Bài cuối: Tầm nhìn, thực lực, tư tưởng, chủ kiến và hành động năm 2026 tiến vào kỷ nguyên mới

vc1.jpg

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930-3.2.2025)

Bài cuối: Tầm nhìn, thực lực, tư tưởng, chủ kiến và hành động năm 2026 tiến vào kỷ nguyên mới


TS. Nhị Lê
Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản


Vấn đề thứ chín cần quan tâm là phát triển và bảo đảm môi trường cầm quyền chính pháp, chính tín, dân chủ trong nước và sự hòa mục quốc tế bền vững chiến lược của Đảng.

Toàn bộ sự cầm quyền của Đảng phải nhằm bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước; và mọi sự phát triển đều phải nhằm tới bảo đảm sự ổn định cao hơn về chính trị - xã hội làm tiền đề, nền tảng vững chắc tiếp tục nâng cao chất lượng cầm quyền của Đảng ngang tầm quy mô, tốc độ và chiều sâu của công cuộc xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đó là sứ mệnh cầm quyền của Đảng trong công việc xử lý các mối quan hệ lớn; là tiền đề và môi trường để Đảng rèn luyện, không ngừng nâng mình lên một cách toàn diện.

Phải là tấm gương mẫu mực về gìn giữ, phát huy dân chủ và pháp quyền XHCN, trở thành tiền đề, rường cột và sự mẫu mực cho các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm pháp luật thượng tôn. Nhà nước tiếp tục chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản trị kiến tạo, bảo đảm về mặt pháp lý để các tổ chức đảng, trước hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng và đội ngũ đảng viên tiên phong gương mẫu thực thi Hiến pháp, chính sách, pháp luật vừa với tư cách là những người lãnh đạo hoạch định chính sách, pháp luật, giám sát, kiểm tra hoạt động của Nhà nước vừa là những người thực thi một cách mẫu mực, phản biện minh bạch và dân chủ. Đồng thời, Nhà nước kiểm soát chính những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên của Đảng trong bộ máy nhà nước theo khuôn khổ pháp luật với phương châm thật sự “quốc pháp vô thân”, không có đặc quyền đặc lợi trong thực thi và chấp hành pháp luật. Các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân giám sát đội ngũ đảng viên, cán bộ.

Phát triển và bảo vệ môi trường pháp lý hiện đại, dân chủ, minh bạch về vị thế và trách nhiệm cầm quyền. Mỗi tổ chức đảng phải là một tấm gương, môi trường mẫu mực, trong sáng về thực hành dân chủ trong hệ thống chính trị, là tiền đề thực thi dân chủ toàn xã hội.

Đảng tự chỉnh đốn, tự đổi mới mình, ngày càng trở thành tinh hoa dân tộc, cầm quyền theo Hiến pháp, pháp luật một cách khoa học và chính danh, chính thực, chính năng, chính tín của công việc lãnh đạo, cầm quyền.

Xây dựng và phát triển niềm tin chính trị chiến lược của bạn bè, đồng chí quốc tế. Đó chính là hiện thân phát triển môi trường cầm quyền bảo đảm tính chính danh, chính tín của Đảng trong chủ động, tích cực hội nhập quốc tế hiện nay và tương lai, với tư cách là đảng chính trị duy nhất chính pháp lãnh đạo đất nước.

Thứ mười là đề phòng, đẩy lùi, hóa giải nguy cơ đối với sự cầm quyền của Đảng.

Như bất cứ một thực thể chính trị nào khác, Đảng phải luôn đối mặt và chủ động hóa giải các nguy cơ đối với sự phát sinh, đe dọa vị thế và trọng trách cầm quyền.

Đầu tiên là nguy cơ chệch hướng trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối chính trị sẽ cáo chung về vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng. Nó đòi hỏi sự tiên liệu đúng đắn trong tổng kết nghiêm khắc về thực tiễn cầm quyền, sự phát triển độc lập, sáng tạo với tinh thần cầu thị, tự phê bình trong xây dựng, phát triển lý luận cầm quyền và sự dũng cảm chính trị về trọng trách cầm quyền. Tình trạng cơ hội chính trị, a dua chính trị, thực dụng chính trị... trong một bộ phận cán bộ, đảng viên giữ trọng trách trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ở các cấp, của hệ thống chính trị.

Hai là, nguy cơ buông lỏng, làm trái những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Tình trạng bảo thủ, trì trệ, vừa đổi mới vô nguyên tắc về lý luận chính trị, trong hoạch định đường lối chính trị; tình trạng cố tình làm biến dạng đường lối chính trị, dưới mọi hình thức trong việc thực hiện; nhân danh đổi mới, sáng tạo một cách vô nguyên tắc, cố tình làm sai lạc việc hoạch định và thực hiện đường lối chính trị phải được tiên liệu, đẩy lùi.

Nguyên tắc tập trung dân chủ bị lợi dụng, cắt xén hoặc che đậy mưu đồ cá nhân và hành động phá rối hoặc vô hiệu hóa tổ chức; đối phó với cấp trên, cô lập và vô hiệu hóa cấp dưới, rắp mưu xây dựng “bầu trời riêng” với “tôn ti riêng”... Nguyên tắc tự phê bình và phê bình bị biến thành “vũ khí” mưu đồ thao túng nội bộ Đảng... Điều lệ của Đảng là pháp luật của Đảng bị biến thành “thanh kiếm phường chèo” biến không ít tổ chức đảng thành “sứ quân”, tạo nên nạn bè phái hoặc “hữu danh vô thực” hoặc bị tê liệt.

Ba là nguy cơ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó đáng lo ngại là người đứng đầu suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, băng hoại về phẩm hạnh và lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đặc biệt nạn tham nhũng, lãng phí, nhất là tham nhũng quyền lực đang là “giặc nội xâm”; chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa dân túy gieo hiểm họa “tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ” đang làm xói mòn địa vị cầm quyền và phá vỡ năng lực cầm quyền của Đảng.

Bốn là nguy cơ xa rời cơ sở xã hội - chính trị của Đảng. Tình trạng đảng viên sống và làm việc như “bề trên” quan liêu, cách bức với cơ sở, xa lạ với nhân dân... đang khiến họ tự đánh mất vị thế, vai trò cầm quyền và tự băng hoại. Nếu tổ chức đảng xa rời chỗ đứng trên nền nhân dân, không sống trong lòng nhân dân sẽ không còn xứng đáng là “đứa con nòi của giai cấp lao động”, nhất định thất bại và tất yếu đổ vỡ.

Năm là nguy cơ vừa cát cứ, cục bộ, vừa phân ly, phá vỡ thống nhất, mà một số người đứng đầu là sự “kết tụ” dưới đủ hình thức và cấp độ, tẩy trừ “lợi ích nhóm” và những “nhóm lợi ích” làm phân rã Đảng. Tệ tự cho mình đồng nhất tổ chức đảng với người đứng đầu bộ máy đảng… đang phá hoại sự thống nhất trong Đảng, làm phân rã Đảng về mặt tư tưởng, tổ chức đang vô hình thủ tiêu vai trò, sức mạnh cầm quyền của Đảng.

t1.jpg

Sau 40 năm Đổi mới, lịch sử đang thách thức và hối thúc Việt Nam trỗi dậy. Chúng ta không thể không chuẩn bị tầm nhìn và thực lực, tư tưởng và tâm lý, chủ kiến và hành động năm 2026 tiến vào kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu: “Tìm con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.

Đây là thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ thách thức mọi giới hạn phát triển bằng tầm viễn kiến chiến lược mới, với nghệ thuật xử lý thời cơ; bằng cải cách hệ thống bộ máy và vận hành bằng cơ chế phù hợp, trung tâm là kiểm soát và cân bằng quyền lực thông qua hệ thể chế đồng bộ, phù hợp và hiệu quả ở tất cả các phương diện (chính trị, kinh tế, xã hội…), đối với mọi tổ chức của hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể), ở mọi quy mô, cấp độ và mỗi con người; bằng phương thức mới tập hợp lực lượng đông đảo; bằng động lực phát triển mới với hệ chính sách thực thi tổng thể, phù hợp, thống nhất, đồng bộ và đủ mạnh… nhằm tạo ra tốc độ phát triển vượt bậc, toàn diện với quy mô và chất lượng mới trong sự phát triển của thế giới, tầm nhìn năm 2045.

Diễn đạt một cách hình ảnh, kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, bằng nắm lấy thời cơ, xuất phát từ chính mình, với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt, không thể rụt rè, do dự hay chờ đợi, cầu toàn, vì sự hùng cường và danh dự đất nước, nhịp bước cùng thời đại trong tầm nhìn năm 2045.

Trên nền móng truyền thống đất nước, 95 năm dưới ngọn cờ của Đảng, trước thềm kỷ nguyên mới, nắm chắc, phát triển và thực thi đồng bộ những vấn đề có tính quy luật và quy luật đó, cơ hội lớn phát triển quốc gia sẽ mở ra, thực lực mới đất nước sẽ vững chãi vượt lên.

Qua đó, Đảng tiếp tục tôi luyện, khẳng định và bảo đảm vị thế cầm quyền tất yếu, năng lực cầm quyền khoa học với bản lĩnh cầm quyền cách mạng, gánh vác và chịu trách nhiệm lịch sử - pháp lý - nhân văn cầm quyền xứng đáng trước Nhân dân và dân tộc, ngang tầm yêu cầu phát triển mới của đất nước, ngang tầm thời đại.

Nó đòi hỏi về nghệ thuật xử lý thời và thế, mở tầm viễn kiến chiến lược, hoạch định quyết sách chính trị đúng đắn, tập hợp lực lượng đông đảo, tìm tòi hệ giải pháp thực thi phù hợp, đồng bộ và đủ mạnh, tạo ra tốc độ phát triển vượt bậc của đất nước trong sự phát triển của thế giới.

Hơn lúc nào hết, cần nắm chắc nguyên tắc chỉ đạo gồm 10 chữ: Vận Đảng - Thế Nước - Lòng Dân - Bốn phương hòa mục.

Và, hơn lúc nào hết, cần nắm lấy 8 chữ làm phương châm hành động: Đảng cương - Quốc pháp - Quốc bảo Nhân dân.

Tất cả vun đắp mục tiêu 16 chữ: Dân tộc tự tôn - Quốc gia tự cường - Mỗi người tự trọng - Tổ quốc phồn vinh.

Lịch sử và thời gian không chờ đợi!

Đó là thời cơ lớn nhưng cũng là thử thách khắc nghiệt vị thế, vai trò, năng lực, trọng trách lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay và trong kỷ nguyên mới, phát triển Việt Nam, nhịp bước cùng thời đại.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.

Một số tiết mục tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. Ảnh: Lâm Hiển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Đảng là đạo lý và trí tuệ Việt Nam

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay, tối thiểu về phương diện đổi mới tư duy và tổ chức thực tiễn, nổi bật 10 loại vấn đề mang tính quy luật và quy luật chính trị mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản và cấp bách cần giải quyết.