Tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước mặt trái của không gian mạng

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Những cuộc “cách mạng màu” trên thế giới

Thực tế cho thấy, việc lợi dụng công đoàn để lật đổ chính quyền sở tại đã từng xảy ra trên thế giới. Vào những năm 80 của thế kỷ XX ở Ba Lan, bọn cơ hội chính trị và phản động đã thành lập tổ chức “Công đoàn đoàn kết Ba Lan” đi ngược lại lợi ích và phá hoại phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Ba Lan, dẫn đến việc Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan mất vai trò lãnh đạo và sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa tại Ba Lan.

Những năm qua, việc dùng công đoàn làm cách mạng, lật đổ chính quyền đã có biến tướng thành “Cách mạng màu”, “Cách mạng đường phố”. Điều này cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm của nó có thể lớn hơn rất nhiều và vượt xa mọi sự tưởng tượng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024

Phân tích các cuộc “Cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” xảy ra ở các nước: Philippines (năm 1983), Tiệp Khắc (năm 1989), Nam Tư (năm 2000), Grudia (năm 2003), Cưrơgưxtan (năm 2005), Libăng (năm 2005), Iran (năm 2009), Tuynidi (năm 2010), Ai Cập (năm 2011), Maidan (2014), Hồng Kông (năm 2014) và ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi: Lybia, Xyri, Angiêri, Yêmen, Marốc, Gioócđani, Arậpxêút, Ôman, Irắc… thấy đều có các biểu hiện giống nhau.

Các cuộc cách mạng nổ ra đều có kịch bản na ná nhau. Đó là, lợi dụng những sự kiện, sự việc nào đó rồi thông qua mạng xã hội để kích động biểu tình dưới chiêu bài “giương cao ngọn cờ dân chủ”.

Ngay sau khi chính quyền sở tại loay hoay giải quyết các vấn đề bất ổn phát sinh thì người dân trong nước bị lôi kéo, bị cuốn vào các buổi tuần hành, biểu tình. Ngay lập tức bọn “cơ hội chính trị” đứng lên và nhận lời hứa của Chính phủ nước ngoài. Điều kiện đặt ra là lật đổ chính quyền hiện tại thì chế độ mới sẽ được tài trợ, đầu tư để tái thiết, người dân sẽ được hưởng đến những điều tốt đẹp nhất. Thực tế thì đó chỉ là những miếng “bánh vẽ” để phong trào bùng phát mạnh hơn, phát triển thành bạo động. Khi nhà nước sở tại đã mất đi quyền kiểm soát tuyệt đối thì đất nước sẽ rơi vào tình thế ly tán, bạo loạn, chiến tranh xảy ra...

Thực tế những cuộc “Cách mạng màu”, “Cách mạng đường phố” đều diễn ra theo kịch bản giống nhau. Lợi dụng những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quản lý bộ máy; lợi dụng nạn tham nhũng hoặc cáo buộc bầu cử gian lận, thiếu dân chủ; lợi dụng quyền lợi người lao động không được bảo đảm; các thế lực phản động, đối lập đã thổi phồng những bất ổn xã hội và bức xúc trong nhân dân về dân chủ, nhân quyền để tạo ra các xung đột giữa người dân và Chính phủ. Mâu thuẫn này không được kiểm soát đã dẫn đến biểu tình đường phố, bạo loạn và thậm chí xung đột bằng vũ khí gây thương vong cho nhiều người dân thường. Từ những nguyên nhân này mà nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện những đợt “Cách mạng màu”, “Cách mạng đường phố”, hậu quả của nó là hết sức nguy hiểm, khiến cho các hoạt động kinh tế bị tê liệt, gây bất ổn về trật tự xã hội.

Mục đích của cuộc “cách mạng màu” là các thế lực bên ngoài đã lợi dụng những mâu thuẫn về sắc tộc - xã hội - tôn giáo nhằm câu kết với những đối tượng đối lập, “kẻ cơ hội chính trị” trong nước vạch kế hoạch, thực hiện đấu tranh, dưới chiêu bài hứa hẹn tạo ra Chính phủ mới tốt đẹp hơn, ảo tưởng về một xã hội văn minh hơn. Không đơn thuần là lôi kéo, dụ dỗ người thiếu hiểu biết, thành phần bất mãn chính trị, mà còn có sự tham gia của thanh niên trí thức cấp tiến, được huấn luyện tổ chức, tập dượt và được đầu tư về vật chất, tài chính.

Đẩy người lao động vào thế khó

Ở nước ta cũng từng xảy ra những sự kiện đáng chú ý và mang những nét cơ bản, tiêu biểu là của hoạt động “Công đoàn độc lập” và “Cách mạng màu”.

Ngày 2.5.2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 được đến khu vực biển cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng của Việt Nam) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía Nam. Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Đoàn người biểu tình tại Caracas, Venezuela vào tháng 8.2024
Đoàn người biểu tình tại Caracas, Venezuela vào tháng 8.2024

Trong khi Quân đội, Công an và các lực lượng chức năng đang ra sức đấu tranh trên thực địa; trong khi Đảng, Nhà nước đang tích cực đấu tranh bằng ngoại giao thì ở một vài nơi trong nước xuất hiện một số cuộc tuần hành, biểu tình. Đặc biệt, các cuộc tuần hành tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam… vào ngày Chủ nhật.

Từ chiều tối ngày 12.5, tiếp đó là trong các ngày 13, 14.5.2014, nhiều công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh bỏ việc và biểu tình tuần hành phản đối Trung Quốc. Trong đó, tại Bình Dương, trà trộn vào công nhân, một số người đã gây hấn, đập phá các công ty của người Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, kể cả Nhật Bản, gây hỗn loạn cục bộ ở vài nơi.

Trong vụ việc này, có nhiều công ty nước ngoài bị đập phá, đốt cháy; nhiều nơi xảy ra tình trạng trộm cắp tài sản; hiện tượng các phần tử xấu kích động công nhân phá hoại tài sản, bỏ việc, xuống đường biểu tình xảy ra khá phổ biến ở các công ty, khu công nghiệp… Một số chiến sĩ công an bị thương khi làm nhiệm vụ, chủ yếu do các đối tượng quá khích dùng gạch đá ném. Trong các vụ bạo động này, đã xảy ra tình trạng chết người và nhiều người bị thương.

Sau vụ việc, nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp phải ngưng hoạt động dài hạn, do nhà xưởng, máy móc, thiết bị bị hư hỏng, mất mát. Một số doanh nghiệp cũng đã chấm dứt hoạt động tại Việt Nam. Nhiều đối tượng quá khích và có hành vi vi phạm pháp luật đã bị xử lý. Chính quyền các địa phương phải thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ công nhân bị mất việc và các doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động gây ra.

Lợi dụng con bài không bảo đảm quyền lợi người lao động

Lâu nay, các thế lực chống đối trong nước và quốc tế chưa khi nào từ bỏ con đường và mục tiêu xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, việc lợi dụng con bài không bảo đảm quyền lợi của người lao động được chúng hết sức chú trọng và đề cao.

Gần đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đưa ra một phóng sự truyền hình trong đó có những con số dẫn chứng về tình trạng thất nghiệp của người lao động trẻ tuổi. Chúng cho rằng, việc người lao động Việt Nam ào ạt đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài đã chứng minh và cho thấy chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam bị thất bại, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là lai căng, giả tạo, không hiệu quả.

Nguy hiểm hơn khi chúng lợi dụng những vi phạm trong bảo vệ quyền của người lao động ở các doanh nghiệp, các công ty để chứng minh rằng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động được thành lập theo Bộ Luật Lao động chỉ là công cụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cố tình lờ đi các hoạt động đấu tranh quyền lợi người lao động mà thay vào đó là bảo vệ giới chủ, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp người nước ngoài đang làm ăn tại Việt Nam.

Ở nước ta, quyền làm việc của người lao động được quy định cụ thể. Tuy nhiên, khi muốn đưa một thông tin đả phá Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của người lao động yếu kém, các thế lực thù địch liền lợi dụng các vi phạm của doanh nghiệp trong sử dụng lao động và mức lương của người lao động để chứng minh công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lờ đi để doanh nghiệp không ký hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng để dễ trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu
Chính trị

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo, kiến tạo đường hướng không gian phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) sáng nay, 25.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có những cơ hội và thách thức đan xen. Bằng tác phẩm và thông qua các tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người đã ươm trồng hạt giống về cái đẹp về lòng nhân ái và sự nhân văn cao cả, gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tự tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo về kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Sáng 25.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát nhằm bảo đảm sửa đổi, bổ sung phải là những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có khả năng triển khai thực hiện ngay để giải quyết các khó khăn, ách tắc hiện nay nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật

Sáng 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Ảnh Hồ Long
Chính trị

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Sáng 25.4, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.