Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc:

Hợp tác nghị viện hiệu quả, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đêm 12.1, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đã đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước ta từ ngày 12 - 18.1. 

Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 12.2022. Chuyến thăm nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước ngày càng hiệu quả, thực chất, góp phần quan trọng tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc. 

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Thiết lập quan hệ ngoại giao từ cuối năm 1992, mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã không ngừng phát triển thực chất, toàn diện trên cơ sở tin cậy về chính trị, sự tương đồng về văn hóa, gần gũi về địa lý và bổ trợ cho nhau về kinh tế, cùng nhau chia sẻ những lợi ích chiến lược chung.

Các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng được tăng cường và mở rộng toàn diện, thực chất ở cả mức độ song phương và đa phương, từ ngoại giao nhà nước đến giao lưu nhân dân. Các hoạt động trao đổi Đoàn cấp cao, giao lưu, tiếp xúc các cấp được duy trì thường xuyên. Cùng các tuyên bố tầm nhìn chung cấp cao, nhiều hiệp định đã được ký kết, các văn bản ghi nhớ hợp tác, cơ chế đối thoại đa dạng… đã góp phần tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. 

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc hiện đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất. Hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12.2022. Lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc luôn khẳng định, Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai chính sách đối ngoại tại khu vực Đông Nam Á, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc và Sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc. 

Hai nước đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư vừa là trụ cột, vừa là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hàn Quốc hiện đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam; thứ hai về hợp tác phát triển (ODA), lao động và du lịch; thứ ba về hợp tác thương mại. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, chiếm 30% tổng đầu tư và 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN.

Lãnh đạo hai bên nhất trí thúc đẩy đưa kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ổn định theo hướng cân bằng, giữ vững vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của nhau, trước mắt phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 100 tỷ USD vào năm 2023, hướng tới mục tiêu đạt 150 tỷ USD vào năm 2030, tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… 

Hàn Quốc còn là đối tác quan trọng của Việt Nam về hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, du lịch, lao động…. Tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình nông thôn mới, bao gồm Chương trình hạnh phúc tại Quảng Trị và Lào Cai, viện trợ không hoàn lại vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, nông nghiệp thông minh, phòng, chống thiên tai… Các khoản viện trợ phát triển (ODA) của Chính phủ Hàn Quốc, các dự án hợp tác về văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch; hợp tác khoa học và công nghệ cấp chính phủ; hợp tác về thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu; quản lý, bảo tồn và bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên… được triển khai hiệu quả trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam. 

Giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng phát triển, có ý nghĩa quan trọng, là cầu nối vững chắc cho mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Hiện có khoảng 200.000 kiều dân mỗi nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia, trong đó có khoảng 80.000 gia đình đa văn hóa Việt - Hàn; khoảng 70 cặp địa phương thiết lập quan hệ hợp tác… Các chương trình văn hóa, nghệ thuật, phim ảnh, ẩm thực, thời trang của Hàn Quốc rất được ưa chuộng tại Việt Nam và ngược lại, văn hóa, ẩm thực Việt Nam cũng ngày càng phổ biến tại Hàn Quốc.

Gần đây, trong điều kiện rất khó khăn của đại dịch Covid-19, quan hệ hợp tác song phương vẫn không ngừng phát triển. Hàn Quốc là một trong những nước đầu tiên hỗ trợ vaccine và trang thiết bị y tế giúp Việt Nam phòng, chống và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Việt Nam cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.
 
Hợp tác nghị viện hiệu quả, thực chất

Cùng với đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp hai nước trong những năm qua không ngừng được củng cố và phát triển tích cực trên tinh thần Thỏa thuận hợp tác đã ký năm 2013, góp phần quan trọng tăng cường quan hệ giữa hai nước. Hai Bên thường xuyên tiếp xúc, hội đàm trực tuyến, trao đổi đoàn lãnh đạo Quốc hội và cấp Ủy ban, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị.

Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Hàn Quốc tháng 12.2021 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là hoạt động trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên giữa hai nước sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Trong chuyến thăm, lãnh đạo Quốc hội hai nước đã nhất trí tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai Quốc hội. Lãnh đạo Quốc hội hai nước đều mong muốn phát triển quan hệ giữa hai Quốc hội trở thành hình mẫu hợp tác nghị viện thông qua việc tiếp tục triển khai hiệu quả, thực chất Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội ký năm 2013, duy trì thường xuyên hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Quốc hội; tiếp tục phát huy vai trò cầu nối của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động và các vấn đề cùng quan tâm; tăng cường hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan phục vụ Quốc hội nhằm nâng cao năng lực, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm tham mưu, phục vụ Quốc hội… Thành công của chuyến thăm đã góp phần quan trọng cùng với nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích của nhân dân hai nước, tăng cường hợp tác phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. 

Tại các diễn đàn nghị viện đa phương khu vực và quốc tế như IPU, APPF, ASEP, MSEAP, AIPA, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hàn Quốc duy trì hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau, tích cực nhau chia sẻ các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo là Chủ tịch Quốc hội nước ngoài đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trong năm mới 2023. Đây cũng là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Kim Jin Pyo kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc vào tháng 7.2022 và là chuyến thăm đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc đến Việt Nam sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 12.2022. 

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo thể hiện sự trân trọng đáp lại lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đồng thời thể hiện sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Hàn Quốc trong thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. 

Quốc hội Việt Nam đón Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc thăm chính thức khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc; chủ động triển khai nội dung Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác chiến lược toàn diện” trên kênh nghị viện, tiếp tục triển khai Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.

Tiếp nối thành công của các chuyến thăm cấp cao trước đây, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước, đưa hợp tác nghị viện song phương ngày càng hiệu quả, thực chất, qua đó góp phần quan trọng tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Quốc hội và Cử tri

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Quốc hội và Cử tri

Mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian đưa khoa học về làng

Tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan kêu gọi mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian để “đưa khoa học về làng”; tham gia tư vấn, tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, bảo vệ môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển sản phẩm chế biến sâu... Các nhà khoa học bằng trí tuệ, tâm huyết của mình có thể làm nhiều hơn từ những nghiên cứu.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Kịp thời ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn để Luật, Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển. Để phát huy hiệu quả kết quả của Kỳ họp, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành ban hành nghị định, thông tư nhằm triển khai kịp thời các luật, nghị quyết.

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức

Để Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra là xây dựng bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, việc chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức để giữ lại những người vừa hồng, vừa chuyên trong bộ máy nhà nước được sắp xếp hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để đất nước ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS Đào Duy Quát
Quốc hội và Cử tri

Tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy để đất nước phát triển nhanh và bền vững

Theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, trong thời kỳ mới, trước yêu cầu “nóng bỏng” phải chuyển mình, tăng tốc, bứt phá, cần tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần một cuộc cách mạng rất quyết liệt, khẩn trương. Kết luận số 127 - KL/TW hướng tới mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN
Quốc hội và Cử tri

Sẽ giúp khắc phục triệt để chồng chéo về nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, tổ chức trung gian cồng kềnh, tạo đà cho phát triển

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN cho rằng, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW là quan điểm chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và khoa học trước yêu cầu tất yếu về đổi mới mô hình quản lý Nhà nước. Định hướng sắp xếp này sẽ giúp khắc phục triệt để sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn khảo sát tại một số dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Diễn đàn Quốc hội

Khắc phục chồng chéo trong quản lý, phát triển đô thị

Khảo sát thực tế tại Quảng Ninh về công tác quản lý và phát triển đô thị, Đoàn khảo sát Ủy ban Kinh tế và Tài chính và Bộ Xây dựng đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất Quốc hội và các cơ quan Trung ương nghiên cứu sửa đổi, khắc phục một số quy định còn bất cập, chồng chéo về lập, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính chất đặc thù... Cùng với đó, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong công tác quản lý; huy động nguồn lực ngoài ngân sách tham gia phát triển đô thị.