Hà Nội: Bàn thảo mức tăng học phí trường công lập từ năm học 2022-2023

ĐBND - Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, từ năm 2022-2023, UBND thành phố đề xuất phân loại thành 4 vùng để áp dụng mức thu.

Ngày 20.6, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023.

Theo đó, từ năm 2022-2023, UBND thành phố đề xuất phân loại thành 4 vùng để áp dụng mức chi học phí.

Cụ thể, vùng 1 áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thuộc các quận và các phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây (thuộc vùng thành thị theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Vùng 2 áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn thuộc các huyện (thuộc vùng nông thôn theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Vùng 3 áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của TP Hà Nội (trừ các xã miền núi, thuộc vùng nông thôn theo quy định Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).

Hà Nội: Phản biện xã hội hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về học phí trường công lập -0
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị

Vùng 4 áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi thuộc các huyện của TP (thuộc vùng miền núi theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).

Đối tượng dự kiến có mức tăng học phí với số tiền tuyệt đối cao nhất là trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các phường. Mức tăng 145.000 đồng/học sinh/tháng, tỷ lệ tăng là 93,55%. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 246.577 học sinh/1.085.327 học sinh, chiếm 22,72%.

Dự kiến mức tăng học phí cao nhất là học sinh cấp THPT theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các xã miền núi, với tỷ lệ tăng 316,67%, mức tăng với số tiền tuyệt đối là 76.000 đồng/học sinh/tháng. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 3.694 học sinh/1.085.327 học sinh, chiếm 0,34%.

Về quy định áp dụng mức thu học phí trong trường hợp học trực tuyến năm học 2022-2023 bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục đã được ban hành. Như vậy, tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất năm học 2022-2023 dự kiến hơn 1.742 tỷ đồng, tổng số kinh phí tăng dự kiến khoảng 523,3 tỷ đồng so với tổng thu.

Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, dự thảo Tờ trình cũng như Dự thảo Nghị quyết, mức thu học phí giữa các xã miền núi chênh lệch với khu vực phường đến hơn 6 lần là chưa thỏa đáng, cần xem xét lại. Việc thu học phí tại các thị trấn thấp hơn các phường nội thành là hợp lý, tuy nhiên cần có sự điều chỉnh tỷ lệ học phí giữa các xã miền núi và các phường; cần nêu rõ căn cứ để thu học phí trực tuyến bằng 75% học phí trực tiếp.

Một số đại biểu cho rằng, dự thảo dù đúng với quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, tăng mức thu là cần thiết nhưng cần có lộ trình vì dịch Covid-19 vừa qua đang khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó mức tăng vùng 1 gần 100% là quá cao…

Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, các ý kiến phát biểu tại hội nghị phản biện là cơ sở để UBND và HĐND thành phố tiếp tục hoàn thiện, thông qua trong năm học 2022-2023.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp thu, chỉnh sửa lại để khi áp dụng sẽ nhận được sự đồng tình của đông đảo Nhân dân, trong đó cần lưu ý đến các vấn đề mang tính đặc thù của Hà Nội…

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.