Sắc xanh cho thoát nghèo Tây bắc

Có vốn, có hướng dẫn làm thay đổi nhận thức tập quán sản xuất của đồng bào. Và chính "các hộ thoát nghèo đi trước trở thành hình mẫu cho các hộ đi sau tự tin học hỏi, để rồi xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hôm nay được phủ lên một màu xanh mướt của đồi chè, đồi keo… Người dân đã chuyển dần sang kinh tế hàng hóa thay vì sản xuất để tự cung, tự cấp như trước đây.”- Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Giao Phạm Vũ Bảo hồ hởi sẻ chia.

Kinh tế hộ lan tỏa tới từng bản, làng

 Theo Báo cáo của NHCSXH tỉnh Lào Cai, tính đến hết tháng 6.2016, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 2.152 tỷ đồng, tăng 137 tỷ đồng so năm 2015, đạt 99,6% kế hoạch được giao. Qua đó, các chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp cho 14.300 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn, đầu tư vào các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản; tạo việc làm cho hơn 14.000 lao động; xây dựng được gần 6.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt chuẩn quốc gia… Nhờ đó, “làn sóng” thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách đang lan tỏa tới từng bản, làng.

Đoàn công tác chúng tôi đến Lào Cai khi hoàn lưu của cơn bão số 2 vừa qua đi. Những cơn lũ lớn, lũ quét tại một số khu vực thuộc các huyện Sa Pa, Bát Xát, tỉnh Lào Cai gây thiệt hại nghiêm trọng về người, nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Nhưng khi đặt chân đến xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước màu xanh của đồi chè, đồi keo... nơi đây. Những người nông dân như gia đình anh Triều Văn Su ở thôn Chành, xã Xuân Giao, quanh năm vất vả mà chẳng đủ ăn. Nhà đông miệng ăn, mà lại chẳng có thêm thu nhập gì nên chuyện bán thóc non để đổi lấy gạo đã thành thói quen. Lúc nào, bồ thóc trong gia đình anh cũng rơi vào tình trạng chưa đến vụ thu hoạch mà thóc trong bồ đã không còn một hạt.

Anh Su bùi ngùi kể lại: “Bước ngoặt của gia đình anh là khi được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo từ năm 2011. Vốn là người nông dân không quản ngại nhọc nhằn, vất vả, vợ chồng anh vạt từng ngọn đồi trước nhà để trồng chè. Khi những vạt chè quanh nhà xanh mướt cũng là lúc anh mạnh dạn đào ao thả cá kết hợp với nuôi lợn, gà. Đến nay, gia đình anh có tới 4 con trâu giống, gần 1 ha chè và ao cá chuẩn bị xuất bán. Nhờ đó, kinh tế gia đình anh hiện khá, thoát hẳn hộ nghèo, cuộc sống gia đình đã được cải thiện, từ bữa ăn, chỗ ở, xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Ở xã Xuân Giao cũng không hiếm những gia đình có hoàn cảnh tương tự như gia đình anh Su. Gia đình chị Nguyễn Thị Thịnh, thôn Hùng Xuân 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, TP Lào Cai, rất khó khăn, một mình chị nuôi 3 người con ăn học, chồng chị ốm đau ở nhà. Năm 2012, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện Bảo Thắng, chị đã mua một con trâu giống vừa để sinh sản, vừa phục vụ cho việc cày kéo. Dưới bàn tay chăm sóc của chị, con trâu đã sinh sản được 3 con. Bán đi một cặp trâu, chị tiếp tục đầu tư trồng rừng và mạnh dạn đào ao thả cá giống. Đến nay, gia đình chị đã thoát hẳn cảnh “thiếu ăn, thiếu mặc”, kinh tế phát triển ổn định, các con chị cũng được ăn học đàng hoàng và xây được ngôi nhà khang trang.

Mô hình nuôi cá của gia đình anh Triều Văn Su
Mô hình nuôi cá của gia đình anh Triều Văn Su

Theo Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Giao Phạm Vũ Bảo, ban đầu khi tuyên truyền người dân vay vốn, họ cũng khá bảo thủ không dám vay vì sợ không trả được nợ. Sau đó, cán bộ NHCSXH cùng với chính quyền xã đến tận bà con để tuyên truyền, dẫn họ đi tham quan từng mô hình để xem và nghe, người dân dần dần thay đổi nhận thức. “Các hộ vay vốn thoát nghèo đi trước trở thành hình mẫu cho các hộ đi sau học hỏi, để rồi xã Xuân Giao hôm nay được phủ lên một màu xanh mướt của đồi chè, đồi keo… Người dân đã chuyển dần sang kinh tế hàng hóa thay vì sản xuất để tự cung, tự cấp như trước đây.”- ông Bảo phấn khởi nói.

Để cái nghèo ngày càng lùi xa

Niềm vui là vậy, nhưng con đường phía trước của công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương sẽ không dễ dàng ở mảnh đất nhiều thiên tai khắc nghiệt này. Đơn cử, hồi đầu năm 2016, nhiều huyện của Lào Cai cũng đã chịu những thiệt hại từ đợt mưa rét và băng tuyết. Cùng với đó là đợt lũ đầu tháng 8 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, cơn lũ quét mạnh đã tác động mạnh trên diện rộng tại tỉnh Lào Cai làm trâu, bò, lợn, gà, vịt, hoa màu thiệt hại nặng nề, hầu hết ruộng trên địa bàn một số huyện bị mất trắng và phần lớn ruộng sẽ khó cải tạo được do bị đất đá vùi lấp. Điều này cũng có nghĩa, sẽ có nhiều hộ dân vừa mới thoát nghèo sẽ tái nghèo và cũng sẽ có thêm nhiều đối tượng nghèo mới. Chưa kể việc áp dụng chuẩn nghèo mới cũng làm tăng gần gấp 3 lần số hộ nghèo so với tiêu chí cũ, lên tới 34,3%.
Qua đó, công việc của cán bộ NHCSXH tỉnh Lào Cai vì thế thêm vất vả khi phải bám sát địa bàn, cùng dân và chính quyền địa phương rà soát lại thiệt hại để có thể đề xuất khoanh nợ, xóa nợ và tiếp tục cho vay mới nhằm tái sản xuất, ổn định đời sống. Bên cạnh những nỗ lực của NHCSXH trong việc ưu tiên vốn cho Lào Cai, Giám đốc NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà mong muốn HĐND, UBND tỉnh trong những tháng cuối năm 2016 tiếp tục trích một phần ngân sách địa phương bổ sung nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách. Đồng thời chỉ đạo các huyện, thành phố dành một phần tăng thu tiết kiệm chi hoặc nguồn vốn nhàn rỗi chưa sử dụng đến trong năm chuyển sang cho NHCSXH các huyện, thành phố quản lý, cho vay theo đúng chỉ đạo.

Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ cùng các thành viên trong Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đôn đốc các huyện, thành phố tích cực bám sát chỉ tiêu kế hoạch đã được giao, thực hiện cho vay đúng đối tượng thụ hưởng cũng như tích cực kiểm tra, giám sát tại cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách. Những mục tiêu trong kế hoạch đưa tổng dư nợ đến hết năm 2016 đạt 2.215 tỷ đồng, tăng 10%/năm so năm 2015 cũng đang được hiện thực hóa.

Theo ông Nguyễn Hải Hà, việc chuyển đổi hệ ý thức của người dân trong sản xuất từ tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa và ý thức thoát nghèo vươn lên từ dòng vốn chính sách đã đem đến những cung bậc mới trong tín dụng chính sách. Những người dân có quyết tâm như anh Su, chị Thịnh... là những tấm gướng sáng về thoát nghèo cần được tuyên truyền. Đây sẽ là khởi nguồn cho những đổi thay tích cực trên vùng đất Tây Bắc với niềm tin nghèo khó ngày càng lùi xa và thu hẹp.

Chủ trương, chính sách

Khơi dậy khát vọng vươn lên
Trên đường phát triển

Khơi dậy khát vọng vươn lên

Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi nhằm đưa Nghệ An phát triển nhanh, toàn diện theo hướng bền vững. Đây chính là cơ sở để Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đặt mục tiêu đưa Nghệ An trở thành một tỉnh giàu mạnh, phấn đấu đến năm 2025 Nghệ An trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.
Đưa Nghệ An trở thành trung tâm kết nối phát triển khu vực Bắc Trung Bộ
Trên đường phát triển

Đưa Nghệ An trở thành trung tâm kết nối phát triển khu vực Bắc Trung Bộ

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 3,2 triệu dân, nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7 thông ra biển Đông qua cảng Cửa Lò. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Nghệ An được quy hoạch xây dựng cảng hàng không, cảng biển quốc tế và Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy; có thành phố Vinh là đô thị loại 1 với bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Những điều kiện thuận lợi đó tạo điều kiện để Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, kết nối phát triển của cả khu vực Bắc Trung Bộ.
25 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay ưu đãi
Luật trong cuộc sống

25 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay ưu đãi

(ĐBNDO) - Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hàng chục triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn vay ưu đãi, với mức dư nợ bình quân 19 triệu đồng/khách hàng, giúp trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 11,8 triệu lao động; trên 3,3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6,6 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn, 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 700 chòi tránh lũ… Đây là chia sẻ của Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền với PV Báo ĐBND.
Nên dành một phần ngân sách địa phương
Luật trong cuộc sống

Nên dành một phần ngân sách địa phương

(ĐBNDO) - Trao đổi với PV Báo ĐBND về hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai HUỲNH THÀNH cho rằng: để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách, nên quan tâm dành một phần ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần tăng cường nguồn vốn giảm nghèo tại địa phương.
Trên 2 triệu hộ dân tộc thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách
Thị trường

Trên 2 triệu hộ dân tộc thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp trên 2 triệu hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 162 nghìn lao động. Đây là thông tin từ hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” tại Hà Nội chiều 25.9.
Trụ cột quan trọng để giảm nghèo bền vững
Thị trường

Trụ cột quan trọng để giảm nghèo bền vững

Tại “Hội nghị trực tuyến về vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững” do Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức sáng 23.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, cho rằng tín dụng chính sách là trụ cột quan trọng tạo nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Tín dụng chính sách - Công cụ giảm nghèo bền vững
Doanh nghiệp

Tín dụng chính sách - Công cụ giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2016 - 2020 chỉ là một khoảng thời gian ngắn trong sự nghiệp giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước trong định hướng XHCN ở Việt Nam. Song với sự chủ động và những bước đi sáng tạo của NHCSXH trong việc thực thi tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ ủy thác, đặc biệt là việc tham mưu Đảng, Chính phủ ban hành các chính sách tín dụng mang tính đón đầu đã tạo nên những bước chuyển mới trong công tác tín dụng chính sách xã hội hiện thực hóa quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo “không để ai bị bỏ lại phía sau” đưa Việt Nam phát triển bền vững.
Hà Nội đi đầu từ cơ chế đặc thù riêng có
Xã hội

Hà Nội đi đầu từ cơ chế đặc thù riêng có

Con số hơn 2.900 tỷ đồng ủy thác sang Ngân hàng sách xã hội; 100% các quận huyện tham gia ủy thác; cùng với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù… đã đưa Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu cả nước về nguồn vốn ngân sách ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).
Tạo đột phá trong tín dụng chính sách ở Nghệ An
Chủ trương, chính sách

Tạo đột phá trong tín dụng chính sách ở Nghệ An

Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn này ở Nghệ An đã có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động. Nghệ An đang có những bước chuyển mình trong công tác giảm nghèo, vươn lên phát triển một phần nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH.
Cộng hưởng sức mạnh từ một quyết sách
Xã hội

Cộng hưởng sức mạnh từ một quyết sách

Gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), bức tranh tín dụng chính sách tại Ninh Bình đã mang những gam màu mới. Ở đó, không chỉ quy mô, chất lượng tín dụng tăng mà quan trọng là sự cộng hưởng sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong một chính sách đậm tính nhân văn của Đảng và Chính phủ.
Khởi nghiệp bằng vốn chính sách
Xã hội

Khởi nghiệp bằng vốn chính sách

Được coi là những khoản vay vi mô nhưng tín dụng chính sách ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện đã trở thành nguồn lực quan trọng, giúp nhiều thanh niên vùng sâu, vùng xa khởi nghiệp thành công, từng bước thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Vốn ủy thác - nguồn lực quan trọng
Xã hội

Vốn ủy thác - nguồn lực quan trọng

Gần 1,2 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn; gần 113.000 lao động có việc làm; hơn 8.000 lượt học sinh, sinh viên (HSSV) khó khăn được vay vốn học tập và hơn 770.000 nhà ở và công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn cho người nghèo được xây dựng… là những kết quả sau 6 tháng nỗ lực chuyển tải dòng vốn ưu đãi về với người nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Trong đó, đáng chú ý, nguồn vốn ủy thác từ các địa phương chuyển sang ngân hàng đã vượt kế hoạch năm; thể hiện sự quan tâm của cấp ủy địa phương đối với tín dụng ưu đãi ngày một lớn và trở thành nguồn lực quan trọng trong hoạt động của NHCSXH.
Tận tâm, tận lực với từng đồng vốn
Xã hội

Tận tâm, tận lực với từng đồng vốn

Về lý thuyết, không có chương trình tín dụng nào có tỷ lệ rủi ro về vốn cao như tín dụng chính sách xã hội. Bởi đối tượng khách hàng đặc thù là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế trong khi các chương trình cho vay đều không phải thế chấp. Tuy nhiên, nợ xấu cho người nghèo và đối tượng chính sách vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội lại chỉ dưới 1%. Đó là con số được các đại biểu nêu ra tại Tọa đàm trực tuyến “Dân vận khéo trong công tác giảm nghèo” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 10.6.
“Cánh tay nối dài” đưa nguồn vốn đến tay đối tượng thụ hưởng
Xã hội

“Cánh tay nối dài” đưa nguồn vốn đến tay đối tượng thụ hưởng

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo sinh kế, việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống, với độ phủ rộng, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong số đó, có trên 85% dư nợ cho vay để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
H. Bố Trạch, Quảng Bình: Cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn đạt trên 100 tỷ đồng
Xã hội

H. Bố Trạch, Quảng Bình: Cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn đạt trên 100 tỷ đồng

Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (SXKD tại VKK) được NHCSXH huyện Bố Trạch triển khai trong thời gian qua đã mang lại cho các hộ gia đình tại vùng khó khăn có cơ hội thoát nghèo bền vững, nhiều gia đình, nhờ vào nguồn tín dụng ưu đãi này, đã vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thổi bùng sức sống nông thôn mới từ nguồn vốn tín dụng
Xã hội

Thổi bùng sức sống nông thôn mới từ nguồn vốn tín dụng

Nổi tiếng là vùng “Địa linh nhân kiệt”, với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, song con đường xây dựng nông thôn của Nam Đàn, tỉnh Nghệ An không hề dễ dàng. Ở nơi “gió Lào thổi rạc bờ tre” lại thêm bão lụt thường xảy ra khiến cuộc sống người dân khó càng thêm khó, tuy nhiên, trên vùng đất này, dòng vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực chính, giúp các đối tượng yếu thế nhất có cơ hội hòa mình vào sự phát triển kinh tế chung của huyện; góp phần đưa Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2018 và trên đường tiến tới là huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.
Tín dụng thông thoáng
Thị trường

Tín dụng thông thoáng

“Dòng máu” để doanh nghiệp hoạt động là tín dụng, hơn hết, việc tiếp cận tổ chức tín dụng cần phải thông thoáng nhất để đồng hành và phát triển với doanh nghiệp; các bộ, ngành liên quan cần triển khai đồng bộ các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tổ chức tín dụng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo quy định của Chính phủ... Đây là những ý kiến đáng chú ý tại Hội thảo Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập diễn ra sáng qua tại Hà Nội.