CPI tháng 2 tăng 1,04%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng cao chủ yếu do Tết Nguyên đán Giáp Thìn khiến nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân nhiều hơn cộng thêm giá gạo, xăng dầu, gas cũng tăng theo xu thế quốc tế.

9 nhóm hàng đẩy CPI tháng 2 tăng

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29.2, CPI tháng 2.2024 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12.2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.

Vụ trưởng Vụ Thống kê giá Nguyễn Thu Oanh cho biết, nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao dịp Tết Nguyên đán; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 2 tăng.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá, 2 nhóm hàng giảm giá. Cụ thể, chỉ số giá giao thông tăng mạnh nhất 3,09%, làm CPI chung tăng 0,3%. Trong đó, chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 15,48% do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết (giá vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 151,75%; giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 39,07%; vận tải hành khách kết hợp tăng 7,29%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 5,7%). Chỉ số giá xăng, dầu cũng tăng do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước. Dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 2,47% do chi phí nhân công và nhu cầu tăng trong dịp cuối năm; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,86%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,52%....

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đứng thứ 2, với chỉ số giá tăng 1,71%. Lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình đều tăng so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng cao, tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng thịt lợn, thuỷ hải sản tươi sống, rau, quả… Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,8% so với tháng trước. Nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng mạnh khiến giá rượu bia tăng 1,17%; thuốc hút tăng 0,56%; đồ uống không cồn tăng 0,33%.

Ngoài ra, chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% so với tháng 1.2024 do nhu cầu mua sắm, du xuân dịp Tết Nguyên đán tăng. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác; nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình; may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế đều tăng giá. Hai nhóm hàng giảm giá là bưu chính viễn thông, giáo dục.

Bên cạnh các yếu tố khiến CPI tăng, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra các yếu tố làm giảm CPI trong 2 tháng đầu năm. Đó là, chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông bình quân 2 tháng giảm 1,45% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được tung ra thị trường một thời gian. Nhóm giáo dục giảm 0,42% so với tháng trước (tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,48%.

Lạm phát cơ bản tăng 0,49%

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25.2, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.037,18 USD/ounce, tăng 1,11% so với tháng 1. Lý giải điều này, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, cho rằng nguyên nhân do các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ sau chiến dịch tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, nhu cầu mua vàng cũng đang tăng trước những căng thẳng địa chính trị kéo dài và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Những yếu tố rủi ro trên đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn. Trong nước, nhu cầu mua vàng lấy may trong ngày thần tài cũng góp phần đẩy giá vàng tăng 2% so với tháng trước và tăng 4,6% so với tháng 12.2023. Như vậy, giá vàng trong nước đã tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái và bình quân 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 16%.

Về tỷ giá, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết giá USD đã tăng sau khi Mỹ công bố số liệu lạm phát tháng 1 cao hơn dự kiến cùng với đó các nhà đầu tư tiếp tục dự báo FED sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 3. Tính đến ngày 25.2, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 103,86 điểm và tăng 0,7% so với tháng 1.  Trong nước, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 25.115 VNĐ/USD. Như vậy, chỉ số giá USD trong tháng 2 đã tăng 0,4% so với tháng 1 và tăng 0,9% so với tháng 12.2023 đồng thời tăng tổng cộng xấp xỉ 4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng quan, lạm phát cơ bản tháng 2 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%). Điều này chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Thị trường

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.