Đạo đức cách mạng - di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng ta

TS. Đặng Duy Báu

Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - “đạo đức” Người nói ở đây chính là đạo đức cách mạng.

“Căn bản” của đạo đức cách mạng là ở “chuẩn mực đạo đức”

Một trong những nội dung về Đảng của chủ nghĩa Mác-Lenin và cũng là thực tiễn cuộc cách mạng về đạo đức đó là đạo đức cộng sản. Theo V.Lenin: “Đạo đức cộng sản là giúp xã hội loài người thoát khỏi ách bóc lột lao động. Đó là góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột, góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản sáng tạo ra xã hội mới”. V.Lenin cho rằng, chuẩn mực đạo đức cộng sản của đảng viên là có đủ tư cách, phẩm chất xứng đáng là người lãnh đạo nhân dân, là tấm gương đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng vì giá trị tốt đẹp của con người và của xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và sáng tạo nội dung đạo đức đó trên nền giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người đã đề ra và xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Người khẳng định vai trò và sự nghiệp của Đảng chỉ có thể xác lập, duy trì, phát triển được là do có trí tuệ sáng suốt, tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, tổ chức chặt chẽ trên nền tảng đạo đức cách mạng. Người chỉ rõ, đạo đức cách mạng là gốc - “cây không có gốc thì cây héo”; là nguồn - “sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn”, là căn bản bởi “không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi được việc gì”.

“Căn bản” của đạo đức cách mạng là ở “chuẩn mực đạo đức”. Đó là phẩm chất cần có của người cán bộ, đảng viên; là thang giá trị, là thước đo để đánh giá, xem xét tố chất đạo đức cán bộ, đảng viên; là định hướng để tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng là thành viên của đảng cách mạng chân chính. Không đáp ứng được những chuẩn mực đó tất yếu đảng viên sẽ rơi vào suy thoái làm mất niềm tin của dân và sa sút ý chí chiến đấu - yếu tố quyết định đến vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.

Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những phẩm chất cơ bản của người cách mạng trong các mối quan hệ: với mình, với người và với công việc. Trong quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chính quyền mới, Người đã bổ sung và nêu rõ nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng. Người yêu cầu người cách mạng phải hội tụ đủ các phẩm chất: Trung với nước, hiếu với dân, ra sức làm việc cho Đảng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người, tất cả vì dân; có tinh thần quốc tế trong sáng. Đồng thời, Người cũng cảnh báo thiếu hoặc yếu một phẩm chất sẽ dẫn đến sai lầm, thất bại. Muốn vậy, người cách mạng phải rèn luyện, bồi đắp không ngừng phẩm chất cách mạng “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Tấm gương về đạo đức cách mạng của người cộng sản

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tấm gương về đạo đức cách mạng của người cộng sản, đó là nền tảng tinh thần, là giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chính tấm gương và tư tưởng đạo đức của Người đã góp phần rất quan trọng để các thế hệ cán bộ, đảng viên tin tưởng và làm theo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng chế độ mới; đời sống đạo đức mới. Tuy vậy, sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay dù đã đạt được những tựu to lớn, toàn diện nhưng cũng đang đứng trước những thử thách lớn tác động sâu sắc đến đạo đức xã hội nói chung, trong đó có đạo đức cán bộ, đảng viên.

Vấn đề xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu, chưa tương xứng với tầm quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm bức xúc trong dư luận. Tình trạng xuống cấp đạo đức đang làm ô uế danh dự, vô liêm sỉ là điều rất đáng lo ngại, hơn thế nó còn được che đậy bản chất với lớp bọc ngụy trang tinh vi bằng mọi thủ đoạn.

Sự suy thoái đạo đức do nhiều nguyên nhân, trước hết và quan trọng nhất là ở sự rèn luyện tu dưỡng, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên cùng với các biện pháp thiếu quyết liệt, đồng bộ của tổ chức và cơ quan quản lý. Cơ chế thị trường cùng với sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội cùng với sự giao thoa nhiều luồng văn hóa trong điều kiện hội nhập và phát triển của công nghệ có tác động đến nội bộ. Điều đó đã đặt ra yêu cầu mới và cao hơn đối với Đảng ta với tư cách là Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền. Để giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; để Đảng xứng đáng là đạo đức, là văn minh, là hiện thân cao quý của lương tâm và phẩm giá của con người và dân tộc Việt Nam; để nâng tầm vị thế đất nước trên trường quốc tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải đi đầu, gương mẫu và tiên phong trong cuộc chiến đấu mới, phải thật sự có đạo đức, có trí tuệ trên nền tảng và những di sản về đạo đức Hồ Chí Minh.

Hy sinh phấn đấu phục vụ nhân dân - gốc của chuẩn mực đạo đức

Theo đó, trước tiên mỗi cán bộ, đảng viên phải cần nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xem đây là trách nhiệm và đòi hỏi nội tại của mỗi cán bộ, đảng viên. Việc phát huy tính tự giác, chủ động bồi đắp nâng cao đạo đức cần phải trở thành nhu cầu rèn luyện để không tự đánh mất mình trước cám dỗ danh vọng, tiền tài; là yếu tố căn cốt tạo nên sự vững bền của việc xây dựng Đảng về đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã cảnh báo nguy cơ của Đảng cầm quyền là: “Hủ hóa tư tưởng, chia rẽ, kiêu ngạo, coi khinh nhân dân, sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Cho nên trong xã hội đang biến đổi mạnh mẽ hiện nay, chủ động tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái ngay từ trong cán bộ, đảng viên và trong nội bộ Đảng trở thành một yêu cầu thiết thực trong việc học tập và làm theo lời Bác. Lúc này đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải giữ tâm sáng, bản lĩnh vững vàng, nhạy cảm chính trị, tỉnh táo vượt qua chính mình, giữ vững liêm sỉ và nhân cách văn hóa trước mọi cám dỗ để xứng đáng với Đảng quang vinh và niềm tin yêu của Nhân dân.

Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên phải phù hợp với điều kiện mới, tư duy mới trên nền tảng truyền thống văn hóa tốt đẹp và cốt cách của người người cộng sản. Đó là tận trung với Tổ quốc; tận hiếu với nhân dân; thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; dân chủ, sáng tạo, trung thực, cầu tiến bộ…

Phải xem việc hy sinh phấn đấu phục vụ nhân dân là gốc của chuẩn mực đạo đức. Cần nâng cao dân trí, bồi dưỡng văn hóa chính trị, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt, đồng thời dân chủ, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Khuyến khích và tôn trọng sự giám sát của dân; không tự kiêu, xa lánh, vô cảm, lên mặt quan cách mạng; mà phải động viên cho dân “mở mồm ra”, tiếp thu thành khẩn những điều dân góp ý, nói đi đôi với làm và làm gương trước dân.

Các tầng lớp nhân dân đi theo Đảng, tin vào Đảng trước hết thông qua hành động và tấm gương của mỗi cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy, nội dung quan trọng trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay cần hết sức quan tâm và đặt lên hàng đầu, đó là tiếp tục rèn luyện, củng cố, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đảng ta rất tự hào có được Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Người là tấm gương trong sáng về đạo đức và tư cách của người cộng sản. Di sản quý giá đó có ý nghĩa rất quan trọng và cần được phát huy trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay để Đảng ta tiếp tục giữ vững uy tín và niềm tin trong nhân dân, đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng trong điều kiện mới nhằm thực hiện thành công khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.

Một số tiết mục tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. Ảnh: Lâm Hiển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Đảng là đạo lý và trí tuệ Việt Nam

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay, tối thiểu về phương diện đổi mới tư duy và tổ chức thực tiễn, nổi bật 10 loại vấn đề mang tính quy luật và quy luật chính trị mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản và cấp bách cần giải quyết.