Thảo luận tại tổ 8 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

fe7d8f1e4534fd6aa425.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 8 chiều 29.10

Chiều 29.10, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum (Tổ 8) thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (dự thảo 1 luật sửa 7 luật).

Làm rõ “trường hợp thật sự cần thiết”

Phát biểu tại phiên họp, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) cho rằng, đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải sửa đổi Luật Đầu tư công để hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan nhằm tối ưu hóa, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Góp ý các nội dung cụ thể, đại biểu Đào Chí Nghĩa dẫn khoản 1, Điều 5 dự thảo Luật quy định: “Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án xem xét, quyết định theo thẩm quyền…”.

“Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo, bổ sung làm rõ nội dung “trường hợp thật sự cần thiết” là những trường hợp nào để các địa phương thống nhất trong triển khai Luật”, đại biểu Đào Chí Nghĩa đề xuất.

36dcc074335e8b00d24f.jpg
ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) phát biểu tại phiên họp tổ

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đưa điểm a và điểm b khoản 1, Điều 6 về “dự án có cấu phần” và “dự án không có cấu phần” về “Điều 4. Giải thích từ ngữ” để nhất quán trong dự thảo Luật.

Đồng thời, bổ sung lĩnh vực “đối ngoại” vào danh mục ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công tại khoản 1, Điều 7 để bảo đảm tính bao quát và thống nhất với quy định tại khoản 17 Điều 4 của dự thảo Luật về các dự án đầu tư khẩn cấp.

Đáng chú ý, tại dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chính phủ đề xuất điều chỉnh về tiêu chí mức vốn để xác định dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, B, C. Trong đó, tiêu chí vốn để xác định dự án quan trọng quốc gia tăng 3 lần; tiêu chí vốn đối với các dự án nhóm A, B, C tăng 2 lần so với quy định hiện hành.

Theo đại biểu Đào Chí Nghĩa, cơ quan soạn thảo nên cân nhắc điều chỉnh mức vốn dự án quan trọng quốc gia cũng tăng khoảng 2 lần so với quy định hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các nhóm dự án.

Không giao Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư dự án thực hiện trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên

Về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án, dự thảo Luật quy định: Trường hợp dự án thực hiện địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên do UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản, các UBND cấp tỉnh liên quan có trách nhiệm thống nhất phương án giao 1 UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án, báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện (khoản 2, Điều 30).

“Tôi đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án - như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương”, đại biểu Đào Chí Nghĩa nêu rõ.

Đồng thời, đại biểu đề nghị không giao thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư dự án thực hiện trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên do UBND cấp huyện là cơ quan chủ quản.

Bởi trong thực tiễn, việc quyết định đầu tư các dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh thời gian vừa qua hầu như rất thuận lợi, chưa phát sinh khó khăn, vướng mắc. Điều này khác với các dự án đặc thù được Trung ương giao cho UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản.

Bên cạnh đó, nếu quy định như dự thảo Luật thì khi tổ chức thực hiện sẽ phát sinh nhiều vấn đề mà Chủ tịch UBND cấp huyện được giao quyết định đầu tư dự án rất khó giải quyết hiệu quả các vấn đề có liên quan như: công tác bảo đảm an ninh, trật tự, giải quyết an sinh xã hội, hỗ trợ, chuyển đổi nghề… cho người bị ảnh hưởng bởi dự án.

Góp ý với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, phạm vi sửa đổi Luật Đầu tư công lần này tương đối lớn, trong đó, luật hóa một số cơ chế chính sách đặc thù đang thực hiện ở các địa phương như Đà Nẵng, Nghệ An, Khánh Hòa. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ chưa đánh giá tác động mà mới chỉ có đánh giá sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện các chính sách này.

“Trong khi đó, để luật hóa một chính sách cần đánh giá tác động hết sức kỹ lưỡng. Vì vậy, Chính phủ cần bổ sung đánh giá đầy đủ tác động và nên xem xét thông qua dự thảo Luật này theo quy trình 2 Kỳ họp”, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị.

6071b1087b22c37c9a33.jpg
ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Đề xuất của đại biểu Tô Văn Tám nhận được sự đồng tình của ĐBQH Trương Thị Ngọc Ánh (Cần Thơ).

Từ thực tiễn điều hành, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) quan tâm đến Điều 64 của dự thảo Luật quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

“Theo quy định hiện hành, đơn vị sự nghiệp công lập làm gì (đầu tư, sửa chữa nhỏ - PV) từ 1 tỷ đồng trở lên đều phải xin Bộ phê duyệt. Cái này rất vất vả, kẹt dữ lắm luôn. Nếu quy định như Điều 64, theo đó, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư phải lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm trình Bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp trực tiếp quản lý thì sẽ khó cho các đơn vị và mất nhiều thời gian”.

73c6e8802daa95f4ccbb.jpg
ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Chỉ rõ thực tế nêu trên, đại biểu Nguyễn Thanh Phương đề nghị, dự thảo Luật nên quy định dự án bao nhiêu tỷ đồng trở lên mới trình cấp trên phê duyệt. Ví dụ, tiêu chí dự án nhóm C của ngành giáo dục là 90 tỷ đồng thì dưới mức này không cần trình cấp trên phê duyệt.

Thông tin thêm với các đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh (ĐBQH TP. Cần Thơ), cho biết, giai đoạn 2011 - 2016, "cả nước có khoảng 23 nghìn dự án dù tổng tiền đầu tư công lúc đó rất ít, không nhiều như bây giờ".

“Không có hành lang pháp lý chặt chẽ thì cấp nào cũng quyết định chủ trương đầu tư được, song nguồn lực không bảo đảm nên công trình, dự án dở dang. Có tỉnh nhỏ nhỏ có tới nghìn dự án con con, mỗi năm bố trí vài chục triệu, vài trăm triệu đồng, dự án kéo dài cả chục năm, dẫn đến đầu tư công rất kém hiệu quả”, Chủ nhiệm UB Lê Quang Mạnh cho biết.

Vì thế, Luật Đầu tư công năm 2019 ra đời nhằm mục tiêu cao nhất lúc bấy giờ là kiểm soát chặt chẽ việc quyết định các dự án đầu tư, làm sao tập trung, chống dàn trải, có trọng điểm. Sau đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2021 chỉ còn 11 nghìn dự án và nhiệm kỳ này chỉ còn 5.000 dự án trên phạm vi cả nước nhưng tổng vốn đầu tư công cao hơn rất nhiều so với trước. Điều này cho thấy hiệu quả, sự tập trung và kết quả đạt được của Luật Đầu tư công là rất đáng kể.

5320d254187ea020f96f.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh (ĐBQH TP. Cần Thơ) phát biểu tại phiên thảo luận

Giai đoạn hiện nay, vấn đề nổi lên lớn nhất của đầu tư công là giải ngân chậm. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân đầu tư công và đáp ứng sự linh hoạt trong cuộc sống, Chính phủ trình dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều nội dung quan trọng, bao gồm 5 nhóm vấn đề lớn, nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; đơn giản hóa trình tự, thủ tục và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về ý kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Phương, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Mạnh cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 138/2024/NĐ-CP ngày 24.10.2024 quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng, tối đa không quá 15 tỷ đồng/nhiệm vụ.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan

Sáng nay, 9.4 giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) và thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân với bà con cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8.4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Sáng 8.4, tại trụ sở làm việc các cơ quan của Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hoà

Chiều 8.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hoà về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh Hồ Long
Chính trị

Bám sát thực tiễn cuộc sống, kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh

Như Báo ĐBND đã đưa tin, chiều nay, 8.4, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính để chuẩn bị các nội dung báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 44, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Trà Vinh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Trà Vinh

Ngày 8.4, tại TP. Trà Vinh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Trà Vinh, Trường Đại học Trà Vinh, Công ty cổ phần dược phẩm TV. PHARM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan

Ngày 8.4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính

Chiều 8.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính để chuẩn bị cho các nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn

Phát biểu trước đông đảo doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, với tiềm năng to lớn và tinh thần hợp tác chân thành, doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên một tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn. Dư địa hợp tác để cùng phát triển giữa hai nước còn rất lớn, trong đó có các tiềm năng về đầu tư, kinh tế, thương mại, du lịch… cần được khai thác mạnh mẽ hơn nữa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Hoàn thiện cơ chế thống nhất chỉ huy, huy động lực lượng ứng phó tình trạng khẩn cấp

Sáng 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự sinh hoạt chuyên đề của Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự sinh hoạt chuyên đề của Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp

Sáng 8.4, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tổ chức sinh hoạt chuyên đề về bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và những khuyến nghị, nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc
Chính trị

Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế

Sáng 7.4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.