"TỰ HÀO HÀNG VIỆT" "TINH HOA HÀNG VIỆT"

Khơi thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước

Những năm qua, trước bối cảnh suy thoái toàn cầu, thị trường nội địa trở thành cơ sở cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế và được coi là điểm tựa của hệ thống doanh nghiệp, sản phẩm, hàng hóa trong nước, có tác động mạnh mẽ tới động lực tăng trưởng.

Thị trường trong nước – điểm tựa quan trọng trong phát triển kinh tế

Xuyên suốt tiến trình phát triển đất nước, việc phát triển thị trường nội địa thông qua chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tận dụng tối đa thành tựu từ hội nhập và khoa học kỹ thuật đã được quán triệt tại nhiều văn kiện của Đảng.

Trong đó, Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: Phát triển thị trường trong nước là một trong những định hướng ưu tiên trong mô hình tăng trưởng kinh tế với quan điểm đặt ra là “Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế”.

Tại Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ phương hướng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2016 - 2020: “Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ. Chú trọng phát triển thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước. Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu”.

Thông báo kết luận số 264-TB/TW, ngày 31.7.2009, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm mục đích phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tại Kết luận số 107-KL/TW, ngày 10.4.2015, Ban Bí thư tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm phát huy lòng yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của người Việt Nam trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam, góp phần giữ vững ổn định sản xuất, bảo đảm sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước.

kich-cau-1793-4072.jpg
Xây dựng thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Ngoài ra, Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16.5.2016, của Chính phủ, “Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”, đặt ra nhiệm vụ “xây dựng Đề án tổ chức lại thị trường trong nước” và “đẩy mạnh Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Nhằm thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đề ra, Bộ Công Thương đã tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phát triển thị trường trong nước, trong đó có nhiều chính sách về hoàn thiện thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối, khuyến khích tiêu dùng... đã được ban hành và triển khai tích cực, tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước mở rộng thị trường.

Tiếp tục thúc đẩy, phát huy vai trò của thị trường trong nước

Theo một số chuyên gia kinh tế, năng lực phản ứng của thị trường trong nước thời gian qua vẫn còn hạn chế trước những biến động tiêu cực của thị trường thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay xuất hiện nhiều loại hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ,..

Để đảm bảo cho thị trường phân phối hàng hoá trong nước, Bộ Công thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg, ngày 29.3.2023, “Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025”, nhằm thay đổi nhận thức của người dân cũng như bảo vệ thị trường phân phối hàng hoá nội địa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Với mục tiêu tiếp tục xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của thị trường trong nước, một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng khung khổ pháp luật, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho đầu tư, kinh doanh trên thị trường trong nước, thiết lập trật tự thị trường để thích ứng với bối cảnh, tình hình mới.

kich-cau-noi-dia-8256-2120.jpg
Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Ảnh: PV

Cùng với đó, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các đề án, chương trình khai thác thị trường trong nước, cụ thể: Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 386/QĐ-TTg, ngày 17.3.2021 “Phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025”; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg, ngày 13.7.2021; Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 194/QĐ-TTg, ngày 9.2.2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, triển khai hiệu quả giải pháp về “Gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa” được xác định tại Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19.5.2021, của Ban Bí thư, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới”.

Quán triệt những chủ trương của Đảng, nhà nước về phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã xây dựng Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg, ngày 13.7.2021. Chiến lược đặt mục tiêu phấn đấu giá trị tăng thêm thương mại trong nước giai đoạn từ nay đến năm 2030 tăng bình quân khoảng 9 - 9,5%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 13 - 13,5%/năm và đặc biệt nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm tiêu thụ - đầu ra cho hàng hóa, sản phẩm thương hiệu của Việt Nam trên cơ sở phát huy nội lực, tiềm năng và dư địa phát triển của thị trường trong nước.

Với những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách để tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa, góp đưa những sản phẩm Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.

Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Nâng cao năng lực chế tạo, làm chủ công nghệ khuôn mẫu
Kinh tế

Nâng cao năng lực chế tạo, làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Trong bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được coi là ngành kỹ thuật nòng cốt, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một lớn thì việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia được nhận định là yếu tố vô cùng quan trọng.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Triển khai Thông tư số 68 về giao dịch chứng khoán
Kinh tế

Triển khai Thông tư số 68 về giao dịch chứng khoán

Ngày 24.10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18.9.2024 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Thông tư số 68/2024/TT-BTC).

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam
Kinh tế

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết, đánh dấu kỷ niệm 10 năm hoạt động, Grab xác định tầm nhìn cho tương lai tại Việt Nam. Grab sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính với mục tiêu tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo chiến lược dài hạn.

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng
Kinh tế

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Dự thảo quy định rõ các điều kiện cho các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh Bình Dương vừa qua, Sở Công Thương tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân
Kinh tế

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân

Theo Tổng cục Thuế, bên cạnh các tiện ích của dịch vụ thuế điện tử đang được ngành thuế triển khai, vẫn có một số trường hợp cá nhân sử dụng “dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân từ các trang mạng xã hội” thiếu kiểm chứng, thậm chí có hiện tượng “môi giới” lôi kéo cá nhân người nộp thuế làm dịch vụ quyết toán thuế.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.