Tít trang: Ý kiến cử tri về phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám

Đặt lợi ích cử tri vào trọng tâm các giải pháp quản lý, điều hành

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Không đơn thuần chỉ ở sức hút vốn có từ hoạt động giám sát tối cao trực tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, điều khiến cử tri, dư luận đặc biệt quan tâm còn ở sự ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống dân sinh của các lĩnh vực được lựa chọn chất vấn.

toan-canh-phien-chat-van1.jpg
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Cầu thị và trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là thành viên Chính phủ cuối trực tiếp đăng đàn trả lời nhiều vấn đề ĐBQH và cử tri cử quan tâm thuộc các lĩnh vực ngành mình quản lý. Với ba phút cho mỗi câu trả lời, kỳ vọng của cử tri đối với Tư lệnh ngành thông tin và truyền thông trước thềm phiên chất vấn hôm qua đã được đáp lại bằng sự thấu hiểu thực tiễn, nắm chắc lĩnh vực mình quản lý và những câu trả lời ngắn gọn, thẳng thắn.

Qua sóng phát thanh, truyền hình trực tiếp, cử tri nhiều địa phương đánh giá, các giải pháp Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra trước Quốc hội, trước cử tri cả nước cho thấy quyết tâm và trách nhiệm của Bộ trước các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Có một chi tiết rất đáng chú ý từ Hội trường Diên Hồng trong sáng qua được nhiều cử tri chia sẻ, chính là “bật mí” của người đứng đầu ngành thông tin và truyền thông về một trợ lý ảo cũng đang trả lời chất vấn của ĐBQH cùng với mình.

“Cuối buổi chất vấn này, tôi rất mong muốn gửi đến đại biểu xem Bộ trưởng và trợ lý ảo - ai tốt hơn. Tôi đoán là trợ lý ảo tốt hơn", dẫn chứng từ chính chia sẻ của Bộ trưởng, cử tri Nguyễn Thành Luân (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) nhận định: khoa học công nghệ, mà rõ nét nhất là trí tuệ nhân tạo đang là xu thế, dẫn dắt, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn cầu. Cùng với những lợi ích mang lại, sự phát triển của công nghệ chắc chắn cũng sẽ đặt ra thách thức đối với công tác quản lý nhà nước không chỉ riêng thông tin truyền thông mà ở tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Trong nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đồng nghiệp của chúng tôi cũng bày tỏ quan tâm đến việc sẽ có chương trình hỗ trợ thúc đẩy kinh tế báo chí trong bối cảnh báo chí phải cạnh tranh khốc liệt với mạng xã hội để báo chí thoát khỏi tình trạng "lép vế và thua ngay trên sân nhà" như đề cập của một số ĐBQH. Cùng với đó, là các giải pháp của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền các cấp định hướng, hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện hiệu quả nhiệm vụ truyền thông chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay…

Chạm tới “điểm nghẽn”

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc 3 lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Ngoài các tư lệnh ngành trực tiếp đăng đàn, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực và nhiều thành viên Chính phủ đã có những phát biểu, giải trình làm rõ thêm nhiều nội dung được đại biểu, cử tri, dư luận cả nước quan tâm.

Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều cử tri cho biết, các vấn đề được đưa ra đã chạm tới những “điểm nghẽn” mà nếu không có sự vào cuộc rốt ráo, kịp thời thì đương nhiên sẽ trở thành lực cản phát triển không chỉ lĩnh vực được lựa chọn để chất vấn mà còn rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Đại tá Nguyễn Văn Nhỏ (cán bộ hưu trí quận Cầu Giấy, Hà Nội), phần chất vấn của các đại biểu và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ đã cho cử tri, nhân dân cả nước thấy được những nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý, điều hành và vai trò của Quốc hội trong giám sát, theo dõi việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Như nội dung trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực ngân hàng, cử tri Nguyễn Văn Nhỏ đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ; quản lý nhà nước về thị trường vàng, ngoại hối; các giải pháp hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh… Mặc dù vậy, cử tri cũng cho rằng, còn nhiều vấn đề cần sự vào cuộc rốt ráo, quyết liệt từ cơ quan quản lý nhà nước để bảo đảm mục tiêu cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát được lạm phát để bảo vệ giá trị đồng tiền cũng như sức mua của người dân. Nhất là trong bối cảnh “khó trong, khó ngoài” từ những biến động phức tạp của tình hình quốc tế cũng như thiệt hại nặng nề của thiên tai xảy ra trong nước vừa qua.

Với các cử tri quận Thanh Khê (Đà Nẵng), sự cầu thị được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Phó Thủ tướng Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận trong nội dung trả lời trước Quốc hội đã mang đến niềm tin vào những chuyển biến sau chất vấn. Nhất là trong công tác bảo đảm thuốc, vật tư y tế cung cấp cho người dân, cho phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai; việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; thực trạng quản lý thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm; đặc biệt, là công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường…

Thước đo là chuyển biến trên thực tiễn

Theo đánh giá của nhiều cử tri, thời lượng 2 ngày cho hoạt động chất vấn là không nhiều so với các kỳ họp trước song số lượng các đại biểu tham gia, số lượng câu hỏi được đề cập và chất lượng các thông tin được cung cấp không hề giảm đi. Điều đó cho thấy, chất vấn và trả lời chất vấn luôn là một nội dung được đón đợi tại mỗi kỳ họp Quốc hội.

Với cử tri TP. Cần Thơ, ấn tượng trong 2 ngày làm việc vừa qua còn ở công tác tổ chức, điều hành các nội dung cần làm rõ. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong vai trò Chủ tọa đã rất linh hoạt, khách quan đưa những phần trả lời không sát nội dung trở lại đúng với trọng tâm yêu cầu của ĐBQH và mong muốn của cử tri. “Tính thực tiễn, sự linh hoạt và tinh thần đồng hành, xây dựng của người điều hành phiên họp đã đem cuộc sống sinh động vào nghị trường và tạo nên thành công của 2 ngày chất vấn và trả lời chất vấn hết sức sôi nổi vừa qua”, cử tri Trần Thị Thu Hiền (quận Ninh Kiều) nhấn mạnh.

Nhiều cử tri cũng cho biết, ấn tượng với các nội dung giải trình làm rõ thêm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào cuối phiên làm việc hôm qua. Theo cử tri Đào Thị Quỳnh Trang (quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng), chị dành kỳ vọng vào các giải pháp khắc phục, tháo gỡ ngay những tồn tại, hạn chế đã được người đứng đầu Chính phủ và các Bộ trưởng cam kết. “Đề ra các giải pháp được cho là khả thi nhưng khi bắt tay vào triển khai thực hiện sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, tôi kỳ vọng Chính phủ, các Bộ trưởng sẽ thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, “nói đi đôi với làm và làm ngay” như đề nghị được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn”, cử tri Đào Thị Quỳnh Trang cho biết.

Cử tri Hoàng Bảo Châm (TP. Việt Trì, Phú Thọ) thì thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn một số vấn đề, các Bộ trưởng trả lời chưa đúng kỳ vọng và ngay lập tức đã được các ĐBQH tranh luận, yêu cầu làm rõ thêm. Dẫu vậy, đây là điều có thể cảm thông, bởi có những bất cập không chỉ nằm ở lĩnh vực phụ trách mà còn liên quan đến các ngành, lĩnh vực khác mà cương vị một trưởng ngành không thể bao quát hết. “Việc Quốc hội ban hành nghị quyết về chất và trả lời chất vấn của kỳ họp hết sức quan trọng, cần thiết để bảo đảm các cam kết không dừng lại ở nghị trường mà sẽ là hành động, giải pháp cụ thể thực sự tạo chuyển biến rõ nét trong thực tiễn”, cử tri Hoàng Bảo Châm nhấn mạnh.

Quốc hội và Cử tri

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.