Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

dbnd_br_ph3903.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dù là phương án nào cũng phải có đánh thuế để bảo vệ sản xuất trong nước

Báo cáo về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, nội dung về việc chuyển phân bón từ diện không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang diện chịu thuế suất 5% đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Theo đó, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5% như thể hiện trong dự thảo Luật và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám.

Thảo luận tại Hội trường, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với quy định thể hiện trong dự thảo Luật, nội dung giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Một số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành (không chịu thuế VAT). Do đó, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.

202411140955488835-dsc-7267.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Nêu rõ, đây là nội dung được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cơ bản thống nhất, nhưng tại phiên thảo luận ở Hội trường vẫn còn hai loại ý kiến, cũng là vấn đề nhận sự quan tâm lớn của đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với phương án lấy ý kiến đại biểu. Đồng thời, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cung cấp đầy đủ thông tin, trong đó chỉ rõ thị phần phân bón sản xuất trong nước, nhập khẩu hiện nay như thế nào, nếu quyết định áp thuế suất 5% sẽ tác động ra sao... Trên cơ sở đó, sẽ định hướng và lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, tạo sự đồng thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị.

Tán thành đưa ra lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế VAT, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, không đưa ra lấy phiếu giữa hai phương án không tính thuế giá trị gia tăng hay áp mức thuế suất 5% với phân bón, mà "lấy phương án nào cũng phải có đánh thuế" để bảo vệ sản xuất trong nước. Bởi lẽ, việc áp dụng mức thuế suất 0% với mặt hàng phân bón và vẫn để phân bón vào diện không chịu thuế VAT là hai câu chuyện khác nhau.

dbnd_bl_ph3913.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Phân tích về ảnh hưởng của việc đưa mặt hàng phân bón về diện chịu VAT đối với Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, Phó Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã phát triển, hiện chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường phân bón nước ta. Hiện nay, do phân bón không chịu thuế VAT, doanh nghiệp trong nước sẽ không được hoàn thuế, khiến chi phí sản xuất lớn, không cạnh tranh được phân bón nhập khẩu, buộc doanh nghiệp phải đẩy giá lên và nông dân phải chịu. Do vậy, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đưa mặt hàng phân bón về diện chịu thuế VAT sẽ hoàn thuế được cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ sản xuất trong nước.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, Phó Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, những doanh nghiệp này chỉ nhập khẩu để bán ở thị trường nước ta, không sản xuất, nên khi phân bón không chịu thuế VAT thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi. Nếu đưa mặt hàng phân bón về diện chịu thuế VAT có thể sẽ làm giá phân bón nhập khẩu tăng lên, nông dân bị ảnh hưởng.

ph3916.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Do vậy, khi lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội về phương án chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất VAT, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan chức năng phải có báo cáo giải trình cụ thể về tác động đến Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân trong mỗi mức thuế suất được đưa ra lấy ý kiến.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tại văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị phương án tính thuế VAT 2% với phân bón. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần phối hợp để xử lý phương án mới được đại biểu đề xuất trước khi hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Có nên giữ như hiện hành quy định không phải nộp thuế VAT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế VAT đầu vào?

Tại phiên họp sáng nay, quy định không phải nộp thuế VAT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế VAT đầu vào tại khoản 1 Điều 5 cũng được Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đưa ra.

Cụ thể, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bỏ quy định cho phép không nộp thuế VAT đầu ra, nhưng lại được khấu trừ thuế VAT đầu vào đối với nông sản chưa chế biến hoặc sơ chế ở khâu thương mại để bảo đảm nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng. Đó là chỉ được khấu trừ thuế VAT đầu vào khi đầu ra thuộc diện chịu thuế VAT. Nhưng, Chính phủ đề nghị giữ nội dung này như quy định hiện hành, đó là không phải tính, nộp thuế VAT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế VAT đầu vào.

Tán thành với đề nghị của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, tại Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng đã khẳng định quy định hiện hành cho phép không nộp thuế VAT đầu ra nhưng lại được khấu trừ thuế VAT đầu vào đối với nông sản chưa chế biến hoặc sơ chế ở khâu thương mại đang được thực hiện ổn định, phát huy hiệu quả. Quy định này không chỉ là giúp phát triển sản xuất nông, lâm thủy sản mà còn đơn giản hóa thủ tục thu thuế. “Quy định đang thực hiện tốt thì không lý do gì chúng ta lại bỏ đi”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lưu ý.

dbnd_br_ph3921.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dù vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, phương án giữ quy định “cho phép không nộp thuế VAT đầu ra nhưng lại được khấu trừ thuế VAT đầu vào đối với nông sản chưa chế biến hoặc sơ chế ở khâu thương mại” khác với phương án được Chính phủ trình ra Quốc hội lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ Bảy. Do đó, nội dung này không cần đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, mà cần tổ chức lấy ý kiến lại trong Chính phủ.

Báo cáo cụ thể về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, quy định cho phép không nộp thuế VAT đầu ra nhưng lại được khấu trừ thuế VAT đầu vào đối với nông sản chưa chế biến hoặc sơ chế ở khâu thương mại hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chung về áp thuế giá trị gia tăng hiện nay. Trong Luật hiện hành cũng quy định ở khâu sản xuất và nhập khẩu sẽ không chịu thuế, nhưng khi bán đến người tiêu dùng và xuất khẩu sẽ vẫn chịu thuế. Mặt khác, qua thực tế theo dõi, quản lý việc hành thu thuế VAT, Thứ trưởng cho biết, nếu bỏ quy định này sẽ có nguy cơ phát sinh các hành vi gian lận trong kê khai và nộp thuế.

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có liên quan, trong phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, các cơ quan tiếp tục rà soát, tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, hoàn thiện Báo cáo tiếp thu, giải trình, bảo đảm chất lượng dự án luật. Đồng thời, chú ý rà soát bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, cũng như thực hiện chủ trương đổi mới của Nhà nước, của Quốc hội trong công tác xây dựng luật, thực hiện nghiêm các quy định của Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Với các nội dung tại dự thảo Luật dự kiến sẽ đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, các cơ quan cần phối hợp xây dựng phương án cụ thể, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án, tránh tình trạng phương án nào hay sẽ tập trung đưa ra ưu điểm, không báo cáo đầy đủ những nhược điểm của phương án đó.

Diễn đàn Quốc hội

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Điều hành chắc chắn, trả lời thuyết phục

Với 76 đại biểu Quốc hội đăng ký, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng “nóng” ngay từ những phút đầu tiên. Tuy vậy, là “tư lệnh ngành” dạn dày kinh nghiệm cả trong điều hành thực tiễn và trong trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã "hóa giải" được sức nóng đó bằng những thông tin chắc chắn, những thông điệp rõ ràng về điều hành chính sách trong thời gian tới.

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân
Diễn đàn Quốc hội

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân

Sáng nay, 11.11, Quốc hội Khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn, tập trung vào các nhóm vấn đề thuộc 3 lĩnh vực có nhiều vấn đề dư luận, cử tri hết sức quan tâm: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông, nhất là vấn đề giá vàng, cung ứng thuốc và vật tư y tế, hoạt động báo chí trong thời kỳ bùng nổ thông tin và việc cung ứng mạng viễn thông tại vùng sâu, vùng xa. Đông đảo cử tri và Nhân dân kỳ vọng những cam kết hợp lòng dân để tháo gỡ “điểm nghẽn” mở lối cho kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng các phiên chất vấn sẽ bảo đảm chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, rõ giải pháp

Sáng mai, 11.11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với ba nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân. Trước thềm phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ có chất lượng, trọng tâm, trọng điểm như kỳ vọng, có giải pháp giải quyết rốt ráo các tồn tại, hạn chế nổi cộm đã chỉ ra trong công tác quản lý, điều hành trên cả ba lĩnh vực.

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Diễn đàn Quốc hội

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Rà soát kỹ, phân công rõ trách nhiệm trong thực hiện Chương trình và các dự án thành phần

Tham gia thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tại phiên họp chiều 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng hơn các nội dung hoạt động và phân công rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện các dự án thành phần. Đồng thời, phải bảo đảm có sự gắn kết giữa các tiểu dự án và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an với 8 bộ, ngành, thì mới có thể thực hiện được mục tiêu "giảm cung", "giảm cầu" và đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy. 

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.