Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH Đoàn thành phố Hà Nội khẳng định, dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Có chính sách đặc thù khi triển khai dự án

Phát biểu tại Tổ thảo luận, ĐBQH Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH thành phố, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Theo đại biểu, trong quá trình thực hiện cần tập trung triển khai hiệu quả từng phân đoạn, trước mắt là từ ga đầu mối Ngọc Hồi của Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mới tính đến phương án kết nối các ga. Đồng thời, dự án cần chú trọng việc chuyển giao công nghệ khi triển khai để chủ động trong vận hành sau này.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng, chủ trương đầu tư dự án này rất cần thiết, là nguyện vọng của đại đa số người dân. Hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ đáp ứng nhu cầu giao thương với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tài liệu, đại biểu đánh giá vẫn còn một số băn khoăn khi triển khai dự án liên quan đến lưu lượng, thời gian vận chuyển hàng hóa nông sản, thủy sản trong bao lâu để bảo đảm chất lượng. Đồng thời, việc đặt vị trí các nhà ga ở đâu cho hợp lý. Đặc biệt, sau khi dự án đi vào hoạt động, việc vận hành sao cho hiệu quả, bởi kinh phí vận hành dự kiến đang ở mức rất cao.

img-1205.jpg
ĐBQH Nguyễn Anh Trí phát biểu

Đáng chú ý, ĐBQH Nguyễn Anh Trí phân tích, nếu được Quốc hội thông qua chủ trương thì dự án khởi công vào năm 2027 và khánh thành vào năm 2035. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, nếu thực hiện càng nhanh thì lợi ích, hiệu quả mang lại càng lớn. Chúng ta có đủ nguồn lực về con người, phương tiện kỹ thuật, kinh phí để có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hơn, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Khẳng định đây là thời điểm hết sức chín muồi để triển khai dự án, ĐBQH Nguyễn Phương Thủy đánh giá đây là dự án chưa có tiền lệ và rất đặc biệt nên cần có chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai nhanh nhất, đỡ tốn kém nhất.

Cần chuyển giao công nghệ khi triển khai dự án

Cũng tại thảo luận Tổ 1, đa số ý kiến đều đánh giá đây là dự án bảo đảm cân bằng phương thức vận tải, sự phát triển bền vững, sau khi hoàn thành góp phần tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới; đảm bảo nhu cầu vận chuyển hành khách trên hành lang Bắc - Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội...

ĐBQH Hoàng Văn Cường kỳ vọng, việc đầu tư tuyến đường sắt này sẽ tạo ra sự kết nối, phát triển lan tỏa trên trục hành lang Bắc - Nam sẽ tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn về giao thông, logistic; tạo sự kết nối xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường châu Âu, Trung đông, Bắc Á. Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn với đề xuất của Chính phủ khi tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ vận tải hành khách, còn hàng hóa chỉ là đa dụng trong trường hợp cần thiết, trong khi đó, hệ thống đường sắt cũ (khổ 1m) nên không thể liên thông với hệ thống đường sắt quốc tế (1,43m). Do đó, đề nghị trong nghị quyết của Quốc hội cần nêu rõ đây là tuyến đường sắt lưỡng dụng, vừa vận tải hành khách và vận tải hàng hóa để liên thông quốc tế.

img-1206.jpg
ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu

Về phương thức đầu tư, đại biểu cho rằng, rút kinh nghiệm quá trình đầu tư tại 3 tuyến đường sắt đô thị (Hà Nội có 2 tuyến, thành phố Hồ Chí Minh có 1 tuyến) đều kéo dài chục năm chưa hoàn thành, trong khi đó đường dây 500kV mạch 3 đã thi công trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, theo đại biểu, việc chuyển giao công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào thị phần đường sắt.

Theo tính toán, thị phần đường sắt của Việt Nam khoảng 150 tỷ USD, có đủ khả năng chuyển giao công nghệ, do đó đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội quy định theo hướng: Đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam phải thực hiện chuyển giao công nghệ cho Việt Nam và chúng ta phải làm chủ trong quá trình đầu tư, từ đó sẽ làm chủ trong việc đầu tư hệ thống đường sắt khác mà không cần mua sản phẩm sẵn có bởi mua sản phẩm sẵn có rẻ hơn, chuyển giao công nghệ đắt hơn, nhưng đắt một lần, sẽ mãi bền vững về sau.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chiều 7.12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời tỉnh Nagasaki, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 7.12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Nagasaki, Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Nagasaki, Nhật Bản

Sáng nay, 7.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tại Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử Nagasaki tại Công viên Hòa Bình và thăm Bảo tàng Tư liệu bom nguyên tử Nagasaki.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đồng chủ trì Hội nghị giữa Hội Hữu nghị hai nước Việt Nam, Campuchia
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đồng chủ trì Hội nghị giữa Hội Hữu nghị hai nước Việt Nam, Campuchia

Ngày 5 - 6.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, Cố vấn Quốc vương Campuchia Samdech Men Sam An, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị giữa Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam tại tỉnh Kep thuộc miền Nam Vương quốc Campuchia.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả phối hợp hoạt động giữa Hội hữu nghị hai nước trong năm 2024, đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2025.

Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Sáng 6.12, tại TP. Biên Hoà, Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Trần Hồng Nguyên làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cùng dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thị Mai Phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng Việt Nam - Nhật Bản của Vietnam Airlines
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng Việt Nam - Nhật Bản của Vietnam Airlines

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 6.12, tại Thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng Việt Nam - Nhật Bản và ký kết với nhiều tỉnh thành và đối tác du lịch hàng đầu Nhật Bản của Hàng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

Chiều 5.12, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Trần Hồng Nguyên làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cùng dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thị Mai Phương.

Thúc đẩy giao lưu nghị viện giữa Việt Nam và Đức
Chính trị

Thúc đẩy giao lưu nghị viện giữa Việt Nam và Đức

Ngày 2 - 3.12 (giờ địa phương), Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Nghị viện châu Âu Nguyễn Đắc Vinh làm Trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại Frankfurt am Main, thủ phủ bang Hesse (Hessen), và thủ đô Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức.