Xây dựng văn hóa trong Đảng:

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới" diễn ra đầu năm nay, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu vấn đề, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là hồn cốt của văn hóa trong Đảng.

Đạo đức cách mạng là gốc rễ của văn hóa trong Đảng

Tham luận tại Hội thảo, đại diện Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, PGS.TS Lê Thị Thục nêu vấn đề, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không đề cập trực tiếp đến khái niệm “văn hóa Đảng” hay “văn hóa trong Đảng”, nhưng qua di sản tư tưởng mà Người để lại có thể hình dung đạo đức cách mạng là gốc rễ của văn hóa trong Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần II, tháng 2.1951

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần II, tháng 2.1951

Người luôn coi đạo đức là nền tảng cốt lõi trong xây dựng văn hóa Đảng. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 5, tr. 292).

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

PGS.TS Lê Thị Thục nêu rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi văn hóa là sự kết tinh của đạo đức, trí tuệ và phong cách. Đề cao vai trò của văn hóa với tinh thần “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Người khẳng định, văn hóa phải thấm sâu vào mọi lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động của Đảng. Đảng phải thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Đảng là “đạo đức”, “văn minh”, vì Đảng là một tổ chức chính trị chân chính, trung thành với lợi ích của nhân dân, của dân tộc, của đất nước với tinh thần yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý và chính nghĩa; chính là ở hành động dũng cảm, hy sinh, một lòng, một dạ trung thành của đảng viên với Đảng, với Nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh với tinh thần “tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết”, đại diện Học viện Chính trị khu vực II, ThS. Nguyễn Thị Anh khẳng định.

Đảng là “đạo đức”, “văn minh” vì Đảng luôn biết tu dưỡng, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trước những biến đổi của thế giới và trong nước; vì sự tin cậy, hy vọng của Nhân dân, “Chúng ta tin tưởng ở đảng, chúng ta thấy ở đó trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta” (V.I. Lênin Toàn tập) và vì “một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 672).

Đảng càng văn minh, nhân văn, càng phải lấy văn hóa làm nền tảng

“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - đây chính là giá trị phổ quát, đặt ra yêu cầu cho các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu để Đảng ta luôn là biểu trưng cho đạo đức, văn hóa, lương tâm, danh dự của cả dân tộc. Khẳng định điều này, Chủ tịch Hội đồng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS.TS Mai Đức Ngọc nêu rõ, đây là cơ sở để Nhân dân tin yêu Đảng, ủy thác vai trò lãnh đạo chính trị đối với sự nghiệp cách mạng cho Đảng.

Nhận thức rằng đạo đức và trí tuệ chính là hai thành tố cơ bản của văn hóa, với tầm nhìn của người sáng lập và rèn luyện Đảng, giữ cương vị Chủ tịch Đảng trong suốt 18 năm (1951 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã nêu ra yêu cầu phải thực hành văn hóa Đảng nói chung và xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng nói riêng. Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng không chỉ mang tính cách mạng, khoa học, gắn với tư duy của một nhà chính trị, người cộng sản Việt Nam đầu tiên mà còn mang đậm tính nhân văn, gắn với tình cảm của một danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025

“Vì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nền tảng cho mọi công việc nên đương nhiên văn hóa cũng là nền tảng cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng - bộ phận tiên tiến nhất, tích cực nhất, tiên phong nhất, ưu tú nhất trong xã hội. Đảng càng văn minh, nhân văn, càng phải lấy văn hóa làm nền tảng”, PGS.TS Mai Đức Ngọc khẳng định.

Cũng theo PGS.TS Mai Đức Ngọc, một đảng phải có văn hóa, đạo đức mới có thể lôi kéo, tạo được niềm tin nơi quần chúng, qua đó giúp nâng cao, tăng cường năng lực lãnh đạo và vị thế cầm quyền của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 16). Đạo đức chính là yếu tố làm nên sức hấp dẫn của một học thuyết cách mạng và đảng cách mạng. Đặc biệt, khi chủ nghĩa xã hội chưa trở thành hiện thực, thì sức hấp dẫn của nó được thể hiện qua đạo đức và lý tưởng cao đẹp của những người cộng sản “bằng xương, bằng thịt”. Văn hóa và đạo đức của người cán bộ, đảng viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của Đảng trước Nhân dân.

Đáng lưu ý, Đảng là tổ chức có sứ mệnh “cầm lái”, dẫn đường, lãnh đạo nên phải hoạch định được đường lối chiến lược đúng đắn, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có trí tuệ lớn. Không có trí tuệ thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng nặng nề và vẻ vang. Nhận rõ điều đó, trong đào tạo, huấn luyện cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu ra yêu cầu cán bộ phải đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên, hồng thắm, chuyên sâu.

Muốn có trí tuệ thì bắt buộc phải tự giác và tích cực học tập. Người thường nhấn mạnh: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình... Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 356) và “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ... Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 333). Đối với đảng cầm quyền, sự yếu kém về trí tuệ còn dẫn tới nguy cơ sai lầm về đường lối, gây phương hại tới tương lai của toàn thể dân tộc chứ không chỉ với nội bộ Đảng.

Có thể thấy, văn hóa thẩm thấu, tác động đến mọi mặt của công tác xây dựng Đảng, từ việc xác định đúng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị quyết; xây dựng đạo đức của mỗi cán bộ, đảng viên đến việc xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy đồng bộ, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Yếu tố văn hóa góp phần giúp cán bộ, đảng viên nhận diện được đâu là chân giá trị, thức tỉnh lương tâm, phân biệt được đúng sai để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ và hoàn thiện nhân cách.

Ngược lại, việc coi nhẹ yếu tố văn hóa sẽ làm cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng dễ lệch chuẩn, sai phạm ở một số tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng là yếu tố nền tảng, sức mạnh nội sinh bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng văn hóa trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu tất yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, cầm quyền trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là nền tảng để nâng cao năng lực lãnh đạo, củng cố niềm tin của Nhân dân và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

Chính trị

Đoàn công tác do Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Quảng Nam.
Sự kiện nổi bật

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Nam

Tối 24.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (28.3.1930 – 28.3.2025) diễn ra tại Quảng trường trung tâm thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam).

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Đoàn khảo sát
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG

Chiều 24.3, tại TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục chương trình làm việc, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty Cổ phần VNG phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố
Sự kiện nổi bật

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Ngày 24.3, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội (22.1.1975 - 22.1.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.