Đóng hơn 300 triệu đồng vào bảo hiểm Manulife, sau 5 năm không phát sinh quyền lợi, khách hàng "dừng trước hạn" chỉ nhận về 60 triệu đồng

5 năm sau khi mua bảo hiểm Manulife, đến lúc không còn đủ tiền để đóng, khi muốn tất toán hợp đồng số tiền khách hàng nhận về còn rất thấp. 

Giá trị hoàn lại "bốc hơi" 80%

Vừa qua Báo Đại biểu Nhân dân tiếp nhận nhiều thông tin liên quan đến việc khách hàng trót mua bảo hiểm nhân thọ và phải duy trì đóng nhiều năm với số tiền lớn khiến nguồn lực kinh tế của gia đình bị suy kiệt đến mức không thể duy trì phải bỏ dở giữa chừng.

Đáng nói, có nhiều trường hợp éo le do không tìm hiểu kỹ khi mua nên đã mua phải sản phẩm không đúng như mong muốn cũng như phù hợp với tình hình tài chính của bản thân và gia đình. Dẫn đến, dù cố gắng "nhịn ăn, nhịn mặc" để dành tiền đóng hàng trăm triệu bảo hiểm trong nhiều năm nhưng không phát sinh quyền lợi dẫn đến lãng phí vô ích một lượng tiền lớn, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Trường hợp chị N.Y (Hà Nội) cho biết, chị có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với Công ty TNHH Manulife (Việt Nam).

5783b4a526bf9ee1c7ae-1693.jpg
Hợp đồng bảo hiểm Manulife với nhiều sản phẩm khác nhau

Cụ thể, cuối năm 2019, chị N.Y đã ký hợp đồng mua hai gói bảo hiểm nhân thọ của Manulife, gồm “Manulife - Chắp cánh tương lai ưu việt” và “Manulife - Điểm tựa đầu tư”. Đầu năm 2020, theo lời mời của nhân viên đại lý bảo hiểm, chị Y tiếp tục mua thêm sản phẩm “Manulife - Hành trình hạnh phúc - Gia tăng bảo vệ”.

Tổng giá trị các gói bảo hiểm này, đóng theo năm, là khoảng 60 triệu đồng, và sau 5 năm, chị Y đã đóng hơn 300 triệu đồng. Theo thông tin ở hợp đồng “Manulife - Điểm tựa đầu tư” thể hiện, hợp đồng của chị Y có thời hạn đóng phí đến năm 2077, tức là kéo dài 58 năm tính từ thời điểm bắt đầu hợp đồng, đồng nghĩa với việc chị Y đã gần 90 tuổi.

Theo chị N.Y, do hiện tại không đủ khả năng để tiếp tục đóng phí bảo hiểm nên chị đã tất toán hợp đồng. Điều khiến chị Y cảm thấy xót xa là sau khi chấm dứt hợp đồng, số tiền chị nhận được sau 5 năm tham gia chỉ còn khoảng 60 triệu đồng, mất đến hơn 200 triệu đồng trong tổng số tiền đã đóng.

Dễ nhận "trái đắng" khi không chọn đúng loại bảo hiểm phù hợp

Hiện tại, chị Y đã tiến hành đăng ký thanh lý hợp đồng bảo hiểm đối với hai sản phẩm "Manulife - Chắp cánh tương lai ưu việt" và "Manulife - Điểm tự đầu tư". Riêng hợp đồng "Manulife - Hành trình hạnh phúc - gia tăng bảo vệ" chỉ còn lại giá trị thanh lý ở mức vài trăm nghìn đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-10-28-luc-144650.png
anh-chup-man-hinh-2024-10-28-luc-144706.png
Văn bản từ chối chi trả trợ cấp của Manulife gửi khách hàng

Đáng chú ý, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, chị N.Y bức xúc chia sẻ về việc Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) từ chối giải quyết quyền lợi trợ cấp nằm viện của mình. Theo chị Y, mặc dù đã cung cấp đầy đủ giấy tờ bệnh viện sau 10 ngày điều trị nội trú, Manulife vẫn không thực hiện chi trả trợ cấp do không trong danh mục các bệnh đã quy định.

"Khi tư vấn mua bảo hiểm, nhân viên đại lý Manulife không hề đề cập đến các loại bệnh lý cụ thể sẽ bị từ chối chi trả quyền lợi mà chỉ nhấn mạnh những quyền lợi như thương tật, tử vong, tai nạn…", chị Y cho biết thêm.

Một trường hợp khác, anh T (35 tuổi, trú tại Hà Nội) cho biết, năm 2019, anh có mua bảo hiểm nhân thọ cho hai con gái của bảo hiểm Aviva nay là bảo hiểm MVI Life thuộc Manulife.

Quá trình mua bảo hiểm, anh T đã không tìm hiểu kỹ và không được tư vấn kỹ về việc gói bảo hiểm mình mua chỉ chi trả khi người mua nằm viện, còn đi khám sẽ không chi trả.

Trong 3 năm sau khi mua bảo hiểm, do trẻ nhỏ thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp nên T thường xuyên phải cho con đi khám chữa, tốn khoảng 40 triệu đồng nhưng các loại bệnh này lại không phải nằm viện nên anh T không được chi trả bất cứ quyền lợi nào.

Thất vọng với gói bảo hiểm mình mua không mang lại lợi ích nào mà chỉ tốn thêm tiền, anh T đã dừng đóng bảo hiểm sau khi đã đóng 90 triệu đồng, số tiền anh nhận là khoảng 9 triệu đồng, đồng nghĩa với việc đã mất trắng 90% số tiền đã đóng.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp người mua bảo hiểm nhân thọ do không tìm hiểu kỹ nên đã tự "mua dây buộc mình" dẫn đến việc phải đóng rất nhiều tiền cho Công ty bảo hiểm nhưng không nhận được lợi ích gì và kết quả phải chịu thiệt hại do dừng hợp đồng sớm. Đây cũng là bài học để khách hàng tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi xuống tiền tham gia bất cứ một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nào.

Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.