Chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực ngân hàng

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

toan-canh-ctqh-1.jpg
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Cũng như mọi phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại các kỳ họp Quốc hội, cử tri và Nhân dân theo dõi sát hoạt động chất vấn tại phiên họp toàn thể Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV bắt đầu từ sáng ngày 11.11 tại hội trường Diên Hồng đối với 3 nhóm vấn đề của 3 Bộ trưởng, trưởng ngành, gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dự báo sát tình hình, phản ứng linh hoạt

Nội dung chất vấn đầu tiên thuộc lĩnh vực ngân hàng gồm các nội dung: “Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; công tác hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19 và thiên tai” là 1 trong 3 nhóm vấn đề được cử tri và Nhân dân dành sự quan tâm nhiều nhất.

Các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đã đi thẳng vào trọng tâm, phản ánh đúng sự quan tâm, băn khoăn, lo lắng của cử tri và Nhân dân lâu nay về hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, về quản lý thị trường vàng... đã và đang tác động lớn đến tâm lý tiêu dùng, đến sản xuất, đời sống và nền kinh tế.

dbnd_br_thong-doc-nhnn-nguyen-thi-hong1.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Cử tri và Nhân dân ghi nhận phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và trả lời bổ sung của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nắm chắc vấn đề, giải đáp cơ bản các nội dung chất vấn và làm rõ thực tế biến động của nền kinh tế, của thị trường tiền tệ, tín dụng hiện nay. Đồng thời, giải trình rõ việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương nhất quán của Chính phủ trong việc chọn lựa và áp dụng các giải pháp tối ưu nhất để quản lý tín dụng vàng, ngoại tệ, nhằm tập trung thực hiện các mục tiêu lớn của nền kinh tế.

Thực tế, ai cũng biết quản lý lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường dưới những tác động của “bàn tay vô hình” là lĩnh vực quản lý phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn nhất. Tuy vậy, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phân tích, dự báo sát tình hình, phản ứng linh hoạt, chỉ đạo, quản lý, điều hành hiệu quả trước những biến động khó lường. Dù thị trường vàng lên xuống thất thường, nhưng người dân vẫn có tâm lý “bình chân như vại”, đó là nhờ chỉ số giá tiêu dùng ổn định, giá trị của đồng nội tệ (VNĐ) ổn định ở trong nước và ở một số thành phố của nước bạn Campuchia, Lào giáp nước ta - nơi có đông khách du lịch Việt Nam.

Điều làm người dân và nhà đầu tư, nhà sản xuất yên lòng nhất là tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội... Thể hiện cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,88% (trong bối cảnh tăng lương với mức cao từ 1.7.2024). Thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ, trong khi ước cả năm miễn, giảm, gia hạn gần 200 nghìn tỷ đồng thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất. Kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3%; xuất siêu gần 20,8 tỷ USD (tính đến ngày 15.10.2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 610,5 tỷ USD; xuất siêu 21,24 tỷ USD).

Cần minh bạch trong giao dịch thị trường vàng

Cử tri và Nhân dân cũng dành nhiều sự quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối chủ yếu do tâm lý lo ngại tình trạng “vàng hóa nền kinh tế” như nhiều chuyên gia cảnh báo hơn là lo ngại tác động đến “túi tiền” tiêu dùng của họ, bởi vì đồng tiền VNĐ khá ổn định như đề cập ở trên. Tuy vậy, khi người dân còn coi vàng vừa là hình thái tiền tệ, vừa là loại hàng hóa đặc biệt và là phương tiện cất trữ an toàn giá trị tài sản tích lũy được thì sự can thiệp của Nhà nước là phù hợp và hết sức cần thiết, nhằm quản lý, không thả nổi giá cho cơ chế thị trường tự động điều tiết, có thể gây hệ lụy xấu.

Một số cử tri cho rằng, thời gian qua, không rõ vì lý do, lợi ích gì mà một số phương tiện truyền thông có xu hướng thao túng thông tin thị trường vàng, đưa tin kiểu “giật gân”, câu like độc giả, lúc thì giá vàng “bật tăng dựng đứng”, sáng thì giá vàng “đu đỉnh”, chiều thì “lao dốc”... Hoặc đưa tin dự báo giá kiểu “tung hỏa mù”, không có căn cứ khoa học, gây hoang mang dư luận, cần được chấn chỉnh.

Để góp phần lành mạnh hóa thị trường hàng hóa, tiền tệ, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như sự minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ đang được các cơ quan chức năng thực hiện; nghiêm túc đánh giá lại năng lực quản lý ngành; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua, không huy động tín dụng vàng, ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thị trường... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn tại kỳ họp. Đồng thời, có giải pháp tổng thể bình ổn thị trường, để ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư và tiêu dùng dân cư.

Quốc hội và Cử tri

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm, không “lãng phí” tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Bảo đảm thuốc, vật tư y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ĐBQH, cử tri thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Đặt lợi ích cử tri vào trọng tâm các giải pháp quản lý, điều hành

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Không đơn thuần chỉ ở sức hút vốn có từ hoạt động giám sát tối cao trực tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, điều khiến cử tri, dư luận đặc biệt quan tâm còn ở sự ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống dân sinh của các lĩnh vực được lựa chọn chất vấn.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Điều hành chắc chắn, trả lời thuyết phục

Với 76 đại biểu Quốc hội đăng ký, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng “nóng” ngay từ những phút đầu tiên. Tuy vậy, là “tư lệnh ngành” dạn dày kinh nghiệm cả trong điều hành thực tiễn và trong trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã "hóa giải" được sức nóng đó bằng những thông tin chắc chắn, những thông điệp rõ ràng về điều hành chính sách trong thời gian tới.

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà
Ý kiến đại biểu

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thực trạng thị trường bất động sản hiện nay đang mất cân đối cung - cầu về các phân khúc, nhất là đối với phân khúc người thu nhập thấp chưa được phát triển mạnh mẽ.

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chất vấn "trúng", trả lời "sâu"

Hôm nay, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông; các chuyên gia hy vọng, đại biểu Quốc hội chất vấn "trúng", bộ trưởng, trưởng ngành trả lời "sâu" và đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được mong đợi của cử tri cả nước.