hà Nội uỷ thác qua NHCSXH theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo trên địa bàn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những Cựu chiến binh (CCB) trên toàn tỉnh Lạng Sơn lại cùng nhau phát triển trên mặt trận kinh tế, giúp nhau giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy thác qua các cấp Hội CCB.
Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân đã làm thay đổi từ nhận thức đến hành động. Một quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền đã mang lại những kết quả khích lệ trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa và trật tự xã hội cho người dân... Đó là chia sẻ của Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận NGUYỄN MINH về việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40).
Không việc làm, không thu nhập, không có điều kiện học ở những bậc cao hơn… là những điều thường thấy ở những vùng khó khăn nói chung và ở những hộ nghèo ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận nói riêng. Song, những khó khăn này đã cơ bản được giải quyết khi nguồn vốn tín dụng chính sách lan tỏa khắp nơi, trở thành công cụ giảm nghèo hữu hiệu.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề đào tạo và nghiên cứu khoa học. Theo đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là một trong những nội dung chủ đạo, xuyên suốt.
Thành Công vốn là xã nghèo của thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. Nhưng chỉ sau 3 năm, đến nay xã đã hoàn thành và về đích nông thôn mới. Kết quả đó, theo Chủ tịch UBND xã Thành Công Dương Văn Tuyên “là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần, ý chí của chính quyền, nhân dân trong xã và sự hỗ trợ kịp thời của các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi”.
Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc giao ban trực tuyến đầu Xuân Kỷ Hợi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) sáng 11.2. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương quan tâm hơn nữa đến hoạt động tín dụng chính sách, dành thêm vốn ngân sách ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo.
Tín dụng chính sách hiện là kênh hỗ trợ không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Chính phủ. Nhờ nguồn vốn này, hàng triệu hộ dân đã thoát nghèo và không ít người trở thành doanh nhân thành đạt. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, một câu hỏi đặt ra là: Liệu tín dụng chính sách có thể giúp những đối tượng dễ tổn thương này thích ứng với biến động của thị trường và ấm no trên “cánh đồng hội nhập” hay không?
Thật ấm lòng khi những ngày cuối đông rét mướt, thông tin về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực. Nếu năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện khoảng 33% thì năm 2018 giảm còn 22,98%. Kết quả này có sự góp sức không nhỏ của hàng loạt các chương trình, dự án, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện.
2019 là năm thứ 5 thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị, đã có 8 nghìn tỷ đồng từ các địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), nâng tổng nguồn vốn nhận ủy thác đến hết năm 2018 đạt 11.809 tỷ đồng. “Đây là một quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân” - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH TRẦN LAN PHƯƠNG chia sẻ.
Ngày 16.1, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) do Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng dẫn đầu, đã tới thăm và tặng 200 suất quà cho người nghèo, người có công với cách mạng tại xã Tam Kim và Hoa Thám thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhân dịp Tết cổ truyền 2019.
Không chỉ là người bạn đồng hành thân thiết của người nghèo, người yếu thế mà tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện còn là sợi dây kết nối giữa người dân, cấp ủy và chính quyền. Sợi dây ấy, ngày một nối dài và trở thành công cụ giảm nghèo đắc lực, được các cấp chính quyền tin tưởng, lựa chọn.
Kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lâm Đồng đối với việc thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này, nhất là việc theo dõi thu hồi nợ, cần đặc biệt chú trọng thông tin tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn…