Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu:

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Cần có quy định ngăn chặn "thầu tặc"

Các ĐBQH đều tán thành xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Ảnh: Nghĩa Đức

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Ảnh: Nghĩa Đức

Tán thành với những sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý, cần nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội để sửa đổi các luật kịp thời, cập nhật theo đúng yêu cầu của cuộc sống bởi có một số nội dung được đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và một số phiên gần đây chưa được cập nhật vào dự thảo Luật này.

Từ một số phiên đấu thầu rất “gay cấn” xảy ra thời gian gần đây, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong những trường hợp này, trách nhiệm của người tổ chức đấu thầu phải được nâng cao, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, có hiện tượng đầu cơ, bỏ thầu thì cần báo cáo ngay với cơ quan chức năng để dừng phiên đấu thầu.

“Tại sao vẫn tổ chức đấu thầu xuyên đêm, với mức giá bỏ thầu tăng lên rất vô lý, có dấu hiệu đầu cơ? Vì sao có những hiện tượng bất thường mà người tổ chức không dừng phiên đấu thầu để tổ chức lại hoạt động này?”. Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các cơ quan cần phối hợp nghiên cứu, rà soát để bổ sung quy định về trách nhiệm người tổ chức đấu thầu, góp phần hạn chế những hiện tượng tiêu cực xảy ra.

Bên cạnh những phiên đấu thầu đất đai, mỏ vật liệu thường được đẩy giá lên, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong xây dựng cơ bản cũng có những trường hợp hạ giá xuống một cách vô lý. Trong những trường hợp này, nếu không áp dụng giải pháp công nghệ, thi công đặc biệt mà giá được hạ quá thấp thì cần xem lại, vì không bảo đảm chất lượng công trình, không bảo đảm yêu cầu của chúng ta.

Nêu thực tế này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu để bổ sung quy định giúp ngăn ngừa tình trạng đẩy giá lên quá cao và hạ giá xuống quá thấp; đồng thời, bổ sung quy định khi phát hiện dấu hiệu bất minh thì người tổ chức cần có quyền dừng phiên đấu thầu. "Khi sự việc xảy ra rồi khắc phục hậu quả là rất khó".

Nhấn mạnh “đấu thầu là lành mạnh, là phương thức đúng để lựa chọn nhà đầu tư bảo đảm chất lượng, có năng lực thực hiện”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, để đáp ứng những yêu cầu này thì phải cụ thể hóa bằng các tiêu chí trong Luật, văn bản hướng dẫn, qua đó giúp xử lý vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần phối hợp nghiên cứu bổ sung quy định để ngăn chặn xảy ra những hiện tượng nêu trên. Rõ ràng một tấn cát đắt hơn một tấn xi măng là rất vô lý nên chúng ta phải chủ động ngăn ngừa những hiện tượng này.

toan-canh.jpg
Các ĐBQH tại tổ 5 thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Ảnh: Thanh Hải

Cũng nêu đòi hỏi trong thực tế thực hiện pháp luật về đấu thầu, ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) cho biết, ngay tại Hà Nội, báo chí đã nêu rất nhiều các phiên đấu giá thâu đêm suốt sáng, mà mới nhất là phiên đấu giá tại Hà Đông ghi nhận mức đấu giá cao đến mức 262 triệu đồng/m2. Rõ ràng ở đây có dấu hiệu bất thường và nguy cơ trả giá cao, bỏ cọc là rất cao. Bộ Tài nguyên Môi trường đã kiểm tra ở huyện Thanh Oai và thấy có tới 56/68 lô đất trúng giá rất cao nhưng người trúng thầu đấu giá cao này không thể nộp tiền và có dấu hiệu bỏ cọc.

“Đấu giá không thực chất sẽ trở thành công cụ để lũng đoạn và thị trường buôn bán trở thành nơi để trục lợi. Chúng ta cần phải nghiêm trị”. Nhấn mạnh vấn đề này, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị, trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu này cần tăng giá đặt cọc để tránh “thầu tặc”; tăng tiền đặt cọc theo từng vòng đấu, theo lũy tiến để buộc người đấu giá phải cân nhắc khi bỏ cọc; có chế tài mạnh để cấm các doanh nghiệp này tiếp tục đấu giá trên các lĩnh vực.

Cần cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoáng sản

ĐBQH Vương Quốc Thắng (Quảng Nam) cho biết, tại Điều 15 dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đang quy định “điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, điều chỉnh phương án quản lý về địa chất, khoáng sản”. Nội dung này liên quan đến quy trình điều chỉnh quy hoạch cục bộ, phương án quản lý và thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.

ĐBQH Vương Quốc Thắng (Quang Nam) phát biểu. Ảnh: Thanh Hải

ĐBQH Vương Quốc Thắng (Quang Nam) phát biểu. Ảnh: Thanh Hải

Do đặc thù của lĩnh vực khoáng sản, cần có cơ chế điều chỉnh linh hoạt để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đại biểu Vương Quốc Thắng đề nghị, tại nội dung về sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch cần xem xét, quy định cho phép điều chỉnh cục bộ đối với các nội dung của quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản (như thay đổi, chỉnh lý tên khu vực khoáng sản, tên loại khoáng sản, tài nguyên, trữ lượng, tọa độ điểm khép góc, công suất sau khi thăm dò nâng cấp tài nguyên, trữ lượng...).

Trong nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung của Luật Quy hoạch đã bổ sung Điều 54a đề cập đến quy trình điều chỉnh quy hoạch theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, đại biểu Vương Quốc Thắng đề nghị, tiếp tục xem xét, bổ sung Điều 54a theo hướng quy định rõ việc điều chỉnh thông thường 5 năm một lần thì thực hiện như Luật Quy hoạch; việc điều chỉnh theo trình tự rút gọn được thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định bởi Luật Quy hoạch nhưng riêng đối với nội dung điều chỉnh quy hoạch thì cần căn cứ theo pháp luật chuyên ngành.

Tại khoản 2, Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Luật Quy hoạch về chi phí cho hoạt động quy hoạch có quy định “chi phí lập, thẩm định, điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch; thẩm định; đánh giá; điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sử dụng nguồn chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước". ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) đề nghị bổ sung cụm từ “và các nguồn vốn hợp pháp khác” vào dự thảo Luật, tức là cả ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Bởi, việc cho phép lồng ghép các nguồn vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước trong trường hợp huy động được các nguồn vốn hợp pháp khác.

sung-a-lenh.jpg
ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) phát biểu. Ảnh: Thanh Hải

Các ĐBQH cũng cho ý kiến với dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đã hứa trước Quốc hội thì phải có cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện

"Các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng. Việc gì đã chín, đã rõ thì Quốc hội thông qua, không cầu toàn, không nóng vội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 30.10. 

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội
Chính trị

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội

Đề cập việc ông chủ Tập đoàn Nvidia đến Việt Nam rất sớm nhưng lại xây dựng trung tâm dữ liệu AI ở Indonesia; hay mới đây, Google quyết định đầu tư 1 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu ở Thái Lan, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng, để không đánh mất cơ hội như thế, phải hỗ trợ các nhà đầu tư nhanh nhất.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Thời sự Quốc hội

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Tiếp cận hài hòa, bảo đảm lợi ích lâu dài nhà nước và doanh nghiệp

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 30.10, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Thời sự Quốc hội

Tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm

Việc quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ tối thiểu 3 năm là dài đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường. Do vậy, cần xem xét rút ngắn xuống còn 2 năm.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình, bước đi phù hợp với quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc quy định các sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay các cá nhân trên sàn này khiến các sàn thương mại điện tử tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân công thực hiện. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp và lộ trình bước đi phù hợp khi quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sửa đổi Luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra và giám sát.

Thảo luận tổ 15 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tăng phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm và năng lực thực hiện

Thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) chiều 29.10, nhiều ĐBQH nêu rõ, việc tăng cường phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như năng lực quyết định nguồn lực thực hiện của các cấp trong chủ trương đầu tư.

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho hoạt động đầu tư công, vì sử dụng nguồn chi thường xuyên cho nhiệm vụ này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác từ nguồn chi này của cơ quan, đơn vị.