Lầu Năm Góc: Vụ rò rỉ tài liệu mật có nguy cơ rất nghiêm trọng

Lầu Năm Góc cho biết, vụ rò rỉ các tài liệu mật của Mỹ, bao gồm nhiều hồ sơ liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và những nội dung nhạy cảm khác - gây ra rủi ro "rất nghiêm trọng" đối với an ninh quốc gia.

Lầu Năm Góc: Vụ rò rỉ tài liệu mật có nguy cơ rất nghiêm trọng -0
Logo của Lầu Năm Góc trong phòng họp của Lầu Năm Góc ở Arlington, Virginia, Mỹ. Ảnh: Reuters 

Những tài liệu rò rỉ, hiện đang được Bộ Tư pháp điều tra, dường như bao gồm các đánh giá và báo cáo tình báo bí mật không chỉ liên quan đến Ukraine và Nga mà còn cả các phân tích rất nhạy cảm về các đồng minh của Mỹ.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề công cộng Chris Meagher nói với các nhà báo rằng các tài liệu vừa được tung lên mạng đặt ra “nguy cơ rất nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và có khả năng lan truyền thông tin sai lệch”.

“Chúng tôi vẫn đang điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ việc cũng như phạm vi và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Chúng tôi đang tiến hành các bước để xem xét kỹ hơn cách thức loại thông tin này được phân phối và phân phối cho đối tượng nào”, Meagher nói.

Các tài liệu bao gồm hàng chục bức ảnh đã được tìm thấy trên Twitter, Telegram, Discord và các trang web khác trong những ngày gần đây. Một số có thể đã được lưu hành trên mạng trong nhiều tuần, nếu không muốn nói là vài tháng, trước khi giới chức và truyền thông Mỹ phát hiện ra.

Ông Meagher từ chối bình luận về việc liệu các tài liệu có phải là thật hay không, cho biết một nhóm chuyên gia của Lầu Năm Góc đang làm việc để đưa ra đánh giá đó; đồng thời nhấn mạnh các bức ảnh lan truyền trên mạng dường như cho thấy thông tin nhạy cảm.

“Các bức ảnh dường như cho thấy các tài liệu có định dạng tương tự như những tài liệu được sử dụng để cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày cho các nhà lãnh đạo cấp cao của chúng tôi về các hoạt động liên quan đến Ukraine và Nga, cũng như các thông tin cập nhật tình báo khác”, ông nói, nhưng một số “dường như đã bị thay đổi”.

Quốc tế

Một loạt cơ quan liên bang không phản hồi tối hậu thư của ông Elon Musk: Nguy cơ rối loạn trong bộ máy
Thế giới 24h

Một loạt cơ quan liên bang không phản hồi tối hậu thư của ông Elon Musk: Nguy cơ rối loạn trong bộ máy

Một loạt cơ quan liên bang chủ chốt của Hoa Kỳ, bao gồm Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, đã chỉ thị cho nhân viên của họ không tuân thủ yêu cầu mới nhất của ông Elon Musk, yêu cầu từng người liệt kê công việc đã làm gần đây trước ngày 24.2 nếu không muốn mất việc.

Chính quyền Donald Trump cắt giảm 2.000 vị trí của USAid
Thế giới 24h

Chính quyền Donald Trump cắt giảm 2.000 vị trí của USAid

Hôm 23.2, Chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ cho hầu hết nhân viên của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAid) trên toàn thế giới nghỉ phép hành chính có hưởng lương và cắt giảm khoảng 2.000 vị trí tại Hoa Kỳ, theo một thông báo được đăng trực tuyến.

EU có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới
Thế giới 24h

EU có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới

Ông Friedrich Merz, người sẽ trở thành Thủ tướng Đức trong những ngày tới, bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ Liên minh châu Âu (EU) rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Ông cảnh báo rằng nhiều quốc gia thành viên đang gánh vác mức nợ công quá lớn, đẩy khu vực vào một tình thế bấp bênh tương tự cuộc khủng hoảng tài chính trước đây. Theo ông Merz, nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với tài chính công, EU có thể sớm đối mặt với một làn sóng bất ổn kinh tế trầm trọng, đe dọa sự ổn định của cả khối.

Thế cục bầu cử Đức - thách thức đối với bên chiến thắng
Thế giới 24h

Thế cục bầu cử Đức - thách thức đối với bên chiến thắng

Liên minh bảo thủ đối lập của Đức đã vượt qua liên minh cầm quyền để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 23.2. Cuộc bầu cử cũng chứng kiến đảng cực hữu Lựa chọn thay thế cho nước Đức (Alternative for Germany) về thứ hai với thành tích vang dội nhất của một đảng cực hữu kể từ Thế chiến II đến nay, điều có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình thành lập chính phủ.

Indonesia và bài toán tăng trưởng
Quốc tế

Indonesia và bài toán tăng trưởng

Cam kết tái khởi động quá trình công nghiệp hoá để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, khi chính quyền của ông vẫn mắc kẹt trong mô hình chính sách công nghiệp được thừa hưởng từ người tiền nhiệm Joko Widodo.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

ASEAN vượt qua "cơn bão kinh tế"?
Quốc tế

ASEAN vượt qua "cơn bão kinh tế"?

Khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng thường xuyên với mức độ tàn phá nghiêm trọng, các nước ASEAN cần có chiến lược để bảo vệ tiềm năng kinh tế trước những “khủng hoảng khí hậu”. Tương lai của khu vực phụ thuộc vào khả năng tăng cường cơ sở hạ tầng, bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy những hành động tập thể trong cuộc chiến cam go này.

Biến thách thức thành cơ hội
Thế giới 24h

Biến thách thức thành cơ hội

Năm 2025, Nhật Bản đánh dấu 80 năm vụ tấn công hạt nhân vào Hiroshima và Nagasaki trong bối cảnh nước thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã qua xử lý gây tranh cãi toàn cầu. Nhật Bản có cơ hội dẫn đầu về an toàn hạt nhân và khả năng phục hồi sau thảm họa, dựa trên lịch sử và chuyên môn trong quản lý thảm họa; đồng thời có thể củng cố vai trò của mình trong việc định hình các giải pháp năng lượng bền vững và giải quyết các thách thức chung về môi trường ở Đông Á.

Bên trong tòa nhà Quốc hội Đức
Quốc tế

Tổng tuyển cử 2025 - nước Đức "rẽ trái"

Cuộc bầu cử Đức vào ngày 23.2 tới được coi là bước ngoặt quan trọng, không chỉ với nước Đức mà còn với thế giới. Là quốc gia đông dân nhất EU và nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu, định hướng chính trị của Đức sẽ có tác động sâu rộng. Câu hỏi chính trong suy nghĩ của nhiều người là đất nước này sẽ nghiêng về cánh hữu đến mức nào? Với liên minh bảo thủ CDU/CSU của ông Friedrich Merz dẫn đầu các cuộc thăm dò và đảng cực hữu AfD dự kiến về nhì, bối cảnh chính trị đang chứng kiến sự chuyển dịch rõ rệt.

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân
Thế giới 24h

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua một loạt quy tắc mới nhằm tăng cường hệ thống giám sát vật liệu hạt nhân, để bảo đảm việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình và phù hợp với tiến bộ công nghệ.

Duy trì ưu thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Quốc tế

Duy trì ưu thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại có những động thái leo thang dữ dội, Bắc Kinh đang thực hiện các biện pháp toàn diện để thắt chặt kiểm soát đối với các công nghệ tiên tiến, khoáng sản quan trọng và lực lượng lao động lành nghề của mình; các chuyên gia nhận định, những nỗ lực này nhằm bảo vệ các công nghệ hàng đầu cũng như duy trì vai trò trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.