Triển lãm Công nghiệp Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8.11.2024, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).

Đây là triển lãm được tổ chức thường niên, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm dùng cho các ngành công nghiệp chủ chốt như máy móc, thiết bị công nghiệp, gia công cơ khí, tự động hóa, công nghệ in và thiết kế 3D, các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0, IoT, sản xuất thông minh, AI, robot trong công nghiệp...

Đặc biệt, VIMF là triển lãm tiên phong tập trung tổ chức ở các khu công nghiệp lớn tại Việt Nam, nhằm đảm bảo chất lượng và cập nhật nhanh nhất những công nghệ mới…

cnht-1585.jpg
Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8.11.2024, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc. Ảnh: T.L

Mỗi kỳ triển lãm đón tiếp trên 20.000 lượt khách tham quan, mang lại cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường.

Năm 2023, triển lãm cũng được tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh, đã thu hút hơn 400 gian hàng giới thiệu các sản phẩm dùng cho ngành công nghiệp chủ chốt như máy móc, thiết bị công nghiệp, gia công cơ khí, tự động hóa, công nghệ in và thiết kế 3D, các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0, IoT, sản xuất thông minh, AI và robot trong công nghiệp...

Ngoài doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh, thành phố trong cả nước, triển lãm còn có sự tham gia của nhiều đơn vị thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Đức… Trong khuôn khổ triển lãm còn diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Hội thảo, diễn đàn chuyên đề kết nối doanh nghiệp; trình diễn công nghệ cao…

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 lần thứ V dự kiến thu hút khoảng 650 gian hàng, với sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Đức…

Trong khuôn khổ triển lãm cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động như hội thảo, diễn đàn bàn luận về thực trạng và xu hướng phát triển công nghiệp tại Việt Nam và quốc tế. Các chương trình gồm hội thảo ngành tự động hóa, công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao...

Theo đánh giá của Ban tổ chức, VIMF là cơ hội cho doanh nghiệp tìm hiểu, tiếp cận những máy móc, thiết bị công nghiệp hiện đại, các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0, sản xuất thông minh và tự động hóa cao trong sản xuất công nghiệp. Đồng thời, là đòn bẩy giúp tăng cường khả năng hợp tác đầu tư, mang những sản phẩm công nghệ tiên tiến đến với nền sản xuất công nghiệp tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường khả năng hợp tác đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất mạnh mẽ như hiện nay.

Thị trường

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.