Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Giảm sự lệ thuộc vào phân bón nhập khẩu

Có thể nói, phân bón là loại vật tư nông nghiệp quan trọng số 1 đối với sản xuất nông nghiệp của nước ta, bởi chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành của trồng trọt, trong khi ngành trồng trọt hiện đang chiếm từ 64-68% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, TS Phùng Hà, nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 10,5 - 11 triệu tấn các loại. Trong đó: urea khoảng 1,6- 1,8 triệu tấn; DAP khoảng 0,9 đến 1 triệu tấn; SA 0,8 – 0,9 triệu tấn, Kali 0,9 – 1 triệu tấn, phân chứa lân các loại trên 1,2 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,5- 4 triệu tấn...

Trong khi đó, năm 2022 Việt Nam nhập khẩu 3.39 triệu tấn, trị giá 1,62 tỷ USD phân bón các loại; năm 2023 nhập khẩu 4,12 triệu tấn, trị giá 1,41 tỷ USD; 6 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu 2,5 triệu tấn phân bón, kim ngạch hơn 838 triệu USD.

Cũng theo người đứng đầu Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành là 0 – 6% (tùy mã HS). Các loại phân bón phổ biến được áp thuế nhập khẩu như sau: Phân đạm UREA thuế nhập khẩu là 6%; Phân SA thuế 0%; Phân lân thuế 6%; Phân Kali clorua thuế 0%; Phân Kali sulphate thuế 0%; Phân DAP thuế 6%; Phân MAP thuế 0%; Phân NPK thuế 6%. Trong đó, nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo hiệp định…

nna0825-enhanced-nr.jpg
Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, TS. Phùng Hà.

Kể từ khi Luật Thuế số 71/2014/QH13 quy định phân bón, máy móc thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp...có hiệu lực, Hiệp hội đã kiên trì kiến nghị yêu cầu chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế sang chịu thuế giá trị gia tăng 5%...- Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, TS Phùng Hà cho biết.

Bởi thực tế, khi các doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào, kể cả thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón. Điều này không chỉ khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút, mà còn cản trở việc doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ phân bón thế hệ mới, hướng tới sản xuất xanh, bền vững.

Quan trọng hơn, khi áp dụng Luật số 71, phân bón nhập khẩu không có thuế giá trị gia tăng. Điều này có lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài khi xuất khẩu phân bón sang Việt Nam và làm ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề xuất chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 5%.

“Bất kể một chính sách nào nói chung và thuế nói riêng có liên quan tới lợi ích của nhiều bên khó có thể mang lại lợi ích một lúc cho toàn bộ các bên, quan trọng là dựa trên lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể và khả năng của các cơ quan quản lý điều hòa lợi ích của các bên có liên quan”, TS. Phùng Hà nhấn mạnh….

Bảo đảm hài hòa và bền vững giữa “3 nhà”

Ngày 17.6.2024, Quốc hội đã nghe tờ trình về sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Chính phủ trình bày. Theo nội dung tờ trình, Chính phủ đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 5%. Đây là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, cũng như của nông dân trong cả nước.

Theo TS. Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong ngắn hạn, giá phân bón sẽ tăng lên và người nông dân sẽ chịu thiệt một chút do phải bỏ thêm tiền để mua phân bón. Nhưng xét trong dài hạn, người nông dân sẽ được hưởng lợi từ chính sách thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón.

nna0918.jpg
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam TS. Nguyễn Trí Ngọc.

Ông Ngọc chỉ ra các cơ sở thực tế khiến người nông dân được hưởng lợi từ chính sách này. Đó là, doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ thuế đầu vào, nên chi phí đầu tư giảm, giá thành sản xuất sẽ giảm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có động lực đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sản xuất các loại phân bón có hàm lượng kỹ thuật cao, thế hệ mới, làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, do đó tăng hiệu quả công tác trồng trọt một cách bền vững.

Đặc biệt, Nhà nước thu được một khoản thuế từ mặt hàng phân bón nên có thêm điều kiện để tăng chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học... Điều này sẽ làm cho người nông dân tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng sự cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trong nước.

“Phân bón chịu thuế giá trị gia tăng sẽ hài hòa lợi ích của cả 3 "nhà", đó là Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất và người nông dân”, đại diện Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khẳng định.

Đồng tình với việc áp dụng thuế đối với mặt hàng phân bón, TS. Nguyễn Thu Hằng, Trường Đại học Ngoại thương cũng cho rằng, ngành phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp. Do vậy, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu trong hệ thống thuế như: Thuế Giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo bà Hằng, hiện nay nhiều "cường quốc phân bón" trên thế giới đều áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với ngành phân bón. Đơn cử, tại quốc gia sản xuất và tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới là Trung Quốc quốc hiện đang áp dụng thuế giá trị gia tăng ở mức 11% với phân bón. Đồng thời, nước này cũng ban hành một số chính sách miễn giảm thuế TNDN cho doanh nghiệp sản xuất phân bón, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ, phân vi sinh, phân bón thân thiện với môi trường và những doanh nghiệp sản xuất phân bón đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, hoặc sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

Tương tự, tại Nga - đất nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, cũng đang áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với ngành phân bón nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Đồng ý với việc đưa phân bón trở lại diện chịu thuế giá trị gia tăng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) Nguyễn Văn Phụng cho rằng, việc này phù hợp với chủ trương với quan điểm chỉ đạo của Quốc hội là mở giao diện chịu thuế giá trị gia tăng, thu hẹp danh mục 26 mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng xuống còn ít hơn. Đồng thời, việc đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế sẽ giải quyết hài hòa được “mối quan hệ giữa ba nhà”: Doanh nghiệp, Nhà nước và nhà nông…

Thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị cần thiết phải đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng giữa các nhà sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu… Để gỡ khó cho ngành phân bón nước nhà, các doanh nghiệp kỳ vọng, việc sửa đổi Luật thuế số 71 theo hướng đưa phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ được thông qua vào Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Xã hội

Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững
Xã hội

Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

Ngày 28.10, tại Hà Nội, Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) với chủ đề “Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững”.

Ổ voi, ổ gà chi chít tại tuyến đường tránh Tây TP. Buôn Ma Thuột
Giao thông

Ổ voi, ổ gà chi chít tại tuyến đường tránh Tây TP. Buôn Ma Thuột

Đường 10 tháng 3 (còn gọi đường tránh phía Tây TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) là một trong những tuyến đường huyết mạch, có lượng phương tiện lưu thông rất lớn. Gần đây, đoạn đầu tuyến dài khoảng 2km, đoạn nối từ đường Nguyễn Chí Thanh (Quốc lộ 14) tới vòng xoay Hà Huy Tập mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, ổ voi, ổ gà dày đặc gây mất an toàn giao thông.

Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh BHXH)
Đời sống

Đến năm 2025, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân

Đến nay, đã có khoảng 78% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM, tăng 14% so với năm 2023, vượt 18% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg… Đó là thông tin được báo cáo tại buổi họp giao ban tháng 10.2024 do Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh, Tổ trưởng Tổ Công tác chủ trì cuộc họp.

Hàng không Việt Nam tăng nhiều chuyến bay sau bão Trà Mi. Ảnh: VNA.
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng nhiều chuyến bay sau bão Trà Mi

Ngay sau khi các sân bay Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng và Chu Lai khai thác trở lại tàu bay, chiều ngày 27.10, Vietnam Airlines đã tăng thêm bốn chuyến bay giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hãng cũng sẽ tăng cường thêm ít nhất sáu chuyến bay khác giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong ngày 28.10 để hỗ trợ hành khách bị ảnh hưởng bởi cơn bão Trà Mi.

Vietnam Airlines sẽ khai thác 4 chuyến mỗi tuần trên đường bay Hà Nội - Phnom Penh vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật bằng máy bay Airbus A321. Ảnh: VNA.
Giao thông

Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Phnom Penh

Ngày 27.10, Vietnam Airlines đã chính thức khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Phnom Penh và trở thành hãng hàng không duy nhất của Việt Nam khai thác đường bay thẳng giữa thủ đô hai nước. Đường bay mới sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới kết nối và giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.

Thêm nhiều sản phẩm OCOP từ làng nghề
Xã hội

Thêm nhiều sản phẩm OCOP từ làng nghề

Hà Nội hiện có 2.711 sản phẩm OCOP, trong đó 745 sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề; nhiều sản phẩm đạt OCOP 5 sao, 4 sao từ các làng nghề nổi tiếng như gốm sứ Bát Tràng; mây tre đan Phú Vinh; dệt lụa Vạn Phúc; khảm trai Chuyên Mỹ; sơn mài Hạ Thái; dệt tơ sen Phùng Xá, trà sen Tây Hồ... Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.