Tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước mặt trái của không gian mạng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Lòng yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác-Lênin

Giai cấp công nhân Việt Nam được xuất hiện sau khi thực dân Pháp tổ chức đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX). Điều đáng nói là sự ra đời của phong trào công nhân gắn chặt với sự thành lập và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khác rất lớn so với phong trào công nhân ở các nước trên thế giới.

4.jpg
Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chúc mừng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam. Ảnh: Xuân Hùng

Thời điểm đó, hàng loạt công trường xây dựng đường bộ, đường sắt, bến cảng, nhà máy khai thác mỏ, đồn điền ở Việt Nam được mở đã biến những nông dân thuần khiết thành công nhân. Họ làm việc cật lực mười mấy giờ trong ngày và bị đối xử như nô lệ để làm giàu cho chủ người Pháp và thực dân. Vì mất tự do, bị bóc lột mà không biết kêu ai, không được bất cứ tổ chức nào bảo vệ nên căm hờn chất cao hơn núi. Trong điều kiện phong trào giải phóng dân tộc của các sĩ phu lâm vào thoái trào, tương lai của công nhân Việt Nam lúc đó thật mịt mù. Dù có một vài hành động bãi công, bãi khóa nổ ra tự phát nhưng cuối cùng đều bị giới chủ và thực dân Pháp nhấn chìm. Những phản kháng yếu ớt không đi đến đâu.

3.jpg
Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tới thăm, chúc mừng Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh: Xuân Hùng

Mấy chục năm sau, phong trào công nhân Việt Nam được nhen nhóm và phát triển nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin dẫn đường do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước. Ngày 28.7.1929, theo Quyết định của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị đại biểu Công hội Đỏ Bắc kỳ họp lần thứ Nhất (tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội). Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành lâm thời gồm 6 ủy viên, do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Hội nghị đã thông qua Chương trình, Điều lệ, phương hướng hoạt động và quyết định xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn). Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.

Từ khi ra đời đến khi thành lập Đảng (ngày 3.2.1930), Công hội Đỏ (tiền thân của Công đoàn Việt Nam) đóng vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, cung cấp cán bộ cho phong trào cách mạng và phát triển phong trào công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công hội Đỏ của giai cấp thợ thuyền Việt Nam cùng với các tổ chức quần chúng khác của nông dân, trí thức, các nhà công thương… đã trở thành lực lượng quần chúng rộng khắp cùng góp sức đấu tranh giành nền độc lập. Đây cũng là một nguyên nhân để Đảng ta khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dựa trên 3 yếu tố đó là lòng yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Luôn bảo vệ quyền lợi người lao động

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam trở thành người chủ của đất nước. Từ đây và suốt những giai đoạn lịch sử cách mạng sau này, Công đoàn trở thành tổ chức chính trị - xã hội của chế độ mới. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Công đoàn có vai trò là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học XHCN của công nhân và người lao động. Đến năm 1957, Quốc hội thông qua và Nhà nước công bố ban hành Luật Công đoàn số 108-SL/L10, trong đó quy định: Công đoàn là tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân tự nguyện lập ra. Tất cả những người lao động chân tay và lao động trí óc làm công ăn lương, đều có quyền gia nhập Công đoàn (Điều 1).

Trải qua thời gian, qua các giai đoạn phát triển, Công đoàn Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình, đóng góp rất lớn vào công cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. Năm 2012, Quốc hội, Nhà nước ban hành Luật Công đoàn, trong đó tại Điều 1, Luật Công đoàn năm 2012 và Điều 10, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm của Công đoàn trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, là một tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn xuất hiện khi giới công nhân biết ý thức về sức mạnh tập thể và biết chăm lo bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Công đoàn phát triển theo sự lớn mạnh của giai cấp công nhân.

Những căn cứ trên đã cho thấy, Công đoàn Việt Nam không bao giờ không đứng về phía công nhân, người lao động, ngay cả từ lúc còn sơ khai, là điểm tựa trong phong trào cách mạng từ khi chưa thành lập chính Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến khi giành được chính quyền và trong cả thời kỳ đổi mới. Dù có những yếu tố lịch sử riêng, nhưng những chức năng cơ bản của công đoàn là bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Với nguồn gốc lịch sử ra đời và phát triển như vậy đã tạo nên đặc điểm riêng của Công đoàn Việt Nam. Theo đó, Công đoàn Việt Nam là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Trong đó, mối quan hệ với thiết chế chính trị được xác lập như sau: Với Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn chịu sự lãnh đạo, chỗ dựa vững chắc của Đảng. Là trung gian nối liền quần chúng, công nhân, viên chức, lao động với Đảng đồng thời tích cực bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, người lao động. Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau đồng thời Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động. Với tổ chức chính trị-xã hội khác, theo quy định của Hiến pháp, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh công, nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động.

Ấm nghĩa trọn tình Công đoàn

Năm 2024 vừa tròn 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. 95 năm trước, vào ngày 28.7.1929, tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam; là hạt nhân vận động, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ cách mạng vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá: “Thời gian qua, tổ chức công đoàn đã có nhiều đột phá, đổi mới cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động. Cùng với sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn, giai cấp công nhân được bổ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng; các cấp công đoàn đã chăm lo bồi dưỡng và giới thiệu hàng vạn công nhân, viên chức, lao động ưu tú để Ðảng, Nhà nước xem xét, bổ nhiệm, đề bạt vào các vị trí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp”.

Thực tiễn đã chứng minh, tổ chức Công đoàn Việt Nam có những đóng góp tích cực, to lớn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là trong thời điểm người lao động và doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại như dịch bệnh, thiên tai... Công đoàn Việt Nam đã kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn dần ổn định cuộc sống.

Hoạt động công đoàn ngày càng được đổi mới theo hướng tích cực, hiệu quả hơn, thích ứng nhanh và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người lao động. Những ngày hội việc làm được tổ chức công đoàn các địa phương triển khai thường xuyên, thu hút nhiều nhà tuyển dụng cũng như người lao động, nhằm kết nối tạo ra nhiều công ăn việc làm tăng thêm thu nhập cho người lao động.. Vấn đề nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động được liên đoàn lao động nhiều địa phương quan tâm sâu sắc.

Không chỉ chăm lo đời sống vật chất, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn quan tâm đời sống tinh thần cho công nhân và người lao động. Các hội diễn văn nghệ, giải thi đấu thể thao quần chúng… thường xuyên được tổ chức tạo không khí phấn chấn và tăng cường tình đoàn kết, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Phong trào thi đua lao động giỏi từ các cấp cơ sở được chú trọng. Công nhân và người lao động cũng thường xuyên được khám sức khỏe định kỳ và được phát thuốc miễn phí... Tất cả những hoạt động ý nghĩa này giúp cho người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vai trò cũng như uy tín của tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng được khẳng định rõ rệt, bởi đây là tổ chức chính thống với tôn chỉ mục đích hoạt động rõ ràng là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân và người lao động..

Niềm tin, chỗ dựa tinh thần vững chắc

Quá trình hoạt động, ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu trong phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước từ khi ra đời đến nay…

Trong những năm đổi mới, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát động nhiều phong trào thi đua với sự chuyển biến tích cực, huy động hàng triệu lượt người tham gia. Đơn cử như phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”, cuộc vận động thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; đặc biệt đã gắn chặt các chỉ tiêu thi đua yêu nước với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Động viên, cổ vũ đoàn viên, người lao động đăng ký hoàn thành các phong trào thi đua với giá trị làm lợi hàng chục ngàn tỷ đồng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

p1.jpg
Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh

Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham gia xây dựng, hoàn thiện 15 báo cáo thực thi Công ước quốc tế, đề xuất nâng mức lương tối thiểu tăng 25,34% cho người lao động. Công đoàn Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình lớn chăm lo về chính sách, vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động, như: Chương trình “Tết sum vầy” hỗ trợ 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động, với tổng số tiền hơn 28 nghìn tỷ đồng; chương trình “Mái ấm Công đoàn” giúp hơn 14 nghìn đoàn viên, người lao động được xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hỗ trợ hơn 500 tỷ đồng; chương trình “Phúc lợi đoàn viên” được các cấp công đoàn ký kết thỏa thuận hợp tác ưu đãi giá cho 6,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được hưởng lợi tổng số tiền 1.400 tỷ đồng.

Những hình ảnh xúc động trong bão lũ, dịch bệnh, trong lúc khó khăn, hoạn nạn… cho thấy công đoàn là “mái nhà chung” ấm áp, nghĩa tình, luôn đồng hành, giúp đỡ, sẻ chia với đoàn viên, người lao động. Đó chính là sứ mệnh cao cả của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong suốt 95 năm qua, nhân lên những điều tử tế, tốt đẹp trong cuộc sống. Đó chính là niềm tin, chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Từ đây, sẽ tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.

Một số tiết mục tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. Ảnh: Lâm Hiển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Đảng là đạo lý và trí tuệ Việt Nam

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay, tối thiểu về phương diện đổi mới tư duy và tổ chức thực tiễn, nổi bật 10 loại vấn đề mang tính quy luật và quy luật chính trị mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản và cấp bách cần giải quyết.