Ngành mía đường: Cần giải quyết những bất cập để phát triển bền vững

Cần phải có những hành động kịp thời để tối ưu mọi nguồn lực đầu vào cho ngành sản xuất mía đường. Từ đó đảm bảo bình ổn thị trường và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia chuỗi kinh tế nông nghiệp bao gồm cả người tiêu dùng.

Theo báo cáo thường niên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2023), mía đường được nhấn mạnh là một trong những ngành quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tạo việc làm cho hàng triệu nông dân. Tuy nhiên ngành mía đường lại đangphải đối mặt với muôn vàn trắc trở. Đặc biệt là vấn nạn đường lậu hoành hành trong nhiều năm qua không chỉ khiến người nông dân và doanh nghiệp khốn khổ, mà còn gây rối loạn thị trường.

Sản lượng mía đường trong nước tăng trưởng mạnh nhưng “cung” vẫn chưa đủ “cầu”

Mặc dù trong niên vụ 2023 - 2024 đường thành phẩm sản xuất được đã tăng 10% so với niên vụ trước, nhưng so với nhu cầu tiêu thụ hiện nay thì sản lượng đường chỉ đáp ứng được 43,03%. Điều này cho thấy cán cân cung cầu của thị trường mía đường Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết triệt để.

mia-duong.png
Niên vụ 2023 – 2024, đường thành phẩm tăng 10% so với niên vụ trước nhưng chỉ đáp ứng được 43,03% nhu cầu tiêu thụ hiện nay

Nguyên nhân gây nên tình trạng này phải kể đến việc diện tích trồng mía bị thu hẹp đáng kể do các loại cây trồng như: rau màu, ngô, đậu tương chiếm lợi thế cao hơn về năng suất và lợi nhuận.

Biến đổi khí hậu và mất cân đối về cơ cấu giống mía khi diện tích các giống chín trung bình chiếm trên 90%, trong khi đó diện tích các giống chín sớm và chín muộn chỉ đạt dưới 5% cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất ổn vùng nguyên liệu mía ở nước ta. Việc phụ thuộc vào giống chín trung bình khiến sản lượng, chất lượng mía bị phụ thuộc và có thể ảnh hưởng lớn do yếu tố thời tiết (bão lũ, hạn hán).

Hơn nữa, sự thiếu đa dạng về giống còn khiến ngành mía đường gặp khó khăn trong việc duy trì sản lượng ổn định và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, từ đó cả vùng nguyên liệu sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Đường lậu và thách thức cân bằng lợi ích giữa các bên trên thị trường

Trong khi đó, thị trường nội địa cứ đến thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán còn vấp phải áp lực cạnh tranh với đường nhập lậu với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sự tràn lan của đường lậu trên thị trường làm giảm khả năng tiếp cận và cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước.

Đường nhập lậu không đáp ứng được các quy định khắt khe của những doanh nghiệp sản xuất chính quy, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu chất lượng cao, gây khó khăn cho việc sản xuất và kinh doanh.

Nghiêm trọng hơn, đường lậu gây rối loạn thị trường bằng những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân cho việc thất thu cho ngân sách nhà nước về: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phí liên quan đến nhập khẩu.

mia-duong-2.png
Đường lậu gây mất cân bằng lợi ích giữa các bên trên thị trường, cần hướng đến bảo vệ và phát triển thị trường mía đường nội địa

Thực tế, bài toán thiếu hụt nguyên liệu chỉ là một phần của chuỗi thiếu đường phục vụ giai đoạn “giáp hạt” làm nguyên liệu sản xuất. Chưa tính đến yêu cầu tồn kho để đảm bảo an ninh lương thực, nguồn cung đã thiếu ở mức báo động khi nhu cầu đường công nghiệp của các ngành sản xuất nước giải khát, bánh kẹo, chế biến thực phẩm liên tục tăng.

Trong khi đó, nguồn lực mía nguyên liệu vẫn đang bị phân tán nhỏ lẻ trước những vấn đề nan giải như việc mía cây bị hạn chế nhập khẩu vào cửa khẩu phụ, diện tích vùng nguyên liệu trong nước giảm mạnh, cạnh tranh cây trồng khác,…

Vòng lặp tiếp nối là nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường loay hoay chưa tìm được đường ra vì nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng cao. Đáng buồn hơn, điều này lại vô tình tạo tiền đề cho câu chuyện đường lậu tiếp tục diễn biến phức tạp bất chấp những nỗ lực phòng chống của các cơ quan chức năng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và an toàn thực phẩm.

Tình trạng mất cân bằng cung – cầu, thời tiết bất lợi chịu sự chi phối bởi bão lũ, hạn hán..., đường lậu diễn biến phức tạp như hiện nay gây nên “thế lưỡng nan” cho thị trường mía đường trong nước. Kéo theo các tác động tiêu cực về giá cả, chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh tế và môi trường kinh doanh “kém” lành mạnh.

Vì vậy, cần phải có những hành động kịp thời để tối ưu mọi nguồn lực đầu vào cho ngành sản xuất mía đường. Từ đó đảm bảo bình ổn thị trường và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia chuỗi kinh tế nông nghiệp bao gồm cả người tiêu dùng.

Thị trường

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.