Chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông

Trực diện, thẳng thắn, theo sát diễn biến của thực tiễn cuộc sống

94 là con số đại biểu đăng ký ngay khi bắt đầu phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đây cũng là con số cao nhất trong các nhóm vấn đề thuộc ba lĩnh vực đưa ra chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám này.

Đây là lần thứ ba Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước. Và hai lần Bộ trưởng đăng đàn trước đó cũng cách đây chưa lâu. Điều này lý giải vì sao những nội dung đưa ra chất vấn Bộ trưởng lần này đều không mới, thậm chí một số vấn đề đã nhiều lần được phản ánh trên nghị trường Quốc hội. Nội dung không mới nhưng cách tiếp cận và giải pháp không thể không mới. Như nhận định của Bộ trưởng, là với những nội dung đã được bàn khá nhiều lần, thì lần này phải là “một số giải pháp mới”.

dbnd_bl_ctqh12.jpg
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước. Ảnh: Quang Khánh

Chúng tôi luôn coi tồn tại, hạn chế là động lực để thúc đẩy phát triển ngành!

Liên quan đến quản lý mạng xã hội, chống tin giả, tin sai sự thật - vấn đề không chỉ của Việt Nam mà mang tính toàn cầu và đã bàn khá nhiều lần trên nghị trường Quốc hội, theo Bộ trưởng, việc đầu tiên là phải tập trung “hoàn thiện thể chế”. Lý lẽ là bởi, trước đây, chúng ta mới quy định xử lý các cá nhân sử dụng mạng xã hội khi đưa thông tin sai sự thật, tin giả, nhưng trong “một nghị định mới được ký cách đây chưa đầy một tuần, chúng ta đã đưa vấn đề xử lý các nền tảng xã hội khi vi phạm pháp luật”, Bộ trưởng cho biết.

Giải pháp mới thứ hai, theo Bộ trưởng, nếu như trước đây chúng ta nghĩ rằng, việc xử lý thông tin sai sự thật là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, thì bây giờ “trách nhiệm lớn phải là của các nền tảng mạng xã hội”. Bởi, với không gian riêng và thuê bao riêng với số tài khoản lên tới hàng chục triệu, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ người dùng, thì các nền tảng xã hội phải có trách nhiệm “rà quét, phát hiện, tự động gỡ bỏ các thông tin sai sự thật và thông tin xấu, độc”…

dbnd_br_ctqh11.jpg
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Cùng với việc tập trung vào các giải pháp nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm Tin giả quốc gia, để “khi người dân bị ảnh hưởng bởi tin sai, tin xấu độc, thì họ có chỗ, có nơi để phản ánh, đề nghị giúp đỡ”. Và gần đây, các địa phương cũng đã bắt đầu hình thành các trung tâm tin giả để chống tin giả, tin sai sự thật ở tầm mức địa phương.

Được đánh giá là một trong những bộ, ngành đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang khai thác nhiều tiện ích của công nghệ chiến lược, trí tuệ nhân tạo… vào công tác quản lý nhà nước của mình nói chung và hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh chuyển đổi số nói riêng. Đơn cử, Bộ đã xây dựng và công bố Bản đồ công nghệ cho lĩnh vực báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển Nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo; thử nghiệm giải pháp công nghệ số để giám sát và báo cáo vi phạm bản quyền báo chí trên môi trường số (Media Hub); ra mắt Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số báo chí; phát hành sổ tay điện tử về chuyển đổi số báo chí…

dbnd_bl_202411120915458207-z6023706091333-0c74e749d830746087ad52bbad6c2e1a.jpg
Các đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tăng cường giám sát hoạt động quảng cáo trên báo chí và trên môi trường mạng, phối hợp với các bộ, ngành liên quan như y tế, công thương, đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật để rà quét, phát hiện các quảng cáo vi phạm pháp luật, trong đó tập trung vào nền tảng mạng xã hội lớn, có nhiều vi phạm như Facebook, Youtube, Tiktok. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các nhãn hàng, đại lý quảng cáo có nội dung quảng cáo vi phạm pháp luật, tập trung đấu tranh với nền tảng xuyên biên giới để yêu cầu tuân thủ luật pháp Việt Nam...

Đây là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của ngành thông tin và truyền thông, trong đó có nỗ lực, tinh thần trách nhiệm cao và sự tâm huyết đặc biệt của Bộ trưởng với lĩnh vực được giao quản lý nhà nước.

doan-phu-tho.jpg
Các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Dẫu vậy, trên thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, những vấn đề mới phát sinh thuộc chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, như chia sẻ của Bộ trưởng, là “chúng tôi luôn coi những tồn tại, hạn chế này là động lực để thúc đẩy phát triển ngành”. Và, những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên chất vấn, dưới các góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau chắc chắn sẽ giúp ngành nhìn thấy rõ hơn và toàn cảnh hơn về lĩnh vực được giao phụ trách cũng như những tồn tại, hạn chế và trách nhiệm của mình, đồng thời gợi mở những giải pháp mới, cách làm và cách tiếp cận mới.

Quan trọng nhất vẫn là đạo đức người làm báo

Một vấn đề không mới nữa liên quan đến đạo đức người làm báo, tình trạng “báo hóa” tạp chí, gây nhiều hệ lụy tiêu cực, làm xấu đi hình ảnh của báo chí cách mạng, đặc biệt là câu chuyện kinh tế báo chí trước sự cạnh tranh khốc liệt của mạng xã hội… tiếp tục được đưa ra chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Với tư duy mạch lạc, sáng rõ và logic cùng những lập luận khá chặt chẽ, các câu hỏi của đại biểu đều được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời thấu đáo, thẳng thắn, phản ánh đúng diễn biến của thực tiễn cuộc sống.

Đơn cử, trong bối cảnh “người người làm báo, nhà nhà làm báo”, dẫn đến “nở rộ” các kênh riêng trên các nền tảng mạng xã hội, kèm theo quảng cáo bán hàng, trong đó không ít nội dung giật gân, phản cảm, sai sự thật, làm nhiễu loạn thông tin của các cá nhân, tổ chức như hiện nay, thì giải pháp gì để chấn chỉnh và nâng cao vai trò của báo chí chính thống trong việc định hướng tuyên truyền là câu hỏi không dễ có lời đáp ngay trong ngày một, ngày hai.

dbnd_bl_123.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Nhìn thẳng vào thực trạng này, Bộ trưởng chỉ rõ, khi mạng xã hội ra đời, có thể nói đã “lấy mất nghề” của báo chí. Nghề của báo chí là tập trung vào đưa tin, thì bây giờ mạng xã hội đưa tin nhanh hơn, chưa kể mạng xã hội có đến hàng chục triệu “phóng viên” không mất tiền và có mặt khắp mọi nơi. Do đó, muốn giữ vững trận địa của mình, thì báo chí phải “làm khác” mạng xã hội, phải quay về với những giá trị cốt lõi. Đó là đưa tin chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp; và thay vì đưa tin, kể câu chuyện, dẫn dắt, định hướng xã hội, báo chí cần phân tích, đánh giá, thay vì bình luận, báo chí cần đưa ra giải pháp…

Và, “cách tốt nhất để cạnh tranh với mạng xã hội là làm khác mạng xã hội và quay về với những giá trị cốt lõi, sử dụng các công nghệ của mạng xã hội để làm báo, tương tác hai chiều, coi mạng xã hội là một công cụ, môi trường để báo chí xuất hiện… Đó là những định hướng mới đối với báo chí để chúng ta giữ trận địa của mình không chỉ trong thế giới thực mà còn trên không gian mạng”, Bộ trưởng khẳng định.

dbnd_bl_ctqh15.jpg
ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Phân tích vấn đề ở một chiều kích khác, ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) dẫn báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có nêu còn tình trạng một số cơ quan báo chí đã quá chú trọng khai thác mặt trái, khoét sâu vào những tồn tại, hạn chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với dấu hiệu trục lợi. Hệ quả là một số phóng viên, cộng tác viên có hành vi vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ, xử lý hình sự gây bức xúc dư luận, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của các cơ quan báo chí và những người làm báo chân chính.

Trả lời về nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong hai năm 2023 và 2024, mỗi năm có 14 - 15 phóng viên, cộng tác viên một số cơ quan báo chí bị bắt, xử lý hình sự. Điều này khiến những người làm báo rất đau lòng, nhưng so với 21.000 người làm báo có thẻ phóng viên và gần 45.000 người làm báo, thì đây là những “con sâu bỏ làm rầu nồi canh” và 80% số phóng viên, cộng tác viên bị bắt vừa qua là từ những tạp chí nhỏ, tạp chí của các hội xã hội, nghề nghiệp - nơi cơ quan chủ quản và tổng biên tập có sự buông lỏng quản lý đối với cơ quan báo chí và phóng viên của mình.

Về giải pháp, để các tạp chí không bị “báo hóa”, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, Bộ trưởng nêu rõ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm rất nhiều việc, trong đó việc đầu tiên là Bộ đã công bố tiêu chí để nhận dạng thế nào là “báo hóa” tạp chí và đăng công khai trên hầu hết các cơ quan báo chí, trang tin và mạng xã hội để toàn xã hội giám sát; và đây cũng là căn cứ để thanh tra, kiểm tra, đánh giá cơ quan báo chí có dấu hiệu vi phạm không hay không.

Hay, thời gian qua, một số quy định mới đã được áp dụng, như nếu phóng viên của cơ quan báo chí vi phạm pháp luật và bị bắt, thì Tổng Biên tập cơ quan báo chí đó phải chịu trách nhiệm trực tiếp… Đây là những chế tài rất mạnh và nghiêm khắc để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý với lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Tuy nhiên, dù là giải pháp nào, thì vấn đề quan trọng nhất, theo Bộ trưởng vẫn là “đạo đức của những người làm báo”.

dbnd_br_14.jpg
ĐBQH Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Chưa hoàn toàn đồng tình với nội dung trả lời của Bộ trưởng, một số đại biểu giơ biển tranh luận, đồng thời yêu cầu Bộ trưởng phải đưa ra được “giải pháp cốt yếu” để “giải quyết dứt điểm” tình trạng tin xấu, tin độc, tin giả, quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng, vì các vấn đề này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. “Đề nghị Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm hết trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề nêu trên hay chưa?”.

Trả lời câu hỏi nêu trên của ĐBQH Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre), Bộ trưởng thẳng thắn: “Hết trách nhiệm chưa thì tôi không dám nói, nhưng chúng tôi cũng làm hết sức, từng ngày, từng giờ và thực tế cho thấy cũng có rất nhiều tiến triển…”.

Tương tự, liên quan đến việc có “xử lý triệt để” được câu chuyện quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng hay không, câu trả lời của Bộ trưởng là “Không!”, vì cuộc sống liên tục thay đổi, nên công tác quản lý phải theo sự phát triển, và nếu có diễn biến thì chúng ta lại điều chỉnh. Quan trọng nhất, như khẳng định của Bộ trưởng, đó là “phải xác định, nhận dạng sớm được vấn đề, có giải pháp sớm và điều chỉnh thể chế sớm”… để theo sát sự phát triển của thực tiễn cuộc sống.

Với một ngành đa lĩnh vực như thông tin và truyền thông, “vừa hạ tầng, vừa kỹ thuật - công nghệ, vừa kinh tế, vừa chính trị, và đều liên quan đến kỹ thuật số”, đang nắm giữ nhiều công nghệ chiến lược, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên số, thì bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được, cũng đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức mới, đòi hỏi Bộ "chuyển đổi số", Bộ "hạ tầng số" cần tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn các giải pháp đã đề ra.

dbnd_br_tt1.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Thẳng thắn, cầu thị, trách nhiệm, phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng với phần Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội ngay sau đó đã khép lại gần 2 ngày dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. Với tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay", phát huy những kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Quốc hội và Cử tri

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.