Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

phung-ha-1-1180-2642.jpg
TS Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam

- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về sự thay đổi giá thành của mặt hàng phân bón trong những năm qua?

- Giá phân bón trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào; như khí, than, lưu huỳnh, amoniac… giá cước vận tải, nhu cầu, thời tiết, giá cả nông sản, chính sách của các quốc gia về phân bón, đặc biệt là Trung Quốc. Thời điểm Nga và Trung Quốc - hai nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới đều đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu để bảo đảm nhu cầu sử dụng trong nước đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu...

Trong bối cảnh đó, năm 2014, Quốc hội ban hành Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2015) quy định các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế GTGT. Luật Thuế 71 và nhiều biến số đã ảnh hưởng khá lớn đến giá phân bón ở Việt Nam.

Về giá phân bón trên thế giới, trong khoảng 50 năm gần đây, đã tăng đột biến 2 lần vào năm 1973 - 1974 và năm 2007 - 2008. Từ đầu năm 2021 đến gần cuối năm 2022, thế giới chứng kiến đợt tăng giá thứ 3 có thể nói tăng "phi mã" của phân bón, giá phân bón, một trong những chi phí lớn nhất của nông dân, đã đạt mức cao nhất vào thời điểm đầu năm 2022.

- Theo ông, chính sách miễn thuế GTGT phân bón của Luật Thuế 71 có thực sự mang lại hiệu quả, hỗ trợ người nông dân và sản xuất nông nghiệp như kỳ vọng?

- Rất tiếc sau khi Luật Thuế 71 có hiệu lực, các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng, các viện, cơ quan nghiên cứu… hoặc không thực hiện, hoặc không đủ thông tin dữ liệu để chứng minh rằng áp thuế GTGT 5% cho mặt hàng phân bón có lợi hay không chịu thuế có lợi hơn.

Việc ban hành Luật Thuế 71 nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước; chủ động nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể từng mục tiêu sau khi Luật Thuế 71 có hiệu lực, chưa thực sự khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước; việc tác động đến nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp không rõ ràng, các dự án sản xuất phân bón trong nước hoàn toàn được xây dựng vào giai đoạn trước năm 2014.

Cụ thể, trước năm 2014, có 6 dự án sau đi vào sản xuất, gồm: Đạm Phú Mỹ sản lượng 900.000 tấn/năm khánh thành tháng 12.2004; Đạm Cà Mau công suất 900.000 tấn/năm khánh thành tháng 10.2012; Nhà máy Đạm Hà Bắc nâng công suất lên 500.000 tấn/năm khánh thành tháng 6.2015 (xây dựng từ trước 2014); Nhà máy Đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9.2012; Nhà máy DAP Hải Phòng công suất 330.000 tấn/năm khánh thành tháng 4.2009; Nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm đi vào sản xuất từ tháng 7.2015 (xây dựng từ trước 2014). Tổng công suất giai đoạn này hơn 3,5 triệu tấn/năm.

anh-2-1567-1342.jpg
Theo các chuyên gia, việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế GTGT 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân. Nguồn: ITN

Trong khi đó, sau năm 2014, số dự án giảm sút hơn một nửa, trong khi tổng công suất giảm hơn 9 lần, chỉ còn Nhà máy NPK Hàn Việt của Tập đoàn Taekwang (đã trở thành công ty con của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau từ tháng 4.2024) công suất 360.000 tấn/năm đi vào hoạt động 12.2017; Nhà máy NPK công nghệ hóa học của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP công suất 250.000 tấn/năm đi vào hoạt động từ năm 2018 (được xây dựng từ trước năm 2014); Nhà máy SOP Phú Mỹ khởi công xây dựng năm 2015 công suất SOP 20.000 tấn/năm. Tổng công suất giai đoạn này 380.000 tấn/năm.

Nhằm giảm thiểu khí phát thải nhà kính, góp phần vào mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ tại COP26, các loại phân bón hiệu quả cao (Enhanced-Efficiency Fertilizers EEF) như phân đạm giải phóng chậm, có kiểm soát… là những sản phẩm được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, nước ta hoàn toàn thiếu các mặt hàng này, lý do khi mặt hàng phân bón không bị áp thuế dẫn đến các doanh nghiệp phân bón nội địa không mặn mà đầu tư thêm dây chuyền mới. Vì khi đầu tư sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của máy móc, thiết bị… dẫn tới tăng tổng mức đầu tư, giảm hiệu quả đầu tư.

- Doanh nghiệp phân bón sản xuất nội địa liệu có phải đang phải cạnh tranh thiếu công bằng với phân bón nhập khẩu, thưa ông?

- Theo Luật Thuế 71, phân bón nhập khẩu không có thuế GTGT, điều này có lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài khi xuất khẩu phân bón sang Việt Nam và cũng phát sinh những bất cập khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.

Nguyên nhân là các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước phải cạnh tranh về giá bán khi gánh chịu chi phí thuế GTGT, trong khi lại không áp dụng với mặt hàng nhập khẩu cùng loại. Trong trường hợp áp dụng thuế suất thuế GTGT với phân bón thì phân bón nhập khẩu cũng phải chịu thuế GTGT và ngân sách Nhà nước sẽ thu được toàn bộ khoản thu này.

- Ở cương vị đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, theo ông, chính sách thuế cần sửa đổi như thế nào để mặt hàng phân bón được như mong muốn của người nông dân?

- Nhìn chung, bà con nông dân mong muốn có phân bón có chất lượng tốt, ổn định, giá cả phù hợp, hậu mãi tốt, có độ tin cậy cao, thương hiệu có uy tín, truyền thống. Phân bón trong nước có chất lượng tốt, ổn định và hậu mãi tốt, chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm liên quan đến năng suất, chất lượng của nông sản chắc chắn chiếm được cảm tình của bà con nông dân.

Để góp phần tháo gỡ những bất cập nêu trên, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, góp phần thúc đẩy bền vững của ngành sản xuất phân bón trong nước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị đề xuất sửa đổi áp dụng mức thuế suất GTGT 5% thay cho quy định hiện nay.

Lợi ích lớn nhất là bà con nông dân sẽ được hưởng lợi lâu dài khi doanh nghiệp phân bón trong nước sản xuất ổn định, có hiệu quả; từ đó có điều kiện hạ giá thành, giảm giá bán tới tay bà con nông dân. Nông dân mua phân bón sản xuất trong nước với giá thấp hơn do các nhà sản xuất nội địa được hoàn thuế GTGT đầu vào và giá thành sản xuất giảm. Nông dân mua phân bón nhập khẩu với giá cao hơn do phân bón nhập khẩu phải chịu thuế GTGT 5%. Tuy nhiên, sản lượng phân bón nhập khẩu thấp hơn phân bón sản xuất trong nước nên về tổng thể vẫn có lợi hơn cho người tiêu dùng.

Theo một số nhà tài chính, chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%, nhìn một cách tổng thể đối với lợi ích xã hội sẽ góp phần tăng ngân sách Nhà nước, thông qua các khoản thu thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động đang làm việc trong ngành phân bón.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD
Kinh tế

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD

Ngày 9.4, tại Thủ đô Washington (Hoa Kỳ), hãng Hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt – Mỹ.

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án
Doanh nghiệp

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án

Ngày 09.04.2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình đồng hành kiến tạo không gian sống đẳng cấp cho cư dân và mở ra cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt, ưu đãi vượt trội cho khách hàng mua nhà tại các dự án do Vạn Phúc phát triển, đặc biệt là tại Khu đô thị Vạn Phúc City, TP. Thủ Đức.

Tập trung sản xuất điện mùa khô
Doanh nghiệp

Tập trung sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, tháng 4 sẽ tập trung cao độ cho việc bảo đảm sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, cụ thể là bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,559 tỷ kWh.