Friedrich Merz sẽ lãnh đạo một nước Đức mới như thế nào?

Friedrich Merz, một cựu nhân viên ngân hàng chưa từng giữ chức bộ trưởng, dường như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức sau khi liên minh bảo thủ CDU/CSU của ông giành được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội quan trọng diễn ra hôm 23.2.

Trong suốt chiến dịch, quyết định giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội bằng cách dựa vào sự ủng hộ của phe cực hữu đã chứng tỏ là một bước ngoặt lịch sử và gây nhiều tranh cãi, ngay cả khi ông khẳng định rằng ông sẽ không bao giờ phá vỡ "bức tường lửa" ("brandmauer") của Đức bằng cách tham gia chính phủ liên minh với đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) vốn có quan điểm chống nhập cư và bài ngoại.

4a19612d-0e8c-4b0d-89bf-372354f2e7da.jpg
Ông Friedrich Merz sẽ trở thành Thủ tướng mới của Đức. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, ông Merz sẽ phải lãnh đạo một nước Đức mới trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bởi không chỉ bối cảnh chính trị và kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức, mà những vấn đề đau đầu nhất của ông có thể đến từ bên ngoài nước Đức. Người đàn ông từng giành được sự hoan nghênh khi tuyên bố rằng ông có thể đơn giản hóa cuộc sống của hàng triệu người bằng cách giảm các quy tắc thuế đang phải đối mặt với một thực tế phức tạp hơn nhiều.

Mối quan hệ phức tạp với Hoa Kỳ

Ngay từ đầu chiến dịch tranh cử, ông Merz đã thể hiện mình là một doanh nhân quyết đoán, người có đủ khả năng để thực hiện các thỏa thuận trực tiếp một nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh ở bên kia bờ Đại Tây Dương – tỷ phú Donald Trump. Thế nhưng, ngay lập tức, ông Merz đã phải thay đổi suy nghĩ chỉ sau vài giờ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố thay đổi hoàn toàn lập trường của Mỹ về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Người theo chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương từng lạc quan đã nhận được liều thuốc đắng thực tế đầu tiên của mình trước cả khi ông chính thức trở thành Thủ tướng Đức. Ông Merz không hề che giấu tâm trạng choáng váng của mình sau khi Mỹ và Nga tiến hành đàm phán riêng về Ukraine cũng như tuyên bố của nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về việc sẽ không có kịch bản Ukraine gia nhập NATO.

Sự đổ vỡ trong quan hệ giữa Washington và Berlin chỉ sau một đêm, được ông Merz gọi là "sự đổ vỡ mang tính thời đại", có khả năng trở thành yếu tố quyết định nhiệm kỳ Thủ tướng của ông. Là người lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cách ông xử lý cuộc khủng hoảng sẽ rất quan trọng đối với cách lục địa này đứng vững trước một trật tự thế giới mới.

Thách thức kinh tế

Đầu tàu kinh tế của châu Âu đang rệu rã và cần một động cơ mới. Nước Đức đang đứng trước rất nhiều thách thức kinh tế - từ vấn đề quản lý quá mức, cơ sở hạ tầng xuống cấp đến chi phí năng lượng cao, tình trạng thiếu hụt kỹ năng và dân số già hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, nước Đức đứng trước nhu cầu cấp thiết về đầu tư vào mọi lĩnh vực, từ quốc phòng đến cơ sở hạ tầng của đất nước.

Nhưng để làm được như vậy, ông Merz có thể phải nới lỏng một quy tắc được bảo vệ theo hiến pháp, được gọi là "phanh nợ", vốn đã được Berlin sử dụng trong nhiều năm để khẳng định vị thế đáng tự hào của mình như một hình mẫu về kỷ luật tài chính.

Theo chính sách phanh nợ, được Thủ tướng Angela Merkel đưa ra vào năm 2009 để chứng minh rằng Đức cam kết cân bằng sổ sách thu chi sau cuộc khủng hoảng ngân hàng – chính phủ liên bang được yêu cầu giới hạn mức vay hàng năm ở mức 0,35% GDP.

Quy tắc phanh nợ của Đức được ghi trong Hiến pháp buộc Đức phải cân đối thu chi bằng số tiền thu được. Vào năm 2009, Thủ tướng khi đó là bà Angela Merkel đã đưa ra hạn chế để chứng minh rằng Đức cam kết cân bằng sổ sách thu chi sau cuộc khủng hoảng ngân hàng, theo đó, chính phủ liên bang được yêu cầu giới hạn mức vay hàng năm ở mức 0,35% GDP. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, phanh nợ mới được dỡ bỏ và chính phủ có thể vay thêm nợ.

Ông Merz có thể nới lỏng quy định này và giải phóng các khoản tiền rất cần thiết để đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà hơn một nửa người Đức ủng hộ. Tuy nhiên, quyết định này chắc chắn sẽ là một rủi ro. Bởi thực tế là, đề xuất dỡ bỏ “phanh nợ” đã khiến Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz sụp đổ.

Vấn đề Ukraine

Ukraine đã là vấn đề gây bất đồng lớn ở Đức bởi có sự chia rẽ rõ ràng trong dân chúng Đức giữa những người tin rằng việc ủng hộ Kiev sẽ khiến Đức dễ phải đối mặt với mối đe dọa chiến tranh trong khi những người khác tin rằng việc không ủng hộ Kiev thậm chí còn khiến nước Đức nguy hiểm hơn.

e99dfedf4f71ca1b5c178d4d5f33105c-1733742724-extra-large.jpg
Ông Merz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Ukraine của ông năm 2024. Ảnh: AFP

Ông Merz rõ ràng thuộc về phe thứ hai. Ông từng cảnh báo Thủ tướng mãn nhiệm Scholz không nên áp dụng “chính sách xoa dịu” đối với Nga, và đã đến thăm Kiev thậm chí trước cả Thủ tướng lúc bấy giờ.

Đức là bên cung cấp vật tư quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, và ông Merz đã nhiệt thành ủng hộ điều này, nói rằng ông muốn tiến xa hơn nữa bằng cách cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tầm xa Taurus. Ông cũng có khả năng phải đối mặt với những lời kêu gọi gửi quân đội Đức đến Ukraine như một phần của lực lượng răn đe hoặc gìn giữ hòa bình, một cuộc tuyên bố mà ông Scholz mô tả là "quá vội vã".

Lực lượng cực hữu Đức

Việc lực lượng cực hữu của Đức về thứ hai trong cuộc bầu cử ngày 23.2, một kết quả thành công nhất của đảng này kể từ sau Chiến tranh Thế giới II đã làm phức tạp tình hình ở Đức. Câu hỏi về việc liệu Thủ tướng tương lai sẽ tìm cách liên minh với đảng nào và liệu ông có tiếp tục loại trừ khả năng thành lập chính phủ với đảng cực hữu AfD hay không đang là mối quan tâm hàng đầu của cử tri.

Hồi tháng 1, ông Merz đã đưa ra một quyết định gây phản ứng trên toàn nước Đức khi ông phá vỡ điều cấm kỵ trên chính trường Đức, đó là hợp tác với đảng cực hữu AfD để thúc đẩy một đạo luật về chống nhập cư và kiểm soát biên giới chặt chẽ. Điều này trở thành một bước ngoặt gây bùng nổ trong chiến dịch tranh cử vốn khá nghiêm túc.

Mặc dù sau đó và cả sau khi giành chiến thắng, ông liên tục bác bỏ khả năng thành lập liên minh giữa đảng CDU của ông và AfD. Nhưng nhiều người lo ngại rằng một chính phủ liên minh bất ổn và chia rẽ sẽ lặp lại bế tắc và xung đột đã định hình nên chính quyền "đèn giao thông" kém may mắn trong quá khứ. Điều đó vô tình có thể mở đường cho liên minh CDU-AfD dưới sự lãnh đạo mới, ít miễn cưỡng hơn tại cuộc bầu cử tiếp theo có thể diễn ra vào năm 2029.

Mối quan hệ với cựu Thủ tướng Merkel của CDU

Ông Merz từng bị cựu Thủ tướng Angela Merkel của CDU gạt ra ngoài lề khi ông này cố gắng chen chân vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của CDU vào đầu những năm 2000. Thực tế là cả hai chưa bao giờ có mối quan hệ tốt đẹp.

341026ec-244e-4073-b269-b5be72ae6ea0.jpg
Ông Mesz và cựu Thủ tướng Angela Merkel năm 2001. Ảnh: AFP

Ông từng bày tỏ rõ ràng cảm xúc của mình về 16 năm lãnh đạo của bà Merkel, gọi sự lãnh đạo của bà là “nhàn rỗi” và tuyên bố rằng có “màn sương mù” bao phủ chính sách “mở cửa” của bà đối với người tị nạn vào năm 2015.

Còn bà Merkel, trong hồi ký được xuất bản năm ngoái, cho biết bà "không ghen tị" với đối thủ cũ của mình về vị trí Thủ tướng, nói rằng bà nhận ra ở ông "khao khát được nắm giữ quyền lực" là phẩm chất cần thiết để đảm nhiệm vai trò này.

Nhưng sau đó, vào tháng 1, bà đã có một lời khiển trách công khai hiếm hoi khi cựu Thủ tướng chỉ trích việc ông Merz đang cố tình hợp tác với AfD. Trên thực tế, cựu Thủ tướng Merkel vẫn được rất nhiều người Đức kính trọng nên đánh giá của bà về khả năng lãnh đạo tương lai của ông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công chúng Đức.

Thế giới 24h

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.