Giá lương thực biến động, doanh nghiệp xuất khẩu gạo hưởng lợi

Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam, những tháng cuối năm, giá lương thực sẽ tiếp tục biến động do các nước tăng cường dự trữ và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ được hưởng lợi.  

Giá lương thực biến động, doanh nghiệp xuất khẩu gạo hưởng lợi -0

Ngày 26.4, Bộ Công thương tổ cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu gạo quý 1 và phương hướng điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Số liệu của cơ quan hải quan cho thấy, trong quý 1, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 1,85 triệu tấn gạo với trị giá 981 triệu USD, tăng hơn 23% về lượng và tăng 34% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 529 USD/tấn, tăng gần 9% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022.

Mức tăng trưởng trong quý này tốt hơn so với cùng kỳ năm 2022 ở cả các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng. Cụ thể, Philippines vẫn giữ vị trí thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam; đạt hơn 893.000 tấn với trị giá trên 450 triệu USD, tăng 33% về lượng và tăng 45% về kim ngạch so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ 2 khi xuất khẩu gạo Việt Nam đạt hơn 340.000 tấn với trị giá 199 triệu USD, tăng 91% về lượng và tăng 119% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 148.500 tấn gạo sang Indonesia với trị giá gần 70 triệu USD; tăng “khủng” gần 180 lần về lượng và hơn 177 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu gạo sau EU cũng ghi nhận tăng trưởng gần 50%...

Nhận định về thị trường thời gian tới, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam dự báo, cuối năm, giá lương thực sẽ tiếp tục biến động do tình hình biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang… khiến các nước tăng cường dự trữ lương thực

Nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi sẽ tăng. Tại các nước EU, do xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên.

Trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng thì nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan tiếp tục hạn chế; giá gạo Thái Lan tăng do đồng Baht tăng giá trở lại. Việt Nam đang có lợi thế nguồn cung có sớm từ vụ Đông Xuân, sản lượng, chất lượng lúa gạo ổn định nên dự báo trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam vẫn ở mức tốt…

Những diễn biến này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được hưởng lợi, ông Nam nói.

Giá lương thực biến động, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt được hưởng lợi -0
Nhu cầu nhập khẩu gạo Việt tại các thị trường tăng cao. Nguồn:ITN

Để thúc đẩy ngành gạo tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, có kiến nghị để Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo như Nghị định 103/2020/NĐ-CP, Nghị định 107/2018/NĐ-CP để tạo tiền đề, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng phê duyệt chiến lược xuất khẩu gạo tầm nhìn đến năm 2030 để các doanh nghiệp, địa phương có cơ sở tổ chức triển khai đồng bộ.

Ngoài ra, tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc cơ cấu lại chủng loại giống đặc thù, mã vùng trồng phục vụ cho chiến lược xuất nhập khẩu gạo, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu... Chủ động đàm phán, giao dịch ký kết hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả, nâng cao vị thế gạo Việt Nam tại một số thị trường tiêu thụ lớn.

Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.