Tín dụng chính sách với đồng bào:

Cần câu quan trọng hơn con cá

“Mình được vay vốn ưu đãi, vợ chồng mình mua con bò giống về nuôi, bên cạnh đó, với bản tính cần cù, chịu khó trong việc trồng lúa và chăm sóc đồi chè sạch, để đến hôm nay hết nghèo rồi. Sắp tới sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và không thiếu đồng nào đâu!”

Đấy là tâm sự của anh Thào A Thèng, dân tộc Mông ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. Từ đó cho thấy, việc đưa nguồn vốn ưu đãi đến với đồng bào là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là làm sao để nguồn vốn phát huy hiệu quả.

Nguồn vốn được đầu tư đúng hướng

Yên Bái là một tỉnh miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, trong đó có 2/9 huyện nghèo nhất của nước và 53/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ dân số sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm trên 80%. Mức sống của đồng bào các dân tộc tỉnh còn thấp, nhất là đồng bào các DTTS vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Do đó, việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với đồng bào đã khó, để nguồn vốn phát huy hiệu quả lại càng khó hơn.

Gia đình chị Vàng Thị Mào vay 30 triệu đồng chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả
Gia đình chị Vàng Thị Mào vay 30 triệu đồng chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả

Riêng trong giai đoạn 2011 - 2015, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện cho vay 117.349 lượt hộ với doanh số cho vay là 2.334 tỷ đồng; tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân mỗi năm 14%. Đến hết năm 2015, tổng dư nợ cho vay đạt 2.016 tỷ đồng, tăng 847 tỷ đồng so với năm 2010 (tăng 72%).

Xác định rõ điều đó, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền về chính sách vay vốn ưu đãi như bình xét công khai đúng đối tượng vay vốn; thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, niêm yết công khai các chính sách tín dụng ưu đãi tại các điểm giao dịch, bảo đảm giao dịch tại 180/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, NHCSXH tỉnh còn giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống”. Điển hình trong việc thực hiện mô hình “Xã điểm về tín dụng chính sách” là xã Yên Thái, huyện Văn Yên. Đến nay, 100% các gia đình người Tày, Nùng, Dao... trên địa bàn xã đã biết cách sử dụng vốn vay ưu đãi lồng ghép với chăn nuôi để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Nguồn vốn ưu đãi trong 5 năm qua đã được đầu tư đúng hướng, góp phần phát triển 27.194ha rừng, 1.540ha chè, 235ha cây ăn quả; từ đồng vốn chính sách đồng bào nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo mua được 30.790 con trâu, bò; 50.265 con giống gia súc khác, xây dựng được 21.141 công trình nước sạch, 20.493 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; 11.697 lượt HSSV có điều kiện trang trải chi phí học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; hỗ trợ 2.852 hộ nghèo làm nhà ở...

Giúp đồng bào tự thay đổi cuộc sống

Đến thăm gia đình anh Thào A Thèng, dân tộc Mông ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, trước đây gia đình anh rất khốn khó, phải lo từng bữa ăn hàng ngày, nhờ vốn ay ưu đãi giờ đây gia đình anh đã thoát nghèo. Anh Thèng chia sẻ: “Mình được vay vốn ưu đãi, vợ chồng mình mua con bò giống về nuôi, bên cạnh đó, với bản tính cần cù chịu khó trong việc trồng lúa và chăm sóc đồi chè sạch, để đến hôm nay hết nghèo rồi. Sắp tới sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và không thiếu đồng nào đâu”!

Cũng như anh Thèng, chị Lường Thị Lài, dân tộc Dao ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình được NHCSXH cho vay 35 triệu đồng, gia đình chị đã đầu tư nuôi lợn thịt và nuôi bò sinh sản. Cuộc sống dần đổi thay, gia đình chị đã không còn ý định du canh, du cư mà quyết tâm đổi đời trên chính mảnh đất quê hương mình.

“Nhờ có vốn vay của NHCSXH mà gia đình tôi thoát hẳn cảnh đói nghèo, trả xong nợ cho ngân hàng, biết phát triển kinh tế, chăn nuôi bò sinh sản có kết quả. Tôi mong sao nhiều bà con trong bản cũng sử dụng vốn vay đúng mục đích vào sản xuất thì sẽ nhanh chóng thoát nghèo thôi”, chị Lài tâm sự.

Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn ưu đãi, Giám đốc NHCSXH tỉnh Yên Bái Nguyễn Thanh Hải khẳng định, vốn tín dụng ưu đãi trong những năm qua là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các chương trình tín dụng chính sách đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, họ có cơ hội vươn lên tự thay đổi cuộc sống của mình.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sử dụng vốn chính sách và nguồn vốn dành riêng cho đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền trên địa bàn phối hợp tổ chức, triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của 2.534 tổ tiết kiệm và vay vốn, duy trì hoạt động 180 điểm giao dịch tại xã, nhằm thực hiện tốt tín dụng chính sách, góp phần đắc lực vào chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh miền núi Tây Bắc.

Chủ trương, chính sách

Khơi dậy khát vọng vươn lên
Trên đường phát triển

Khơi dậy khát vọng vươn lên

Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi nhằm đưa Nghệ An phát triển nhanh, toàn diện theo hướng bền vững. Đây chính là cơ sở để Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đặt mục tiêu đưa Nghệ An trở thành một tỉnh giàu mạnh, phấn đấu đến năm 2025 Nghệ An trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.
Đưa Nghệ An trở thành trung tâm kết nối phát triển khu vực Bắc Trung Bộ
Trên đường phát triển

Đưa Nghệ An trở thành trung tâm kết nối phát triển khu vực Bắc Trung Bộ

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 3,2 triệu dân, nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7 thông ra biển Đông qua cảng Cửa Lò. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Nghệ An được quy hoạch xây dựng cảng hàng không, cảng biển quốc tế và Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy; có thành phố Vinh là đô thị loại 1 với bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Những điều kiện thuận lợi đó tạo điều kiện để Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, kết nối phát triển của cả khu vực Bắc Trung Bộ.
25 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay ưu đãi
Luật trong cuộc sống

25 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay ưu đãi

(ĐBNDO) - Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hàng chục triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn vay ưu đãi, với mức dư nợ bình quân 19 triệu đồng/khách hàng, giúp trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 11,8 triệu lao động; trên 3,3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6,6 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn, 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 700 chòi tránh lũ… Đây là chia sẻ của Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền với PV Báo ĐBND.
Nên dành một phần ngân sách địa phương
Luật trong cuộc sống

Nên dành một phần ngân sách địa phương

(ĐBNDO) - Trao đổi với PV Báo ĐBND về hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai HUỲNH THÀNH cho rằng: để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách, nên quan tâm dành một phần ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần tăng cường nguồn vốn giảm nghèo tại địa phương.
Trên 2 triệu hộ dân tộc thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách
Thị trường

Trên 2 triệu hộ dân tộc thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp trên 2 triệu hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 162 nghìn lao động. Đây là thông tin từ hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” tại Hà Nội chiều 25.9.
Trụ cột quan trọng để giảm nghèo bền vững
Thị trường

Trụ cột quan trọng để giảm nghèo bền vững

Tại “Hội nghị trực tuyến về vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững” do Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức sáng 23.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, cho rằng tín dụng chính sách là trụ cột quan trọng tạo nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Tín dụng chính sách - Công cụ giảm nghèo bền vững
Doanh nghiệp

Tín dụng chính sách - Công cụ giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2016 - 2020 chỉ là một khoảng thời gian ngắn trong sự nghiệp giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước trong định hướng XHCN ở Việt Nam. Song với sự chủ động và những bước đi sáng tạo của NHCSXH trong việc thực thi tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ ủy thác, đặc biệt là việc tham mưu Đảng, Chính phủ ban hành các chính sách tín dụng mang tính đón đầu đã tạo nên những bước chuyển mới trong công tác tín dụng chính sách xã hội hiện thực hóa quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo “không để ai bị bỏ lại phía sau” đưa Việt Nam phát triển bền vững.
Hà Nội đi đầu từ cơ chế đặc thù riêng có
Xã hội

Hà Nội đi đầu từ cơ chế đặc thù riêng có

Con số hơn 2.900 tỷ đồng ủy thác sang Ngân hàng sách xã hội; 100% các quận huyện tham gia ủy thác; cùng với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù… đã đưa Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu cả nước về nguồn vốn ngân sách ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).
Tạo đột phá trong tín dụng chính sách ở Nghệ An
Chủ trương, chính sách

Tạo đột phá trong tín dụng chính sách ở Nghệ An

Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn này ở Nghệ An đã có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động. Nghệ An đang có những bước chuyển mình trong công tác giảm nghèo, vươn lên phát triển một phần nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH.
Cộng hưởng sức mạnh từ một quyết sách
Xã hội

Cộng hưởng sức mạnh từ một quyết sách

Gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), bức tranh tín dụng chính sách tại Ninh Bình đã mang những gam màu mới. Ở đó, không chỉ quy mô, chất lượng tín dụng tăng mà quan trọng là sự cộng hưởng sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong một chính sách đậm tính nhân văn của Đảng và Chính phủ.
Khởi nghiệp bằng vốn chính sách
Xã hội

Khởi nghiệp bằng vốn chính sách

Được coi là những khoản vay vi mô nhưng tín dụng chính sách ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện đã trở thành nguồn lực quan trọng, giúp nhiều thanh niên vùng sâu, vùng xa khởi nghiệp thành công, từng bước thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Vốn ủy thác - nguồn lực quan trọng
Xã hội

Vốn ủy thác - nguồn lực quan trọng

Gần 1,2 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn; gần 113.000 lao động có việc làm; hơn 8.000 lượt học sinh, sinh viên (HSSV) khó khăn được vay vốn học tập và hơn 770.000 nhà ở và công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn cho người nghèo được xây dựng… là những kết quả sau 6 tháng nỗ lực chuyển tải dòng vốn ưu đãi về với người nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Trong đó, đáng chú ý, nguồn vốn ủy thác từ các địa phương chuyển sang ngân hàng đã vượt kế hoạch năm; thể hiện sự quan tâm của cấp ủy địa phương đối với tín dụng ưu đãi ngày một lớn và trở thành nguồn lực quan trọng trong hoạt động của NHCSXH.
Tận tâm, tận lực với từng đồng vốn
Xã hội

Tận tâm, tận lực với từng đồng vốn

Về lý thuyết, không có chương trình tín dụng nào có tỷ lệ rủi ro về vốn cao như tín dụng chính sách xã hội. Bởi đối tượng khách hàng đặc thù là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế trong khi các chương trình cho vay đều không phải thế chấp. Tuy nhiên, nợ xấu cho người nghèo và đối tượng chính sách vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội lại chỉ dưới 1%. Đó là con số được các đại biểu nêu ra tại Tọa đàm trực tuyến “Dân vận khéo trong công tác giảm nghèo” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 10.6.
“Cánh tay nối dài” đưa nguồn vốn đến tay đối tượng thụ hưởng
Xã hội

“Cánh tay nối dài” đưa nguồn vốn đến tay đối tượng thụ hưởng

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo sinh kế, việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống, với độ phủ rộng, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong số đó, có trên 85% dư nợ cho vay để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
H. Bố Trạch, Quảng Bình: Cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn đạt trên 100 tỷ đồng
Xã hội

H. Bố Trạch, Quảng Bình: Cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn đạt trên 100 tỷ đồng

Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (SXKD tại VKK) được NHCSXH huyện Bố Trạch triển khai trong thời gian qua đã mang lại cho các hộ gia đình tại vùng khó khăn có cơ hội thoát nghèo bền vững, nhiều gia đình, nhờ vào nguồn tín dụng ưu đãi này, đã vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thổi bùng sức sống nông thôn mới từ nguồn vốn tín dụng
Xã hội

Thổi bùng sức sống nông thôn mới từ nguồn vốn tín dụng

Nổi tiếng là vùng “Địa linh nhân kiệt”, với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, song con đường xây dựng nông thôn của Nam Đàn, tỉnh Nghệ An không hề dễ dàng. Ở nơi “gió Lào thổi rạc bờ tre” lại thêm bão lụt thường xảy ra khiến cuộc sống người dân khó càng thêm khó, tuy nhiên, trên vùng đất này, dòng vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực chính, giúp các đối tượng yếu thế nhất có cơ hội hòa mình vào sự phát triển kinh tế chung của huyện; góp phần đưa Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2018 và trên đường tiến tới là huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.
Tín dụng thông thoáng
Thị trường

Tín dụng thông thoáng

“Dòng máu” để doanh nghiệp hoạt động là tín dụng, hơn hết, việc tiếp cận tổ chức tín dụng cần phải thông thoáng nhất để đồng hành và phát triển với doanh nghiệp; các bộ, ngành liên quan cần triển khai đồng bộ các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tổ chức tín dụng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo quy định của Chính phủ... Đây là những ý kiến đáng chú ý tại Hội thảo Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập diễn ra sáng qua tại Hà Nội.