Một loạt cơ quan liên bang không phản hồi tối hậu thư của ông Elon Musk: Nguy cơ rối loạn trong bộ máy

Một loạt cơ quan liên bang chủ chốt của Hoa Kỳ, bao gồm Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, đã chỉ thị cho nhân viên của họ không tuân thủ yêu cầu mới nhất của ông Elon Musk, yêu cầu từng người liệt kê công việc đã làm gần đây trước ngày 24.2 nếu không muốn mất việc.

Làn sóng phản ứng

Văn phòng Quản lý nhân sự Mỹ (OPM) hôm 22.2 đã gửi email đến những nhân viên liên bang yêu cầu họ liệt kê những việc đã làm gần đây. Trước đó, tỉ phú Elon Musk, người vừa được Tổng thống Donald Trump chọn làm người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) với nhiệm vụ cắt giảm quy mô bộ máy nhà nước, đã có bài đăng trên mạng xã hội X đề cập việc các viên chức cần phản hồi email nêu trên trước ngày 24.2, với tối hậu thư nhấn mạnh rằng, những ai không phản hồi trong thời hạn 48 giờ đồng nghĩa với việc từ chức.

56c2dc43-e2ac-4c2f-ad11-e67c842442ac-1.jpg
Ông Elon Musk là người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Ảnh: AP

Chỉ thị này đã dẫn đến một làn sóng phản ứng và hướng dẫn thi hành lộn xộn ở các cơ quan liên bang. Nhiều cơ quan phản đối thực hiện chỉ thị. Những người khác khuyến khích nhân viên của họ tuân thủ. Trong khi một số cơ quan đưa ra hướng dẫn mâu thuẫn.

Đảng Dân chủ và thậm chí một số đảng viên Cộng hòa đã chỉ trích tối hậu thư của ông Musk, được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump khuyến khích ông trên mạng xã hội "hành động quyết liệt hơn" trong việc cắt giảm quy mô chính phủ.

Thượng nghị sĩ John Curtis, thuộc đảng Cộng hòa-Utah bày tỏ mối lo ngại: “Nếu tôi có thể nói một điều với Elon Musk, thì đó là, hãy bỏ ra một chút lòng trắc ẩn”. Tiểu bang của ông có 33.000 nhân viên liên bang có thể nằm trong diện cắt giảm.

Trong chương trình “This Week” của ABC, Dân biểu Mike Lawler, đã đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý mà chính quyền Trump sẽ có để sa thải hàng chục nghìn nhân viên liên bang chỉ vì từ chối tuân thủ yêu cầu mới nhất của ông Elon Musk.

Cố vấn pháp lý tạm quyền Sean Keveney của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cũng chỉ thị một số người không làm như vậy. “Sau khi dành hơn 70 giờ làm việc vào tuần trước để thúc đẩy các ưu tiên của Chính quyền, cá nhân tôi cảm thấy bị xúc phạm khi nhận được email dưới đây”, Keveney nói trong một email mà AP đã xác nhận.

Một số cơ quan liên bang không tuân thủ

Giám đốc FBI Kash Patel, người mới được Thượng viện thông qua quyết định bổ nhiệm, cũng là một đồng minh thẳng thắn của Tổng thống Donald Trump, đã chỉ thị cho các nhân viên của cơ quan này bỏ qua yêu cầu của Musk, ít nhất là vào lúc này.

“FBI, thông qua Văn phòng Giám đốc, chịu trách nhiệm về tất cả các quy trình đánh giá của chúng tôi và sẽ tiến hành đánh giá theo các thủ tục của FBI”, bà Patel viết trong một email được AP xác nhận. “Khi nào và nếu cần thêm thông tin, chúng tôi sẽ phối hợp các phản hồi. Hiện tại, vui lòng tạm dừng mọi phản hồi”.

Tibor Nagy, quyền Thứ trưởng Bộ Quản lý nhà nước, đã gửi email cho nhân viên và nói rằng ban lãnh đạo bộ sẽ phản hồi thay mặt cho người lao động. Ông Nagy viết trong email rằng: "Không có nhân viên nào có nghĩa vụ báo cáo các hoạt động của mình bên ngoài phạm vi chỉ huy của Bộ".

Lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng đã chỉ thị cho nhân viên "tạm dừng" mọi phản hồi với nhóm của ông Musk. “Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm xem xét hiệu suất của nhân viên và sẽ tiến hành bất kỳ cuộc xem xét nào theo đúng các thủ tục của riêng mình”, theo email từ Jules Hurst, Thứ trưởng quốc phòng phụ trách nhân sự. “Khi nào và nếu cần thiết, Bộ sẽ phối hợp các phản ứng”.

Theo email từ RD Alles, Thứ trưởng phụ trách quản lý của Bộ An ninh Nội địa đã nói với các nhân viên rằng "hiện tại bạn không cần phải báo cáo" và các nhà quản lý cơ quan sẽ tự phản hồi.

Công đoàn đại diện nhân viên liên bang Mỹ ra tuyên bố nói rằng họ không tin ông Elon Musk có thẩm quyền sa thải nhân viên không phản hồi email, thêm rằng sẽ gửi đơn yêu cầu OPM hủy email trên. Trong email chính thức gửi đến các nhân viên, OPM cũng không đề cập việc không phản hồi sẽ bị ảnh hưởng thế nào.

Kế hoạch tinh giản biên chế toàn liên bang

Chủ tịch của Liên đoàn Công chức Chính phủ Hoa Kỳ Everett Kelley, cho biết trong một lá thư gửi chính quyền vào 23.2 rằng Chính quyền nên hủy bỏ yêu cầu của ông Elon Musk và xin lỗi toàn thể nhân viên liên bang. “Chúng tôi tin rằng nhân viên không có nghĩa vụ phải trả lời email bất hợp pháp này nếu không có chỉ đạo hợp pháp khác”.

Trong khi đó, ông Musk gọi yêu cầu mới nhất của mình vào Chủ Nhật là "một cuộc kiểm tra rất cơ bản". “Yêu cầu này rất quan trọng, đó là bởi một số lượng lớn những người được cho là làm việc cho chính phủ đang làm rất ít việc đến nỗi họ không kiểm tra email của mình chút nào!”, ông Musk viết trên X. “Trong một số trường hợp, chúng tôi tin rằng họ thậm chí còn đang dùng danh tính của những người đã chết để hưởng lương. Nói cách khác, nhiều người đang gian lận trắng trợn”.

Tuy nhiên, ông Musk không đưa ra được bằng chứng rõ ràng về hành vi gian lận đó. Riêng ông Musk và Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố trong những ngày gần đây rằng hàng chục triệu người đã chết trên 100 tuổi vẫn đang nhận được khoản thanh toán An sinh xã hội.

Trong khi đó, hàng ngàn nhân viên liên bang sẽ nghỉ việc vào tuần tới, bao gồm cả nhân viên dân sự thử việc tại Lầu Năm Góc và hầu hết nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAid) thông qua chương trình cắt giảm biên chế và đóng cửa các cơ quan.

Sự phản kháng từ những người được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm đã đánh dấu một cấp độ hỗn loạn và bối rối mới trong lực lượng viên chức liên bang, chỉ một tháng sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và nhanh chóng bắt đầu thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là thu hẹp quy mô chính phủ.

Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"
Thế giới 24h

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"

Với dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần, nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khẩu học tương tự như các nước phát triển. Để tránh nguy cơ trở thành những nền kinh tế “già” trước khi kịp “giàu”, họ phải hành động ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho thời điểm khi lợi tức nhân khẩu học mất dần và gánh nặng hỗ trợ dân số già trở nên không thể tránh khỏi.

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?
Thế giới 24h

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?

Trong khi thế giới tập trung sự chú ý vào các chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Châu Âu, Trung Quốc và Nga, tác động của các chính sách mà ông ban hành đối với châu Phi và châu Mỹ Latin cũng sâu sắc không kém. Đặc biệt khi ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, chính sách của Hoa Kỳ từ lâu đã là một thế lực không thể miễn dịch.

EU bất đồng về viện trợ cho Ukraine
Thế giới 24h

EU bất đồng về viện trợ cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí về gói viện trợ quân sự mới trị giá 30 tỷ euro (32 tỷ USD) cho Ukraine sau khi Hungary phủ quyết biện pháp này tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng châu Âu tại Brussels hôm 6.3. Bất chấp sự ủng hộ rộng rãi từ 26 thành viên EU khác, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã chặn tuyên bố của các nhà lãnh đạo, trì hoãn việc hỗ trợ thêm cho Kiev.

Mỹ sẽ rút khỏi IMF và WB?
Quốc tế

Mỹ sẽ rút khỏi IMF và WB?

Sau khi rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc rút lui khỏi các tổ chức quốc tế lớn, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong những tháng tới. Các chuyên gia cho rằng, quyết định này sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, tước đi khả năng của Mỹ trong việc định hình các quy tắc của trật tự tiền tệ quốc tế và theo đuổi các lợi ích chiến lược của mình.