NGÀY THỨ NHẤT PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN KỲ HỌP THỨ TÁM, QUỐC HỘI KHÓA XV

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang HOÀNG VĂN VỊNH:
Có giải pháp căn cơ hỗ trợ vay vốn, miễn, giảm lãi suất

Dưới sự điều hành linh hoạt, khoa học của Chủ tọa, Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã diễn ra trong không khí sôi nổi, dân chủ; các đại biểu đã rất trách nhiệm với những câu hỏi sắc bén, trực diện; các thành viên Chính phủ trả lời đúng trọng tâm, làm sáng tỏ nhiều vấn đề đại biểu, đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh

Đối với vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cơ bản đã đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động; ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối. Song, tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tham mưu cho Chính phủ có giải pháp căn cơ hơn nữa trong công tác hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19 và thiên tai; đồng thời, đánh giá tổng thể kết quả tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tập thể, nhất là các đơn vị kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp.

Liên quan đến việc ổn định thị trường vàng, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và SJC là giải pháp tối ưu. Tôi đồng tình với giải pháp mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra, đó là trong bối cảnh thị trường vàng vẫn còn diễn biến khó lường, phức tạp, chúng ta là nước không sản xuất vàng nên việc can thiệp phụ thuộc vào nhập khẩu vàng quốc tế. Bởi vậy, cần theo dõi sát diễn biến này để đưa ra chính sách bình ổn thị trường vàng.

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu thành lập sàn giao dịch vàng. Như nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, một số nước trên thế giới có thành lập sàn vàng. Việc thành lập sàn vàng có mặt tích cực là các giao dịch sẽ minh bạch; nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để thành lập sàn vàng cũng cần đầu tư về cơ sở hạ tầng; hơn nữa Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng. Như vậy, để thành lập sàn vàng, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất với Chính phủ ở thời điểm phù hợp và phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình LÊ VĨNH THẾ:
Điều hành phiên chất vấn đúng trọng tâm

Chọn lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề đưa ra chất vấn lần này đã đáp ứng đúng, trúng nguyện vọng, mong đợi của cử tri và Nhân dân. Những câu hỏi các đại biểu Quốc hội chất vấn đều là những vấn đề "nóng", như: kiểm soát lạm phát, tín dụng; thị trường vàng, ngoại hối… Đây đều là những nội dung vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi được người dân, cử tri đặc biệt quan tâm theo dõi thời gian qua.

pct-tinh-qbinh-5091.jpg

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình LÊ VĨNH THẾ

Về cơ bản, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trả lời rõ, thẳng thắn, cầu thị, trực diện vào những tồn tại, bất cập. Đối với một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận, Thống đốc cũng đưa ra được giải pháp để kịp thời xử lý. Đơn cử, phần trả lời về thị trường vàng trong nước đang không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, "tư lệnh" ngành nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, căn cứ vào mục tiêu, chính sách tiền tệ trong thời gian tới để xem xét giải pháp can thiệp. Ngoài ra, về giải pháp căn cơ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành đánh giá tổng kết (Nghị định số 24), tham mưu, đề xuất với Chính phủ các giải pháp giải quyết tồn tại, hạn chế trong thời gian qua; còn về lâu dài, quan điểm chung là ổn định thị trường vàng, chống đầu cơ…

Hay như với chất vấn về hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động của cơn bão số 3, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các khách hàng vay vốn tại tổ chức mình để xác định mức độ thiệt hại các khoản dư nợ. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo các quy định; đồng thời, xem xét giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân.

Một điểm nhấn trong ngày làm việc đầu tiên của phiên chất vấn và trả lời chất vấn đó chính là điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, định hướng phiên họp đi đúng trọng tâm nhóm vấn đề; đồng thời, gom các vấn đề và đánh giá chính xác phần hỏi - trả lời.

PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH HƯNG YÊN TRẦN THỊ TUYẾT HƯƠNG:
Truyền tải thấu đáo "tiếng lòng” của cử tri

Đúng như dự đoán, một trong những nội dung chất vấn và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm đó chính là phần đăng đàn của "tư lệnh" ngành ngân hàng và y tế. Ngay từ những câu hỏi đầu tiên đã làm “nóng” nghị trường kỳ họp bằng những câu hỏi trực diện, có sự tranh luận giữa đại biểu và người trả lời. Qua đó, bảo đảm sự công khai, minh bạch; truyền tải được những vấn đề bức xúc của người dân vào nghị trường để trả lời…

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên TRẦN THỊ TUYẾT HƯƠNG

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên TRẦN THỊ TUYẾT HƯƠNG

Về lĩnh vực y tế, "tiếng lòng” của cử tri cơ bản đã được các đại biểu truyền tải thấu đáo thông qua những vấn đề lớn như làm thế nào bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người bệnh. Nhìn vào thực tế có thể khẳng định, từ khi Luật Đấu thầu (sửa đổi) có hiệu lực đã góp phần quan trọng từng bước tháo gỡ "điểm nghẽn" về đấu thầu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế, nhất là các thiết bị kỹ thuật cao, thiết bị chẩn đoán, điều trị tiên tiến. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế…

Bên cạnh đó, thực trạng quản lý các mặt hàng thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm… cũng đang tồn tại khá nhiều bất cập. Hiện nay, rất nhiều thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng được nhập về Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ. Những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá rẻ hơn hàng thật, trong khi chế tài xử lý chưa tương xứng, tiềm ẩn lớn nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Với những “lát cắt” được mổ xẻ, những vấn đề nội tại các đại biểu đã chất vấn và tranh luận, kỳ vọng trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện được cơ chế hoàn trả tiền cho người dân khám bệnh, chữa bệnh phải tự mua thuốc điều trị và vật tư y tế nhằm bảo đảm nhu cầu, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm…

Một trong những nội dung "nóng" những ngày qua, có lẽ liên quan đến thị trường vàng. Tôi hy vọng rằng, trước những khó khăn, cùng với những tiềm ẩn rủi ro áp lực tăng trong bối cảnh độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn, giá cả hàng hóa thế giới biến động phức tạp do tác động của diễn biến địa chính trị phức tạp; sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp… Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có giải pháp hữu hiệu nhanh chóng kiểm soát và giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới. Đồng thời, linh hoạt trong điều hành các công cụ, giải pháp chính sách phù hợp với diễn biến thực tế.

Thông qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn, có thể thấy được tinh thần trách nhiệm của cả người được hỏi và trả lời. Nội dung chất vấn đi thẳng vào trọng tâm và những bức xúc, đòi hỏi của cuộc sống. Tin rằng, các Bộ trưởng sẽ nghiêm túc, nỗ lực thực hiện “lời hứa” trước cử tri và Nhân dân. Từ đó, mạnh mẽ đưa ra những giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của ngành mình, góp phần củng cố niềm tin cho cử tri, Nhân dân và góp phần tạo nên những giá trị phát triển mới để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như thông điệp Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.