Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đơn vị sự nghiệp công lập:

Mục tiêu là chất lượng giáo dục phải tốt hơn

Qua làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ, các thành viên Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, báo cáo của tỉnh cần làm rõ hơn những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại gắn với nâng cao chất lượng giáo dục như Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương đã đề ra.

Mục tiêu là chất lượng giáo dục phải tốt hơn -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Minh Trang

Khó khăn lớn nhất là thiếu biên chế giáo viên

Tính đến hết ngày 31.12.2023, tỉnh Phú Thọ có 1.004 đơnvị sự nghiệp công lập; giảm 134 đơn vị so với năm 2015; giảm 107 đơn vị so với năm 2017; giảm 14 đơn vị so với năm 2021. Từ năm 2015 đến nay, Phú Thọ đã thực hiện giải thể 17 đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả. Tính đến năm 2023, tỉnh đã giảm 2.907 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đạt 9,44% so với số biên chế được tính làm căn cứ để thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh là 846, giảm 76 đơn vị so với năm 2015; số lượng đơn vị giáo dục nghề nghiệp là 18, giảm 5 đơn vị so với năm 2015. Để đáp ứng số lượng giáo viên giảng dạy phù hợp với quy mô trường lớp và số lượng học sinh, hiện nay toàn tỉnh Phú Thọ còn 1.382 giáo viên hợp đồng; giảm 1.204 giáo viên hợp đồng so với năm 2021.

Mục tiêu là chất lượng giáo dục phải tốt hơn -0
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Minh Trang

Tuy nhiên, qua phản ánh của tỉnh Phú Thọ, Đoàn giám sát nhận thấy, tỷ lệ tinh giản biên chế viên chức giai đoạn 2015 - 2021 chưa bảo đảm tỷ lệ 10% theo quy định. Tình trạng thiếu giáo viên vẫn đang diễn ra ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó chủ yếu thiếu giáo viên ở bậc học mầm non và tiểu học. Chỉ tiêu biên chế năm 2023 giao cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập là 23.167 biên chế, trong khi đó định mức biên chế theo quy mô trường lớp và số lượng học sinh năm học 2023 - 2024 là 27.384 biên chế. Như vậy, số biên chế giao hiện tại thiếu so với định mức là 4.217 biên chế. Công tác tuyển dụng giáo viên cũng khó khăn do thiếu nguồn ứng tuyển.

Nhấn mạnh khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ là thiếu biên chế giáo viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Mạnh cũng cho biết, việc tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Trong đó, tỷ lệ giáo viên biên chế hiện nay rất thấp, đối với cấp trung học phổ thông công lập mới chỉ tuyển được khoảng 50%. Trong những năm học tới, số lượng học sinh đông hơn thì tỷ lệ này có thể còn giảm xuống dưới 50%. Tuy vậy, tỉnh Phú Thọ vẫn phải thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế viên chức 10% theo quy định, do đó, cũng không thể tăng được số lượng biên chế giáo viên. 

Mặt khác, việc huy động xã hội hóa giáo dục chủ yếu vận động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chưa hình thành và phát triển mô hình trường công lập, trường ngoài công lập thực hiện chương trình tiên tiến, chất lượng cao; hệ thống trường ngoài công lập chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, tỷ lệ trường ngoài công lập so với mặt bằng chung cả nước còn thấp, nhất là ở bậc học mầm non. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ vẫn còn 6 huyện chưa có trường ngoài công lập.

Cân nhắc kỹ lưỡng khi xã hội hóa lĩnh vực giáo dục

Chia sẻ với những khó khăn, thách thức của tỉnh Phú Thọ trong lĩnh vực giáo dục, các thành viên Đoàn giám sát cũng chỉ rõ, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương đặt ra yêu cầu cho các địa phương là sắp xếp, tổ chức lại gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học, rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương. Do báo cáo của tỉnh Phú Thọ chưa có nội dung này nên các thành viên Đoàn giám sát cũng đề nghị tỉnh làm rõ hơn những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện.

Mục tiêu là chất lượng giáo dục phải tốt hơn -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành phát biểu. Ảnh: Minh Trang

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành, tỉnh Phú Thọ mới chỉ ban hành Đề án sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục, trong đó không sáp nhập đối với cấp mầm non và trung học phổ thông. Đại biểu đề nghị trong báo cáo của tỉnh cần làm rõ hơn nội dung này, chẳng hạn đối với bậc giáo dục phổ thông có triển khai sắp xếp không, nếu không sắp xếp thì nguyên nhân là do đâu, hiện còn những vướng mắc, khó khăn như thế nào? Bởi thực tế cho thấy, ở Phú Thọ có nhiều vùng điều kiện đi lại còn khó khăn thì đây có phải là yếu tố ảnh hưởng đến việc thu gọn các điểm trường hay không?

Liên quan đến nội dung này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Phan Trọng Tấn cho rằng, phải xác định việc sáp nhập hai trường thành một để phục vụ cho học sinh trên địa bàn của hai xã theo quy mô dân số thì đạt được mục tiêu gì, hay chỉ giảm được số lượng là một hiệu trưởng của một cơ sở? Bởi nếu sáp nhập như vậy, học sinh sẽ phải đi học xa hơn, tổng chi phí xã hội bao gồm cả chi phí bằng tiền bạc, thời gian, công sức và những yêu cầu thực tế khác sẽ lớn hơn nhiều, đặc biệt là đối với những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Mục tiêu là chất lượng giáo dục phải tốt hơn -0
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Phan Trọng Tấn phát biểu. Ảnh: Minh Trang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cũng đề nghị, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục vì tổng chi phí xã hội có thể sẽ tăng lên, mục tiêu cuối cùng là phải góp phần làm cho chất lượng giáo dục tốt hơn chứ không chỉ là giảm theo các con số.

Từ những khó khăn trong thực tế, tỉnh Phú Thọ mong muốn, Bộ Nội vụ đề nghị với Ban Tổ chức Trung ương xem xét, giữ ổn định số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022 - 2026 của địa phương, đồng thời hằng năm giao bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo còn thiếu so với định mức quy định.

Ghi nhận các kiến nghị của tỉnh rất tâm huyết, sát thực tiễn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trường Đoàn giám sát cho biết, các ý kiến giúp Đoàn giám sát có thêm thông tin, đặc biệt là nhìn nhận được những khó khăn của các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đổi mới quản lý, thu hút nguồn nhân lực. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Đoàn giám sát sẽ lập danh mục cụ thể những văn bản có quy định chưa phù hợp; những Bộ, ngành còn chưa ban hành hoặc ban hành chậm thông tư hướng dẫn theo trách nhiệm được giao để làm việc với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan trong thời gian tới, từ đó có hướng xử lý, tháo gỡ theo thẩm quyền.

Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.