Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Nhờ EVFTA, xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tăng gấp 3 lần

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 7,16 tỷ USD, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực đều ghi nhận tăng trưởng bứt phá, trong đó tôm mang về giá trị xuất khẩu cao nhất với 2,8 tỷ USD, tiếp đến là cá tra với 1,46 tỷ USD. Dự báo, năm 2024, xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2023.

Theo VASEP, hiện Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 thị trường, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường mà Việt Nam có các FTA song phương và đa phương. Cụ thể, khu vực thị trường Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chiếm khoảng 25% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tiếp đến là thị trường châu Âu với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chiếm khoảng 10%. Thị trường Hàn Quốc với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chiếm khoảng 9%.

grab5e1d7thuy-san-803.png
Ngành thủy sản được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA

Đến nay Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Cục Thủy sản, cho biết, thời gian qua các FTA đã tạo chuyển biến rất tích cực đối với toàn bộ hoạt động ngành thủy sản. Để tuân thủ được quy định trong các FTA về bảo tồn, bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái; khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lợi thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, ngành thủy sản đã tập trung vào việc nâng cao năng lực về quản trị trên toàn chuỗi giá trị. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt là bảo đảm truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản.

Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA thế hệ mới cũng tạo động lực đẩy nhanh hiện đại hóa ngành thủy sản, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư khép kín chuỗi sản xuất...

Đối với các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng, sản xuất thủy sản, các FTA cũng đã tạo ra tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Sở Công Thương Cà Mau cho biết, tỉnh xác định nuôi trồng, khai thác thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và những năm qua, xuất khẩu thủy sản chiếm 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tăng gấp 3 lần, đây là dấu hiệu rất tích cực mà các FTA mang lại.

Sớm hình thành hệ sinh thái FTA

Tuy vậy, các chuyên gia nhận định, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa của các FTA. Để tận dụng tốt hơn nữa các ưu đãi từ FTA, Phó Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh, ngoài vấn đề đầu vào, con giống, đơn hàng, thông tin thị trường… thì xây dựng thương hiệu là việc doanh nghiệp và cả ngành thủy sản phải chú trọng, nỗ lực đẩy mạnh.

Theo ông Nam, câu chuyện xây dựng thương hiệu sẽ gắn với quyết định mua hàng của nhà bán lẻ hay chi phối và quyết định nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Thực tế, người tiêu dùng thường mua hàng hóa có thương hiệu để biết được nguồn gốc, chất lượng hàng hóa. Do đó, ngành thủy sản phải tiếp tục nỗ lực xây dựng thương hiệu từ trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu, từ người nuôi trồng, đến chế biến, xuất khẩu… Tuy nhiên, việc này không thể làm trong ngày một ngày hai, mà cần có quá trình, do đó rất cần sự đồng hành của các bộ, ngành liên quan cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, ông Nam đề xuất.

Khi tham gia FTA có nhiều thách thức cần giải quyết, nhưng có những việc bộ, ngành, doanh nghiệp không thể tự giải quyết một mình mà cần một hệ sinh thái, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, nói. Ông cho biết, Bộ Công Thương đang được giao thực hiện xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA. Trong hệ sinh thái FTA này có hai cấu phần cơ quan quản lý và cấu phần doanh nghiệp - đây là "linh hồn" vận hành các ý tưởng, kế hoạch. Bộ đang lấy ý kiến các chủ thể, doanh nghiệp, địa phương để xem tính khả thi và những vấn đề nào cần triển khai. Trước mắt, Bộ sẽ làm thí điểm ở một số khu vực, ngành hàng; nếu mô hình thành công thì việc xử lý những khó khăn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Liên quan đến việc thành lập hệ sinh thái FTA cho các ngành hàng, trong đó có thủy sản, đại diện VASEP cho biết rất đồng tình ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng mô hình này, góp phần sớm giải quyết dứt điểm những bài toán khó khăn của ngành. Các địa phương, doanh nghiệp thủy sản cũng mong muốn hệ sinh thái FTA này sớm vận hành để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam.

Thị trường

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee
Thị trường

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee

Luôn ấp ủ quan niệm: “Không có cà phê đặc biệt, chỉ có những con người đặc biệt làm cà phê với cả lòng tận tâm”, năm 2013, “quán cà phê công xưởng đầu tiên” của Là Việt Coffee chính thức ra đời tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt – vùng nguyên liệu cà phê Arabica tốt nhất của Việt Nam.

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB
Thị trường

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28.02.2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.

Khuyến công đã từng bước hỗ trợ có hiệu quả, huy động được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thị trường

Công tác khuyến công phải gắn với xúc tiến thương mại

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định, thời gian tới phải gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cơ sở công nghiệp nông thôn.