Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Mở cơ hội, tạo xung lực mới cho quan hệ Việt Nam - Iran

Hôm nay, 8.8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội nước ta tới Iran sau 24 năm và đúng dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội được đánh giá là “đặc biệt quan trọng” và có nhiều kỳ vọng sẽ giúp mở rộng quan hệ song phương, tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước. 

Quan hệ hữu nghị không ngừng phát triển

Dù cách xa nhau về địa lý, nhưng Việt Nam và Iran đã có mối quan hệ hữu nghị lâu đời. Từ hàng nghìn năm trước đã có những thương nhân Ba Tư tới kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam, khởi nguồn cho giao lưu Nhân dân và mở ra cánh cửa giao lưu văn hóa giữa hai nước. Ngày 4.8.1973, Việt Nam và Iran chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chặng đường nửa thế kỷ qua, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Iran luôn được lãnh đạo và Nhân dân hai nước quan tâm, vun đắp, gìn giữ, phát triển. Quan hệ song phương đã phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị và ngoại giao đến thương mại, văn hóa...

Mở cơ hội, tạo xung lực mới cho quan hệ Việt Nam - Iran -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cao. Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (năm 1999), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (3.2016), Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (8.2017), Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (12.2022) đã thăm Iran và Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani (4.2018)... đã thăm Việt Nam.

Hai nước đã tổ chức 9 kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Iran về kinh tế; 7 cuộc tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt 124,5 triệu USD, tăng 43% so với năm 2020, trong đó Việt Nam xuất khẩu gần 106 triệu USD. Trong năm 2022, kim ngạch hai chiều đạt hơn 100 triệu USD, 3 tháng đầu năm 2023 đạt 21 triệu USD. Tháng 10.2016, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Iran Hassan Rouhani tới Việt Nam, hai bên đã nhất trí tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước, phấn đấu nâng kim ngạch song phương lên 2 tỷ USD trong thời gian sớm nhất.

Hai nước thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Hai bên trao đổi một số đoàn cấp làm việc, chia sẻ thông tin. Iran cung cấp một số học bổng cho sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam học tập, nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Ba Tư. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác công nghệ, nghiên cứu và giáo dục (2014); ký Thỏa thuận chung về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật (1993); Bản ghi nhớ Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa (2013).

Thành phố Hà Nội và thành phố Tehran, thành phố Cần Thơ và thành phố Mazandaran của Iran đã ký MOU hợp tác, thành phố Cần Thơ và thành phố Mazandaran ký MOU hợp tác 3 bên về trồng lúa với công ty Iran BB&A. Thành phố Ninh Bình và thành phố Qazvin, thành phố Lai Châu và thành phố Fuman, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Isfahan cũng đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác.

Quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội phát triển tốt đẹp và được đánh giá là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tại Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu lần thứ 3 (MSEAP 3) được tổ chức tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ (tháng 10.2018) và bên lề Đại hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-140) tại Doha, Qatar, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani thăm chính thức Việt Nam (tháng 4.2018), các chuyến thăm Iran của các Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và các chuyến thăm lẫn nhau của hai Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước đã thể hiện quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Quốc hội, các nghị sỹ hai nước phát triển tốt đẹp, góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ hai nước.

Tình hình chính trị - xã hội của Iran trong nửa đầu năm 2023 có chuyển biến tích cực. Nền kinh tế dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng 2,9% nhờ nguồn thu từ dầu khí, GDP đạt quy mô 257 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD vào năm 2022. Iran có tiềm năng kinh tế lớn. Bên cạnh tiềm năng về dầu khí (trữ lượng dầu thứ 4 thế giới và xếp thứ 2 thế giới về trữ lượng khí), Iran còn có các khoáng sản chính là thiếc, than đá, sắt, đồng, uranium; nông sản có lúa mì, gạo, bông, củ cải đường,...; trồng trọt, chăn nuôi khá phát triển. Chính phủ Iran đang xây dựng kế hoạch đưa mức tăng trưởng kinh tế lên 8% trong 5 năm tới trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ và cải tổ ngành tài chính, ngân hàng.

Chính quyền của Tổng thống Ebrahim Raisi coi trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước đang phát triển. Iran cũng đang tích cực triển khai chính sách “hướng Đông” với trọng tâm là tăng cường quan hệ với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, chú trọng thúc đẩy quan hệ với ASEAN và các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.

Tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ song phương

Chuyến thăm chính thức Iran của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, và sau 24 năm kể từ khi Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Iran năm 1999 và sau hơn 5 năm kể từ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani vào tháng 4.2018.

Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác với Iran trong bối cảnh mới trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, hợp tác địa phương; tăng cường hợp tác tại các diễn đàn quốc tế; thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các địa phương hai nước, hợp tác văn hóa - giáo dục, du lịch, khoa học - công nghệ, nông nghiệp...

Trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí trước thềm chuyến thăm, Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari nhấn mạnh, “chuyến thăm Iran của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có ý nghĩa đặc biệt vì nhiều lý do và do đó, có nhiều kỳ vọng rằng, chuyến thămsẽ giúp mở rộng quan hệ song phương giữa hai nước".

Cụ thể, theo Đại sứ Ali Akbar Nazari, có 4 lý do làm nên sự đặc biệt của chuyến thăm. Trước hết, đây là chuyến thăm của người đứng đầu Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam sau 24 năm, đánh dấu việc nối lại các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước sau thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Thứ hai, trên cơ sở tiềm năng hợp tác giữa hai nước cùng với kinh nghiệm và sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đối với các vấn đề kinh tế, chuyến thăm lần này sẽ mang lại những giá trị gia tăng to lớn cho quan hệ hai nước.

Thứ ba, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm hết sức quan trọng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Vì vậy, chuyến thăm mang tính bước ngoặt này chắc chắn sẽ là cột mốc đánh dấu một chương quan trọng trong lịch sử của hai dân tộc và phản ánh mong muốn chung của hai bên nhằm củng cố tình hữu nghị, nâng tầm hợp tác lên tầm cao mới, khai thác mọi tiềm năng trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm mang đến cơ hội vô giá cho các cuộc đối thoại cấp cao, mở đường cho việc tăng cường quan hệ song phương trong các lĩnh vực hai nước cùng quan tâm".

Thứ tư, Cộng hòa Hồi giáo Iran, ngay từ đầu Cách mạng Hồi giáo, luôn đánh giá cao vị trí của Nghị viện (Majlis) trong hệ thống nhà nước Iran. Nhà Lãnh đạo và Người sáng lập nước Cộng hòa Hồi giáo Imam Khomeini từng tuyên bố rằng, Nghị viện có trước tất cả. Trong nhiệm kỳ hiện tại, Tiến sĩ Ghalibaf, Chủ tịch Quốc hội Iran rất coi trọng ngoại giao nghị viện.

Xét trên những điểm này, chuyến thăm của ngài Vương Đình Huệ sẽ mở rộng quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đặc biệt là quan hệ nghị viện, đồng thời tạo động lực để thông qua và củng cố lập trường chung trong lĩnh vực hợp tác nghị viện ở cấp khu vực và quốc tế”, Đại sứ Ali Akbar Nazari nhấn mạnh. Cùng với đó, trong khuôn khổ chuyến thăm, một số văn kiện hợp tác giữa hai nước sẽ được hoàn thiện và ký kết. Điều này chắc chắn sẽ đưa quan hệ hai nước phát triển hơn nữa.

Cùng với vai trò quan trọng và vị thế ngày càng gia tăng của Iran tại khu vực Tây Á và của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á, tiềm năng hợp tác giữa hai nước thời gian tới là rất lớn. Chuyến thăm Iran của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lần này sẽ tạo động lực mạnh mẽ để đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, khai thác tốt hơn những tiềm năng sẵn có trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kĩ thuật…

Quốc hội và Cử tri

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm, không “lãng phí” tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Bảo đảm thuốc, vật tư y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ĐBQH, cử tri thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Đặt lợi ích cử tri vào trọng tâm các giải pháp quản lý, điều hành

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Không đơn thuần chỉ ở sức hút vốn có từ hoạt động giám sát tối cao trực tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, điều khiến cử tri, dư luận đặc biệt quan tâm còn ở sự ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống dân sinh của các lĩnh vực được lựa chọn chất vấn.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Điều hành chắc chắn, trả lời thuyết phục

Với 76 đại biểu Quốc hội đăng ký, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng “nóng” ngay từ những phút đầu tiên. Tuy vậy, là “tư lệnh ngành” dạn dày kinh nghiệm cả trong điều hành thực tiễn và trong trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã "hóa giải" được sức nóng đó bằng những thông tin chắc chắn, những thông điệp rõ ràng về điều hành chính sách trong thời gian tới.