Bảo đảm chiến lược toàn diện
Thách thức cấp bách về chất lượng không khí mà Nam Á phải đối mặt thể hiện rõ ở các thành phố lớn như Delhi, Dhaka và Lahore, nơi mức độ vật chất dạng hạt (PM2.5) luôn vượt quá hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vì vậy, các nước phải cùng nhau hành động để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Khói mù bao phủ các thành phố Nam Á xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ, sử dụng năng lượng kém hiệu quả… Những yếu tố này làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe và góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Do đó, việc lồng ghép các chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu vào các chính sách quốc gia và thúc đẩy các hoạt động bền vững là những bước tiến quan trọng.
Giải quyết ô nhiễm không khí đòi hỏi một chiến lược toàn diện, ưu tiên khả năng phục hồi khí hậu và giải quyết các bất bình đẳng liên quan. Bất chấp căng thẳng địa chính trị, việc thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau có thể tạo nền tảng cho những nỗ lực hợp tác. Hơn nữa, quyết tâm chính trị mạnh mẽ là điều cần thiết để vượt qua các rào cản hậu cần và thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả.
Gần đây, những phát triển quan trọng đã được thực hiện bao gồm các sáng kiến năng lượng lâu đời ở Nam Á. Theo đó, Pakistan cuối cùng đã cho phép xây dựng đoạn đường ống dẫn khí đốt Iran - Pakistan. Ban đầu được đề xuất vào năm 1995 với tên gọi đường ống Iran - Pakistan - Ấn Độ để vận chuyển khí đốt tự nhiên của Iran đến khu vực, nhưng dự án này bị tạm hoãn vì phải đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dù đã đạt được thỏa thuận với Iran vào năm 2009, việc xây dựng trên phần đất của Pakistan chỉ mới bắt đầu gần đây. Với thời hạn sắp đến và các hình phạt có thể xảy ra, việc hoàn thành dự án trước tháng 9.2024 là rất quan trọng.
Ngoài ra, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Siêu lưới điện châu Âu được xem là tiềm năng của lưới điện nối Nam Á và Trung Á. Một hệ thống kết nối như vậy sẽ có khả năng cách mạng hóa sự hợp tác khu vực và tăng cường an ninh năng lượng. Việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng này sẽ mang lại sự an toàn và độ tin cậy cao hơn cho tất cả các quốc gia liên quan. Thông qua những nỗ lực hợp tác, việc quản lý nhu cầu năng lượng có thể đạt được hiệu quả hơn, giảm bớt tình trạng thiếu điện và thúc đẩy phát triển khu vực bền vững.
Hơn nữa, việc thiết lập các tuyến thương mại giữa Iran, Trung Á, Pakistan và Ấn Độ cũng mang lại những cơ hội đáng kể. Những tuyến đường này có thể trở thành những tuyến đường vận chuyển hàng hóa nhộn nhịp, mở ra các thị trường mới và kích thích tăng trưởng kinh tế ở nhiều khu vực khác nhau. Bằng cách mở rộng phạm vi thương mại, mạng lưới này sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế chung giữa các quốc gia tham gia.
Ngoài những lợi thế do lưới điện và các tuyến đường thương mại mang lại, khả năng kết nối được cải thiện còn mang lại những lợi ích vượt ra ngoài lĩnh vực điện lực. Các mối quan hệ được tăng cường có thể thúc đẩy hội nhập khu vực ngày càng tăng, dẫn đến quan hệ ngoại giao và hợp tác chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như phát triển cơ sở hạ tầng và an ninh. Những nỗ lực này không chỉ giải quyết trực tiếp tình trạng ô nhiễm không khí mà còn kích thích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy hội nhập khu vực.
Bên cạnh đó, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cũng đóng vai trò là hình mẫu cho sự hợp tác Nam - Nam thành công, cung cấp nền tảng để chia sẻ kiến thức cũng như nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu. Các quốc gia Nam Á có thể tiếp nhận những hiểu biết sâu sắc có giá trị từ kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển năng lượng tái tạo và triển khai công nghệ xanh. Đổi lại, Nam Á có thể cung cấp chuyên môn trong các lĩnh vực như nông nghiệp bền vững và quản lý chất thải, thúc đẩy trao đổi kiến thức cùng có lợi.
Vai trò của hợp tác đa phương
Cộng đồng quốc tế đóng vai trò then chốt trong việc khai thác tiềm năng năng lượng sạch của Nam Á. Bằng cách cung cấp chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của khu vực sang các hoạt động bền vững. Nỗ lực tập thể chống lại những thách thức môi trường này, nhấn mạnh bản chất liên kết của thế giới và đòi hỏi một cách tiếp cận toàn cầu vượt qua biên giới.
Đặc biệt, các quốc gia phát triển phải đánh giá lại các cách tiếp cận trong quá khứ, vì có thể vô tình cản trở sự tiến bộ ở Nam Á. Chỉ tập trung vào những khác biệt về hệ tư tưởng đã được chứng minh là không đủ trong việc thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng lâu dài trong khu vực.
Theo đó, một cách tiếp cận đa sắc thái hơn, nhấn mạnh vào ngoại giao và hợp tác đa phương, mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho Nam Á. Thông qua sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, các quốc gia trong khu vực với sự hỗ trợ mang tính xây dựng của quốc tế, có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết ô nhiễm không khí và bảo đảm môi trường lành mạnh hơn cho mọi người dân. Nỗ lực hợp tác này sẽ không chỉ thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực mà còn mở đường cho một Nam Á bền vững hơn.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng sức khỏe và môi trường sâu sắc đang diễn ra ở Nam Á càng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một cách tiếp cận thống nhất trong khu vực, vượt qua sự chia rẽ chính trị. Bất chấp những xung đột lịch sử, việc hợp tác về các vấn đề quan trọng như ô nhiễm không khí là không thể thiếu. Hơn nữa, Nam Á có thể mở đường cho một môi trường lành mạnh hơn, tăng cường ổn định và phát triển kinh tế, thông qua hành động tập thể để giải quyết những thách thức chung. Cuối cùng, thông qua sự hợp tác và đổi mới, khu vực này có thể hướng tới một tương lai bền vững và thịnh vượng.